Niềng răng trong suốt là gì? Những trường hợp không nên niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha thông minh, được khách hàng ưa chuộng trên toàn cầu. Vậy phương pháp niềng răng này có ưu, nhược điểm gì? Quá trình hoạt động của niềng răng trong suốt diễn ra như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của quý khách hàng!

Niềng răng trong suốt là gì?

Niềng răng trong suốt hay niềng răng tàng hình (Invisalign) là phương pháp niềng răng sử dụng máng trong suốt bằng nhựa để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Thông thường, mỗi máng được sử dụng từ 12 -14 ngày. Sau 2 tuần máng mới sẽ thay thế máng cũ để tiếp tục dịch chuyển vị trí của răng.

Không giống như mắc cài, máng trong suốt linh động, không cố định. Vì vậy, khách hàng có thể dễ dàng tháo dỡ trong quá trình ăn uống, cũng như vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, do được chế tác từ nhựa trong suốt, khay niềng sẽ không bị lộ. Điều này sẽ giúp hàm răng của bạn trông gọn gàng, thẩm mỹ hơn. Với những ưu điểm vượt trội, phương pháp niềng răng khay trong suốt ngày càng được mọi người yêu thích.

phương pháp niềng răng trong suốt thông minh
phương pháp niềng răng trong suốt thông minh

Tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà số lượng khay sẽ khác nhau. Thông thường, số khay cần sử dụng trong quá trình niềng răng khay trong giao động từ 20 – 40 khay. Và trung bình mỗi khay có thể dịch chuyển răng từ 0.1 đến 0.3mm. Lưu ý, để phương pháp niềng răng này đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên sử dụng máng niềng ít nhất 20-22 giờ/ ngày.

Xem thêm: Hàm duy trì là gì? Phải đeo bao lâu sau khi niềng răng?

Ưu, nhược điểm của niềng răng trong suốt

Chẳng phải tự nhiên niềng răng khay trong suốt này được mọi người yêu thích, tin tưởng.

Ưu điểm

Phương pháp chỉnh nha thông này sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Mang lại hiệu quả chỉnh nha cao với hàm răng thẳng hàng.
  • Sau khi niềng, răng không những khỏe mạnh mà đều đặn. Với khay niềng trong suốt, phương pháp này mang lại giá trị thẩm mỹ cao, người đối diện rất khó phát hiện bạn đang niềng răng.còn có tính thẩm mỹ.
  • Dễ dàng tháo lắp khay niềng, thuận lợi trong việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Thông thường, khi niềng răng bằng mắc cài, bạn phải đeo suốt trong khoảng thời gian 1-2 năm. Tuy nhiên, với phương pháp niềng khay trong, bạn có thể linh động tháo khay niềng khi cần thiết.
Niềng răng trong suốt Invisalign mang lại hiệu quả vươt trội
Niềng răng trong suốt Invisalign mang lại hiệu quả vươt trội
  • Mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho mọi người khi niềng răng. Với chất liệu thân thiện, mỏng phù hợp cấu trúc hàm răng, khay niềng răng tuyệt đối làm hài lòng quý khách hàng. Phương pháp niềng răng thông minh này không gây cộm, hay làm tổn thương bên trong má như các phương pháp mắc cài.
  • Khả năng kiểm soát dịch chuyển hiệu quả với các khay niềng được sản xuất đặc biệt dành cho khách hàng trong từng giai đoạn khác nhau, phù hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nhược điểm

Có thể thấy, niềng răng khay trong Invisalign sở hữu vô vàn ưu điểm khác nhau. Vậy phải chăng phương pháp chỉnh nha này không có nhược điểm nào? Cho đến thời điểm hiện tại, giá thành cao có lẽ là nhược điểm lớn nhất của phương pháp này. Mức giá niềng răng của phương pháp này dao động từ 60 – 100 triệu, trong khi chi phí của phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống chỉ ở mức 10 – 25 triệu.

Những trường hợp phù hợp niềng răng trong suốt

Niềng răng khay trong suốt Invisalign là phương pháp chỉnh nha thông minh bậc nhất hiện nay. Phương pháp dùng máng niềng trong suốt này sẽ giúp dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Với máng niềng chuyên dụng kết hợp việc chăm sóc răng miệng đúng cách, có thể khắc phục các khuyết điểm của răng như: 

  • Tình trạng răng bị vẩu, hô
  • Hiện tượng răng móm, thưa hoặc không đều
  • Tình trạng răng mọc khấp khểnh, lộn xộn
các đối tượng phù hợp với niềng răng trong suốt
các đối tượng phù hợp với niềng răng trong suốt

Là phương pháp chỉnh nha chuyên nghiệp, hầu như phù hợp với mọi đối tượng. Nhìn chung, người lớn và trẻ từ 10 tuổi trở lên đều có thể lựa chọn phương pháp niềng răng bằng máng niềng trong suốt này. Được làm từ chất liệu trong suốt, nên máng niềng sẽ không bị lộ ra trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Do đó, phương pháp này đặc biệt phù hợp, hữu ích với những người phải giao tiếp và gặp gỡ thường xuyên.

Những trường hợp không nên niềng răng mắc cài trong suốt

Mặc dù loại niềng này sở hữu nhiều ưu điểm, song phương pháp này không được áp dụng với một số trường hợp cụ thể.

1. Răng mắc bệnh

Quá trình niềng răng là điều kiện khiến bệnh răng miệng dễ trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, những người vốn có vấn đề về răng miệng, không nên lựa chọn niềng răng Invisalign ngay lập tức. Thay vào đó, những bệnh nhân này cần chữa khỏi tất cả bệnh về răng miệng trước, đảm bảo răng không bị sâu, không viêm tủy,… Sau khi răng khỏe mạnh, bệnh nhân hoàn toàn có thể tiến hành.

2. Răng hô, móm nặng do cấu trúc xương hàm

Các trường hợp hô, móm quá nặng, đòi hỏi niềng răng bằng mắc cài kim loại để đạt hiệu quả tối đa. Trong trường hợp này, nếu khách hàng sử dụng phương pháp này có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi bởi phương pháp chỉnh nha chỉ có tác dụng hỗ trợ. Lúc này, để cải thiện tình trạng răng hô, móm, khách hàng cần can thiệp các biện pháp phẫu thuật. 

3. Chân răng yếu

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha trước hết đòi hỏi sức khỏe răng miệng phải đảm bảo. Bởi trong quá trình niềng, răng sẽ phải chịu lực tương đối lớn lên chân răng. Lúc này, những chân răng yếu sẽ rất dễ bị tổn thương, hư hỏng. Do đó những trường hợp có chân răng yếu không nên thực hiện niềng răng. Việc niềng răng khi chân răng yếu sẽ khiến bạn cảm thấy đau ê ẩm, đau buốt.

4. Người bị viêm nha chu

Đối tượng tiếp theo không nên niềng phương pháp này là người bị viêm nha chu (viêm nướu) nặng. Đối với các trường hợp này, niềng răng không những không mang lại hiệu quả mà còn gây hại cho răng. Bởi quá trình sử dụng máng niềng sẽ khiến răng bị sứt mẻ, thậm chí là gãy, rụng.

5. Răng bị sứt, mẻ

Bản chất của răng sứt, mẻ, là rất yếu và dễ mắc bệnh. Chính vì vậy, niềng răng khay trong suốt không phải là phương pháp phù hợp dành cho đối tượng này. Thay vào đó, bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Nếu bạn có một hai chiếc răng bị vỡ, sứt, mẻ nha sĩ có thể cân nhắc việc khắc phục tình trạng răng sứt mẻ trước khi niềng răng. 

Xem thêm: Cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng

So sánh các phương pháp niềng răng và chi phí

Hiện nay phương pháp niềng răng thẩm mỹ xuất hiện hầu hết ở các cơ sở nha khoa trên toàn quốc. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình trạng răng, địa chỉ thực hiện mà chi phí niềng răng trong suốt sẽ khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng chủ yếu ở Việt Nam:

1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc kim loại là phương pháp niềng răng cơ bản được chế tạo và sử dụng đầu tiên từ khi niềng răng ra đời. Phương pháp này được đánh giá cao vì đem lại hiệu quả tối ưu cho người niềng răng. Mắc cài kim loại có dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Thông thường niềng răng mắc cài kim loại có giá dao động từ 25 – 30 triệu.

phương pháp niềng răng mắc cài kim loại
phương pháp niềng răng mắc cài kim loại

Ưu điểm

  • Có thể áp dụng với tất cả trường hợp răng bị lệch nghiêm trọng
  • Giá thành thấp, tiết kiệm chi phí
  • Mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian niềng

Nhược điểm

  • Có tính thẩm mỹ không cao
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn 

Niềng răng mắc cài sứ

Cũng tương tự như mắc cài inox, niềng răng mắc cài sứ là phương pháp kết hợp dây cung môi và dây thun để tác động tăng lực kéo, giúp định hình răng. Tuy nhiên ở phương pháp này, mắc cài có chất liệu bằng sứ, có màu trùng với màu răng thay vì mắc cài kim loại. Mắc cài sứ vẫn độ bền, độ cứng không thua kém gì mắc cài kim loại. Phương pháp niềng răng mắc cài sứ có mức giá giao động từ 35 – 60 triệu.

phương pháp niềng răng mắc cài sứ
phương pháp niềng răng mắc cài sứ

Ưu điểm

  • Không gây kích ứng cho người dùng
  • Có thẩm mỹ cao

Nhược điểm

  • Chi phí niềng cao hơn mắc cài kim loại
  • Thời gian niềng lâu hơn niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn biết đến như niềng răng mặt lưỡi là phương pháp sử dụng mắc cài và dây cung gắn cố định vào bề mặt trong của răng thay vì mặt ngoài. Phương pháp này tuy có giá thành cao nhưng là một trong những phương pháp chỉnh nha hiệu quả và có thẩm mỹ rất cao. Chi phí niềng răng mắc cài kim loại mặt trong dao động từ 60 – 100 triệu.

phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

Ưu điểm

  • Mang lại hiệu quả chỉnh nha tuyệt vời
  • Có thẩm mỹ rất cao

Nhược điểm

  • Gây cho bệnh nhân cảm giác vướng víu, khó chịu khi mới mang mắc cài
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn 

Niềng răng invisalign

Invisalign là phương pháp niềng răng trong suốt sử dụng công nghệ chỉnh nha hàng đầu của Mỹ. Khi lựa chọn phương pháp này, toàn bộ khay niềng được chế tác dựa trên mẫu hàm và phần mềm mô phỏng 3D. Đặc biệt, các khay niềng trong suốt này đều được sản xuất tại trung tâm Invisalign của thương hiệu Align Technology. Theo khảo sát, chi phí niềng răng Invisalign rất cao, dao động mức 100 – 140 triệu đồng.

phương pháp niềng răng trong suốt
phương pháp niềng răng trong suốt

Ưu điểm

  • Có thẩm mỹ vượt trội
  • Bệnh nhân dễ dàng ăn uống, vệ sinh răng miệng 
  • Không gây tổn thương nên nướu

Nhược điểm

  • Chi phí cao gấp nhiều lần 

Với sự phát triển của ngành công nghệ chỉnh nha, ngày nay có rất nhiều phương pháp niềng răng thẩm mỹ dành cho bạn. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm và chi phí khác nhau. Do đó, bạn nên xem xét tình trạng răng cũng như tài chính cá nhân để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.

Niềng răng trong suốt có đau không? 

Niềng răng trong suốt tuy là phương pháp chỉnh nha hiện đại, mang lại hiệu quả cao nhưng thực tế khách hàng vẫn có cảm giác ê buốt. Nhiều người lầm tưởng rằng với sự hỗ trợ của công nghệ niềng răng vượt trội có thể giúp khách hàng không cảm thấy đau đớn nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Vì bản chất của niềng răng là tác động lực vào chân răng, từ đó giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Thông thường, niềng răng mắc cài sử dụng lực căng của dây cung và mắc cài. Trái lại, niềng răng trong suốt sẽ sử dụng lực của các máng niềng. Do đó, cảm giác căng, nhức, khó chịu hoặc đau âm ỉ là điều không thể tránh đối với tình trạng răng di chuyển. Đây cũng là biểu hiện cho thấy các khay niềng đang hoạt động tốt, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi niềng răng.

Nhìn chung, cảm giác đau khi niềng răng trong suốt sẽ ít hơn so với niềng răng mắc cài. Vì lực của niềng răng trong suốt sẽ vừa đủ để di chuyển răng của bạn. Đặc biệt, ngưỡng chịu đau ở mỗi cá nhân là khác nhau nên một số người hầu như không cảm thấy khó chịu. Trái lại, cũng có người cảm thấy lo lắng, ê buốt răng.

Niềng răng trong suốt mất bao lâu?

Bên cạnh câu hỏi niềng răng trong suốt có đau không, rất nhiều khách thắc mắc niềng răng trong suốt mất bao lâu. Thực tế điều trị cho thấy thời gian niềng răng trong suốt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng ở từng người. Đối với trường hợp răng sai lệch ít, thời gian niềng răng trong suốt sẽ kết thúc sớm. Trong khi đó, những trường hợp có răng mọc lệch lạc nhiều, sai khớp cắn phức tạp, thời gian niềng sẽ kéo dài hơn. 

Ngoài ra, tùy vào độ tuổi niềng răng mà thời gian niềng răng trong suốt sẽ khác nhau. Thông thường, thời gian niềng răng ở trẻ em sẽ nhanh hơn so với người lớn. Vì ở trẻ em, xương hàm và răng vẫn còn đang phát triển, việc dịch chuyển răng về vị trí mong muốn sẽ dễ dàng hơn.

Thời gian niềng răng trong suốt nhanh nhất sẽ khoảng từ 10-20 tháng, sử dụng từ 20-35 khay niềng. Đối với trường hợp phức tạp hơn, thời gian điều trị sẽ mất từ 18-32 tháng, sử dụng khoảng 35-45 khay niềng.

Quy trình niềng răng trong suốt

Nhắc đến niềng răng trong suốt, không thể không nhắc đến quy trình niềng răng chuyên nghiệp, khoa học. Dưới đây là quy trình niềng răng bằng khay trong suốt thông minh, an toàn mà bạn không thể bỏ lỡ.

Bước 1: Thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng và chụp phim X – quang

Khi đến cơ sở nha khoa, trước tiên bác sĩ sẽ khám và đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng của khách hàng. Lúc này, dựa vào các dữ liệu, thông tin vừa thu thập, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lộ trình điều trị cụ thể cho khách hàng.

Bước 2: Trao đổi kế hoạch điều trị với khách hàng và ký hợp đồng cam kết

Sau khi khách hàng đồng ý với lộ trình và kế hoạch điều trị bác sĩ đưa ra, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng. Tất cả điều khoản về chi phí, lộ trình điều trị sẽ được ghi lại cũ thể, rõ ràng trong hợp đồng.

Bước 3: Bác sĩ tiến hành điều trị các bệnh lý răng miệng của khách hàng

Trong trường hợp khách hàng có các bệnh lý khác liên quan đến răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng,… Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho khỏi hoàn toàn, rồi mới bắt đầu chỉnh nha. Nhìn chung, tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng và tình trạng răng, bác sĩ sẽ quyết định nhổ răng hay không.

Bước 4: Tiến hành gắn đệm và đeo cặp khay đầu tiên

Khi tình trạng răng miệng của khách hàng khỏe mạnh, đã sẵn sàng để điều trị chỉnh nha, lúc này bác sĩ sẽ gắn miếng đệm răng để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Lưu ý, đối với trường hợp khách hàng chỉnh nha đơn giản, có thể không cần đến việc gắn đệm răng. 

quy trình niềng răng trong suốt tại nha khoa
quy trình niềng răng trong suốt tại nha khoa

Sau khi bác sĩ hướng dẫn khách hàng đeo cặp khay đầu tiên, bác sĩ sẽ đưa cho khách hàng các cặp niềng khác để có thể tự thay định kỳ tại nhà.

Bước 5: Tái khám định kỳ và kết thúc quá trình niềng răng

Thông thường, sau 6 – 8 tuần, bác sĩ sẽ xếp lịch tái khám nha khoa cho khách hàng. Ở bác buổi tái khám, bác sĩ không những kiểm tra tình trạng răng miệng mà còn sẵn sàng xử lý vấn đề phát sinh (nếu có). Sau khi kết thúc quá trình điều trị, khách hàng cần chăm sóc răng miệng và đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây, là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp về phương pháp niềng răng trong suốt thông minh. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm rõ được ưu nhược điểm cũng như quy trình niềng răng trong suốt này. Nhìn chung, niềng răng trong suốt có mức giá cao nhưng lại an toàn và có nhiều ưu điểm vượt trội. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp chỉnh nha hiệu quả, thẩm mỹ và an toàn, đừng ngần ngại sử dụng niềng răng trong suốt nha.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo