Niềng răng invisalign là gì? Ưu, nhược điểm và chi phí

Hầu hết mọi người khi muốn cải thiện nụ cười của mình đều nghĩ tới phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, với niềng răng trong suốt invisalign không sử dụng bất cứ một mắc cài hoặc dây kim loại nào, hàm răng của bạn có thể thoải mái, đẹp và thẳng hàng chính xác trong khi tính thẩm mỹ trong quá trình điều trị vẫn được đảm bảo.

Niềng răng trong suốt invisalign là gì?

Niềng răng trong suốt Invisalign

Invisalign là một phương pháp điều trị chỉnh nha làm thẳng hàng răng mà không cần sử dụng đến mắc cài kim loại.
Trong quá trình điều trị theo phương pháp invisalign, khung trong suốt được chế tạo riêng, bao phủ răng của bạn và nhẹ nhàng kéo chúng về vị trí thích hợp theo thời gian. Bởi vì niềng răng Invisalign có thể tháo lắp dễ dàng nên có thể được tháo ra trong 1 khoảng thời gian ngắn nếu bệnh nhân có nhu cầu.

Ưu, nhược điểm của niềng răng invisalign?

Ưu điểm

Niềng răng invisalign có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp niềng răng truyền thống.

  • Bộ khay chỉnh răng được thiết kế trong suốt, rất ít gây chú ý
  • Có khả năng di chuyển răng về vị trí mong muốn một cách chính xác hơn so với niềng răng truyền thống.
  • Dễ dàng cho việc duy trì sức khỏe răng miệng hơn. Bạn hoàn toàn có thể tháo bỏ tạm thời khay niềng invisalign sau đó đánh răng và dùng chỉ nha khoa như bình thường để loại bỏ các mảng bám trên răng.
  • Niềng răng invisalign đem lại cảm giác dễ chịu hơn nhiều so với mắc cài kim loại, đặc biệt, không gây kích ứng răng hoặc nướu của bạn.
  • Invisalign giúp bạn tiết kiệm thời gian đến phòng khám để thay và điều chỉnh dây cung như các phương pháp niềng răng khác.
Niềng răng invisalign dễ dàng tháo lắp
Niềng răng invisalign dễ dàng tháo lắp

Nhược điểm

  • Chi phí cao
  • Bắt buộc phải đeo khay niềng invisalign trong ít nhất 22 giờ mỗi ngày, chỉ tháo ra để ăn, uống hoặc đánh răng. Việc kéo dài thời gian bỏ niềng có thể khiến quá trình điều trị của bạn kéo dài hơn hoặc kém hiệu quả hơn.
  • Khay niềng cũng dễ bị ố vàng, vì vậy bạn cần làm sạch và duy trì vệ sinh răng miệng thường xuyên và tránh đồ uống như rượu vang hoặc cà phê.

Những trường hợp phù hợp niềng răng invisalign?

Cả thanh thiếu niên và người lớn đều có thể sử dụng niềng răng invisalign. Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp cần thu hẹp khoảng cách giữa các răng, điều trị tình trạng răng hô, răng chen chúc,…

Những sai lệch thuộc về khớp cắn bao gồm

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là một tình trạng phổ biến liên quan đến cách sắp xếp của răng cửa trên và răng dưới (nếu răng trên chồng lên răng dưới nhiều hơn 4 mm thì có thể được coi là một trường hợp khớp cắn sâu). Tình trạng khớp cắn sâu nên được điều trị sớm vì nó có thể gây ra các vấn đề lớn hơn đối với sức khỏe răng miệng của bạn như lở loét trên vòm miệng hay mòn răng.

Khớp cắn ngược (răng móm)

Khớp cắn ngược (răng móm)
Khớp cắn ngược (răng móm)

Khớp cắn ngược thường gặp ở trẻ em, là tình trạng răng ở hàng dưới nhô ra ngoài, thậm chí vài mm so với răng ở hàng trên. Khớp cắn ngược ảnh hưởng đến cả răng và xương, gây ra là tình trạng răng và xương không cân xứng, dẫn đến rối loạn chức năng nhai.

Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là một tình trạng do sai khớp cắn trong đó răng trên và răng dưới không khớp với nhau (răng gần má hoặc gần lưỡi hơn). Khớp cắn chéo có thể gây ra các triệu chứng đau đớn và các biến chứng nhưng tình trạng này có thể khắc phục nó bằng cách điều trị niềng răng invisalign.

Khớp cắn hở

Khớp cắn hở
Khớp cắn hở

Khớp cắn hở xảy ra khi răng trên và dưới không chạm vào nhau khi hàm đã đóng hoàn toàn, để lại một khoảng trống giữa chúng. Khớp cắn hở là một dạng sai lệch khớp cắn, kéo theo một loạt các vấn đề về răng miệng bao gồm đau răng và sâu răng. Khớp cắn hở là trường hợp khá phức tạp, nhưng hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp niềng răng invisalign để điều trị.

Những sai lệch thuộc về cấu trúc răng

Khoảng trống răng lớn

Khoảng trống răng lớn
Khoảng trống răng lớn

Khoảng trống giữa hai hoặc nhiều răng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến nụ cười của bạn. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vấn đề về hình dạng của xương hàm hoặc một hay nhiều răng bị mất có thể gây ra khoảng trống lớn giữa các răng. Khi đó, invisalign có thể được sử dụng để điều chỉnh các khe hở một cách dễ dàng.

Răng hô

Răng hô
Răng hô

Invisalign cũng là một phương pháp điều trị ưu việt cho tình trạng răng hô – là tình trạng răng trên nhô ra xa hơn so với răng dưới. Tình trạng răng hô nếu kéo dài có thể gây mòn nướu và răng dưới.

Răng chen chúc

Khi răng mọc chen chúc trong hàm, điều dễ nhận thấy nhất là các răng mọc ở vị trí lộn xộn không theo hàng lối trên cung răng và xô lấn nhau. Với phương pháp niềng răng vô hình invisalign, nha sĩ có thể nắn chỉnh răng của bạn về đúng vị trí, lấy lại vẻ ngoài tự tin cho bệnh nhân.

Răng chen chúc
Răng chen chúc

Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng bất cứ phương pháp trị liệu nào người bệnh cũng cần thăm khám kĩ lưỡng ở các cơ sở y tế uy tín. Sau khi khám và chụp X-quang răng, các chuyên gia sẽ cân nhắc và quyết định tình trạng của bệnh nhân có phù hợp với niềng răng invisalign hay không.

Quy trình niềng răng invisalign

1. Thăm khám và nhận tư vấn

Chụp X-quang răng
Chụp X-quang răng

Bệnh nhân sẽ được khám tổng thể và chụp X-quang, trình bày mong muốn của bản thân và được tư vấn những kết quả có thể đạt được, những khó khăn nếu chọn điều trị bằng invisalign.

2. Lên phác đồ điều trị

Quy trình lấy dấu răng
Quy trình lấy dấu răng

Sau khi đã hiểu rõ và chấp nhận chi phí và lộ trình điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định bạn chụp phim, lấy dấu răng cũng như các thông số cần thiết để thiết kế riêng phác đồ điều trị, dựng ảnh 3D nhằm mô phỏng cấu tạo của xương hàm phục vụ cho quá trình niềng răng invisalign.

3. Gắn khay niềng

Khay niềng được gắn lên răng
Khay niềng được gắn lên răng

Khi nhận được khay niềng, bệnh nhân sẽ được gắn khay lên răng. Bệnh nhân sẽ đeo khay niềng thứ nhất trong 2 tuần để tác động lên răng một cách nhẹ nhàng sau đó chuyển sang khay niềng khác có chức năng đưa răng dần tiến về vị trí mới.

4. Tái khám định kỳ

Trung bình 2-3 tháng sẽ có 1 buổi tái khám. Bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn để thích ứng với khay niềng tốt hơn.

5. Kết thúc điều trị

Kết thúc quá trình điều trị, bệnh nhân chính thức được tháo niềng răng
Kết thúc quá trình điều trị, bệnh nhân chính thức được tháo niềng răng

Sau khi quá trình điều trị bằng niềng răng invisalign hoàn thành, các chuyên gia sẽ xem xét kết quả quả liệu trình đã đạt chưa, tinh chỉnh lại khớp cắn và hướng dẫn bệnh nhân đeo hàm duy trì.

Niềng răng invisalign bao nhiêu tiền?

Một trong những hạn chế đáng kể nhất của Invisalign là chi phí. Chi phí điều trị từ 25 – 149 triệu đồng (không bao gồm bảo hiểm), và có thể cao hơn, còn tùy thuộc vào mức độ sai lệch của răng và thời gian di chuyển chúng về đúng vị trí.

Sau khi khám tổng quát, các nha sĩ sẽ cung cấp thông tin về các khoản tài chính để bệnh nhân chuẩn bị trước. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu kiểm tra tín dụng hoặc trả trước một phần.

Niềng răng invisalign có đau không?

Một trong những lý do tốt nhất để đầu tư vào invisalign là cảm giác thoải mái khi điều trị. Hãy nhớ rằng răng của bạn đang dần chuyển sang một vị trí mới, nên có thể sẽ cảm giác khó chịu nhẹ, đặc biệt là với khay niềng đầu tiên và sẽ giảm dần sau vài ngày. Tuy nhiên nếu cảm thấy quá khó chịu hoặc đau đớn thì hãy sắp xếp một cuộc hẹn với nha sĩ để xem xét tình trạng răng, nướu và điều chỉnh đẻ bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Niềng răng invisalign mất bao lâu?

Thời gian điều trị invisalign trung bình là 18 – 24 tháng nhưng thời gian điều trị sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi, mức độ sai lệch răng/hàm và nhu cầu cụ thể của mỗi người. Mỗi trường hợp là khác nhau nên sau khi thăm khám răng bạn sẽ nhận được thời gian điều trị ước tính, tuy nhiên hầu hết các trường hợp niềng răng invisalign đều cho kết quả nhanh hơn niềng răng mắc cài 4-6 tháng.

 

Trước hết, tình trạng răng miệng sẽ quyết định trực tiếp độ dài ngắn của quá trinh niềng răng. Ví dụ trong trường hợp phức tạp như răng mọc chen chúc hay khấp khểnh quá nhiều, bệnh nhân sẽ được nhổ bớt răng để tạo khe hở cho quá trình điều chỉnh khung răng. Một vài ca lệch lạc nặng, điều trị hô – móm, lệch mặt,… thời gian niềng có thể lên đến 24 tháng hoặc lâu hơn. Nền răng và xương hàm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hoàn tất niềng răng. Nền răng yếu sẽ khó thích ứng nhanh được với lực co kéo quá lớn từ niềng và gây ra tình trạng ê buốt kéo dài. Độ tuổi bệnh nhân tiếp nhận điều trị cũng rất quan trọng. Trẻ em 7-12 tuổi là trường hợp có khả năng thành công chỉnh nắn cao do xương hàm vẫn đang trong quá trình phát triển, nhờ vậy mà thời gian điều trị cũng ngắn hơn so với các độ tuổi khác.

Những lưu ý sau khi niềng răng invisalign

Chăm sóc vệ sinh răng miệng cẩn thận

Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluor
Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluor

Tái khám thường xuyên

Tái khám thường xuyên
Tái khám thường xuyên

Khám sức khỏe định kỳ cũng không kém phần cần thiết đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Nha sĩ sẽ đảm bảo răng và nướu ở tình trạng tốt và khỏe mạnh nhất khi khám và chụp X-quang.Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, việc phát hiện sớm cũng sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, chi phí hợp lý hơn.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất

Một chế độ ăn uống lành mạnh với đa dạng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như trái cây, rau, sữa ít béo, carb phức hợp và chất béo tốt có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe răng miệng. Hạn chế đồ ngọt và đồ uống có đường để ngăn ngừa sâu răng.

Đảm bảo chế độ ăn lành mạnh
Đảm bảo chế độ ăn lành mạnh

Sử dụng miếng bảo vệ răng khi chơi thể thao

Bất cứ khi nào chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động thể chất có nguy cơ chấn thương răng miệng (trượt ván, đi xe đạp), bạn đều nên đeo miếng bảo vệ răng khỏi ngoại lực. Sau khi kết thúc điều trị invisalign, việc mất một chiếc răng do cùi chỏ va đập mặt sẽ là một tai nạn nghiêm trọng.

Sử dụng miếng bảo vệ răng khi chơi thể thao
Sử dụng miếng bảo vệ răng khi chơi thể thao

Đeo hàm duy trì

Sau bất kỳ điều trị chỉnh nha nào, bệnh nhân đều được khuyên nên đeo hàm duy trì. Nếu không có nó, răng của bạn có thể dần di chuyển trở lại vị trí cũ và bạn có thể cần phải tạm thời đeo lại niềng răng để định hướng lại chúng.

Đeo hàm duy trì
Đeo hàm duy trì

Hy vọng rằng hướng dẫn của chúng tôi về niềng răng invisalign đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và tìm kiếm lại được nụ cười tự tin nhất.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo