Niềng răng là gì? Lợi ích, chi phí từng phương pháp niềng răng

Hiện nay, niềng răng là cụm từ được nhiều người nhắc đến với những lợi ích nhất định. Vậy niềng răng thực chất là gì, tại sao lại có độ phổ biến đến như vậy? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin tổng quan nhất về niềng răng để giúp bạn có được những kiến thức cơ bản, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp xoay quanh chủ đề niềng răng này.

Niềng răng là gì?

Niềng răng là một phương pháp điều trị chỉnh nha phổ biến hiện nay, là một thiết bị nha khoa có thể giúp nắn chỉnh và làm thẳng răng, giúp những người muốn đạt được khớp cắn khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng cùng với phẫu thuật để khắc phục tình trạng lệch lạc khớp cắn. Niềng răng được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người trẻ

Lợi ích của việc niềng răng

1. Cải thiện khớp cắn

Lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất của việc niềng răng chính là chỉnh khớp cắn chuẩn. Sai lệch khớp cắn sẽ khiến cho quá trình ăn nhai và mọi cử động của xương hàm đều trở nên khó khăn. Niềng răng sẽ giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm để khớp cắn về đúng vị trí chuẩn. 

2. Cải thiện chức năng ăn nhai

Niềng răng làm cho khớp cắn và tương quan hàm chuẩn, từ đó làm cho cử động hàm nhịp nhàng hơn, sự tiếp xúc lực nhai của 2 hàm răng đủ, giúp cho việc ăn nhai tốt hơn 

3. Tăng tính thẩm mỹ, thay đổi diện mạo khuôn mặt

Những trường hợp răng hô, móm, mọc lệch thì khi niềng răng sẽ tác động lực lên đủ sức di chuyển răng về vị trí mong muốn. Sau khi niềng răng ,khuôn mặt cũng trở nên thanh thoát và hài hòa hơn. 

Răng móm
Răng móm
Răng hô
Răng hô
Răng khấp khểnh
Răng khấp khểnh

4. Tương quan hàm trên – dưới cân đối

Niềng răng sẽ tác tác động để tạo ra hiệu quả cân đối về độ rộng và chiều dài vòm hàm trên – dưới, khắc phục các trường hợp có vòm hàm không chuẩn.

5. Giảm nguy cơ gặp bệnh lý răng miệng

Đối với những người có hàm răng không đều hoặc sai khớp cắn thì khả năng mảng bám thức ăn sót trên răng sẽ nhiều hơn so với hàm răng bình thường, cùng với đó là việc vệ sinh răng miệng khá khó khăn nên vi khuẩn dễ sinh sôi gây bệnh như cao răng, viêm nướu, sâu răng, hôi miệng… Chính vì vậy, niềng răng sẽ giải quyết được những hạn chế đó, có tác dụng trong việc duy trì sức khỏe và tuổi thọ của răng về lâu dài.

6. Cải thiện chức năng phát âm

Khi răng được di chuyển về vị trí mong muốn, khớp cắn được điều chỉnh thì đồng nghĩa với việc chức năng phát âm được cải thiện theo chiều hướng tích cực

Các phương pháp niềng răng

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng thẩm mỹ để bạn lựa chọn nhờ sự phát triển của ngành công nghệ chỉnh nha. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và chi phí khác nhau, nên tùy vào tình trạng răng cũng như tài chính mà bạn lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp. Dưới đây là các phương pháp niềng răng hiện đang được sử dụng rộng rãi

1. Niềng răng mắc cài kim loại (25 triệu – 35 triệu)

Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp này dùng mắc cài kim loại có cấu tạo gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. 

Ưu điểm

  • Thời gian điều trị ngắn 
  • Hàm răng được cải thiện đều, đảm bảo chức năng ăn nhai của răng
  • Không làm xáo trộn khớp cắn,giúp khuôn mặt hòa hòa hơn
  • Chi phí thấp hơn những phương pháp khác

Hạn chế:  Tính thẩm mỹ không cao

2. Niềng răng mắc cài sứ 42 triệu – 50 triệu

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ cơ bản giống với niềng răng mắc cài kim loại, nhưng khác ở chỗ mắc cài được làm từ chất liệu sứ, có màu trùng với màu răng

Ưu điểm

  • Lực tác dụng của mắc cài sứ lên răng ổn định với độ thẩm mỹ cao
  • Mang lại hiệu quả khá nhanh
  • Tính thẩm mỹ cao nên người niềng răng mắc cài sứ sẽ tự tin hơn khi giao tiếp
  • Mắc cài được làm từ sứ nguyên chất nên không gây kích ứng cho cơ thể
  • Cấu tạo của mắc cài sứ ít gờ cạnh nên không gây vướng và không đau môi, nướu

Hạn chế 

  • Thời gian niềng sẽ lâu hơn so với mắc cài kim loại
  • Chi phí đắt hơn niềng răng mắc cài kim loại
  • Mắc cài làm bằng sứ dễ với, không phù hợp với những ai hay vận động mạnh 

3. Niềng răng mắc cài mặt trong (85 triệu – 115 triệu)

Niềng răng mắc cái mặt trong
Niềng răng mắc cái mặt trong

Phương pháp niềng răng này sử dụng mắc cài và dây cung gắn cố định vào bề mặt trong của răng.Vì thế nên khi nhìn vào sẽ khó phát hiện bạn đang niềng răng

Ưu điểm 

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho người niềng do mắc cài được gắn bên trong cung hàm nên khó phát hiện thấy
  • Hiệu quả của phương pháp cao, áp dụng được cho nhiều trường hợp răng khác nhau

Hạn chế 

  • Làm cho người niềng răng thường ăn nhai khó khăn. 
  • Có cảm giác vướng mắc, cộm nhiều hơn các phương pháp niềng răng khác
  • Vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao
  • Chi phí thực hiện khá cao

4. Niềng răng trong suốt Invisalign (100 – 120 triệu đồng)

Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign

Đây là phương pháp sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt và duy nhất cho mỗi người dựa trên tình trạng răng. Người niềng răng  có thể tự tháo lắp khay theo hướng dẫn của bác sĩ

Ưu điểm

  • Có tính thẩm mỹ vượt trội hơn các phương pháp khác với các khay vừa khít ôm lấy từng chiếc răng
  • Không có tình trạng bung mắc cài hay dây cung
  • Không gây tổn thương cho má, nướu…
  • Người niềng có thể dễ dàng tháo khay niềng ra vệ sinh và ăn uống

Hạn chế 

  • Phương pháp có chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp niềng răng khác
  • Mặc dù dễ tháo lắp nhưng nếu tháo khay quá thời gian quy định thì sẽ khiến kết quả điều trị bị sai lệch

5. Niềng răng không mắc cài Clear Aligner (30-80 triệu đồng)

Niềng răng không mắc cài Clear Aligner
Niềng răng không mắc cài Clear Aligner

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng khay niềng răng Clear Aligner để di chuyển răng về vị trí mong muốn. 

Ưu điểm 

  • Clear Aligner có màu sắc trong suốt nên có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với những người phải giao tiếp nhiều Khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng giúp việc ăn uống trở nên thoải mái
  • Quá trình vệ sinh răng khi niềng cũng không quá khó khăn, giúp giảm thiểu các bệnh về răng
  • Khay niềng được làm từ nhựa nha khoa chuyên dụng nên rất an toàn 

Hạn chế: Chi phí niềng răng không mắc cài Clear Aligner cao hơn so với các phương pháp khác nên là phương pháp vẫn được nhiều khách hàng cân nhắc trước khi thực hiện

Quy trình niềng răng

Thông thường, quy trình niềng răng sẽ bao gồm 6 giai đoạn

Giai đoạn 1: Khám, tư vấn và chụp X quang và tư vấn niềng răng

Giai đoạn đầu tiên trong quy trình niềng răng sẽ được bác sĩ thực hiện. Khi bạn tới nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng, chụp X quang răng . Từ đó bác sĩ sẽ xác định được tình trạng răng của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ phân tích và tư vấn cho bạn loại mắc cài phù hợp nhất, đưa ra mức giá chi tiết và chính xác để bạn lựa chọn.

Giai đoạn 2: Lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng

Sau khi bạn đồng ý niềng răng và lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và dịch chuyển răng. Từ phác đồ này, bạn có thể hình dung được hàm răng của mình sau khi niềng sẽ như thế nào. Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng và chuẩn bị thiết kế mắc cài phù hợp

Giai đoạn 3: Thiết kế mắc cài

Sau khi lấy dấu hàm bằng thạch cao xong, mẫu thạch cao này sẽ được chuyển đến bộ phận chuyên thiết kế mắc cài và thiết kế sao cho phù hợp nhất với từng người. Thời gian thiết kế mắc cài khoảng 1 tuần

Giai đoạn 4: Gắn mắc cài

Lịch hẹn gắn mắc cài sẽ được lên sau khi bác sĩ lấy xong dấu răng. Lúc đó, bạn sẽ quay lại phòng khám và được bác sĩ tiến hành gắn mắc cài lên răng

Giai đoạn 5: Khám định kỳ

Tái khám định kỳ hàng tháng
Tái khám định kỳ hàng tháng

Thời gian khám định kỳ thường là 1 tháng 1 lần. Khi khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý. Thông thường thời gian đeo niềng sẽ từ 18 – 24 tháng ở giai đoạn này bạn cần kiên nhẫn và nhớ đi khám đều đặn để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất

Giai đoạn 6: Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì

Đây là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng trong quá trình niềng răng, cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất

Các giai đoạn sau khi niềng răng

Sau khi tháo niềng răng, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì (máng duy trì) để giữ răng cứng chắc, ổn định. Sau khi niềng, răng sẽ gặp áp lực mô mềm trong quá trình niềng răng đồng thời xương và răng cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi. Bên cạnh đó, cả răng và xương hàm đều còn nhạy cảm, yếu hơn bình thường, răng chưa ổn định trong xương ổ răng, các các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều nên răng dễ có xu hướng về lại vị trí ban đầu.

Hàm duy trì sẽ giúp hàm răng giữ được vị trí ổn định, duy trì kết quả niềng răng. Hàm duy trì được các bác sĩ khuyên nên đeo ít nhất 20h/ngày.  Ngoài ra cần chăm sóc răng và vệ sinh hàm duy trì để đảm bảo răng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên đi khám răng định kỳ để duy trì được hiệu quả niềng răng tốt nhất có thể

Chăm sóc răng sau khi niềng

Trong lúc đeo niềng

Lưu ý về chế độ ăn

Sau khi niềng răng nên ăn đồ ăn mềm
Sau khi niềng răng nên ăn đồ ăn mềm
Nên tránh đồ ăn ngọt, cứng, dai,...
Nên tránh đồ ăn ngọt, cứng, dai,…
  • Ăn đồ ăn mềm, cắt thức ăn thành miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ
  • Những loại thực phẩm nên ăn: sữa, bánh mềm, ngũ cốc, thịt mềm, hải sản, rau xanh, trái cây,…
  • Hạn chế cắn trực tiếp bằng các răng phía trước
  • Tránh ăn đồ ăn cứng, dai, giòn,  có độ dính cao như bỏng ngô, khoai tây chiên, nước đá, kẹo cứng, lương khô, kẹo cao su, bánh pizza,…
  • Uống thật nhiều nước
  • Sau khi ăn đồ ngọt cần chải răng sạch sẽ
  • Chú ý theo dõi để phát hiện và xử lý những vết xước trong miệng

Lưu ý khi vệ sinh răng miệng

Cần chú ý vệ sinh răng miệng thật ký trong quá trình niềng răng
Cần chú ý vệ sinh răng miệng thật ký trong quá trình niềng răng
  • Chọn bàn chải đánh răng  lông mềm, vừa với miệng, sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn thấp
  • Chải răng thật kỹ 2-3 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn, chải cả mắc cài. Làm sạch kẽ giữa 2 răng và 2 bên mắc cài bằng bàn chải
  • Sử dụng kết hợp cả chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch sâu kẽ răng
  • Sử dụng thêm nước súc miệng để để vệ sinh răng miệng

Sau khi tháo niềng

Sau khi tháo niềng, bạn vẫn phải đeo hàm duy trì. Để duy trì hiệu quả của niềng răng, bạn vẫn cần một chế độ ăn hợp lý và thực hiện chăm sóc răng miệng cẩn thận. Đối với chế độ ăn, mặc dù có nhiều lựa chọn hơn so với lúc còn đeo niềng nhưng bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn cũ và tập làm quen dần với những thức ăn mà bạn phải kiêng trước đó.

Giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt
Giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt

Bên cạnh đó, luôn phải luôn giữ thói quen phải chải răng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa, bàn chải dành cho người niềng răng và nước súc miệng để tránh các bệnh về răng. 

Chú ý vệ sinh hàm duy trì: 

Đeo hàm cố định (hàm duy trì) ít nhất 20h/ ngày
Đeo hàm cố định (hàm duy trì) ít nhất 20h/ ngày
  • Hàm duy trì cần phải được vệ sinh sạch sẽ với nước lạnh, dùng bàn chải để làm sạch các cặn bẩn, vụn thức ăn.
  • Sau khi sử dụng hàm duy trì, cần nhớ bảo quản hàm duy trì trong khay hộp chuyên dụng để tránh được tình trạng rơi vỡ hoặc bị mất. 
  • Tháo hàm duy trì trong khi ăn và khi hoạt động thể thao dưới nước
  • Không nên tháo ra quá 12 tiếng trong 6 tháng đầu tiên

Một số câu hỏi hay gặp phải

Niềng răng có đau không?

Câu trả lời là có. Khi dây cung được siết để kéo dịch chuyển răng thì sẽ tạo ra lực ma sát khiến cho răng ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ diễn ra trong vài ngày đầu. Khi quen dần với mắc cài và lực kéo răng thì cảm giác đó không còn nữa. Hiện nay, với phương pháp niềng răng an toàn, các bác sĩ sẽ tính toán để làm sao hạn chế tối đa sự đau nhức mà vẫn đảm bảo chất lượng niềng răng 

Trong suốt 1,5-2 năm niềng răng sẽ có những giai đoạn nhất định bạn cảm thấy có sự đau nhức và ê buốt khác nhau. Cụ thể là những giai đoạn sau:

Khi tách kẽ răng: Đây là bước chuẩn bị trước khi gắn mắc cài niềng răng để giúp tạo khoảng trống giữa răng giúp răng di chuyển khi niềng. Sau bước này, bạn sẽ cảm thấy răng bị ê, cộm rất khó chịu, khi ăn nhai thấy đau. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần khi bạn đeo niềng răng quen

1 tuần sau khi gắn mắc cài: 1-2 tuần đầu khi gắn mắc cài, do chưa quen với lực kéo của dây cung nên bạn sẽ cảm thấy bị đau, ê buốt 1 cách âm ỉ, kèm với đó là tình trạng vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn, nhai và giao tiếp

Khi nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển răng: Nhổ răng để tạo khoảng cách dịch chuyển răng sẽ khiến bạn đau, cùng với tâm lý sợ hãi, Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì cảm giác này hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đau của mỗi người.

Khi siết răng định kỳ: Bác sĩ sẽ tiến hành siết răng để răng dịch chuyển tới vị trí như dự định ban đầu khi bạn tái khám định kỳ. Việc siết răng điều chỉnh lực kéo này cũng khiến bạn cảm giác đau

Niềng răng bao lâu thì xong?

Thông thường, thời gian tính từ lúc bắt đầu gắn mắc cài niềng răng đến khi được tháo niềng sẽ khoảng 18 – 24 tháng. Khoảng thời gian này được chia ra thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1 (2 – 6 tháng): Sắp xếp đều các răng trên hàm 
  • Giai đoạn 2 (3 – 6 tháng): Điều chỉnh trục các răng 
  • Giai đoạn 3 ( 6 – 9 tháng): Điều chỉnh toàn bộ khớp cắn
  • Giai đoạn 4 (6 – 9 tháng): Duy trì sự ổn định của các răng

Tuy nhiên, thời gian niềng răng còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi niềng răng, các loại mắc cài được sử dụng khi niềng răng, độ lệch của răng, thói quen vệ sinh răng miệng, lịch khám răng định kỳ, chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng

Niềng răng có nhổ răng không? Có nhổ răng khôn không?

Trong 1 số trường hợp, khi niềng răng  bắt buộc phải nhổ răng vì những lý do sau: tạo khoảng trống để giúp răng mọc lệch được sắp xếp đều đặn, giúp ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các bệnh lý răng miệng, giảm thiểu quá trình xô lệch răng trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng phải nhổ răng.

Răng khôn thường được khuyến cáo nhổ trước khi niềng vì chúng có vị trí và thời điểm mọc khá đặc biệt trong cung hàm, có thể xô đẩy các răng bên cạnh, ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Nhổ răng khôn giúp loại bỏ tình trạng sưng đau do mọc răng đồng thời duy trì kết quả niềng răng.

Ngoài răng khôn còn có răng số 4 và số 5 thường được chỉ định nhổ trước khi niềng. Cả răng số 4 và số 5 nằm chính giữa cung hàm, không quá to hoặc nhỏ, nếu nhổ sẽ tạo khoảng trống vừa đủ, bên cạnh đó, nếu nhổ thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng răng miệng và sức khỏe người bệnh. Răng số 4 được chỉ định nhổ trong trường hợp răng vổ, móm, răng mọc chen lấn nhau. 

Niềng răng 1 hàm có được không?

Niềng răng 1 hàm vẫn có thể thực hiện được đối với những trường hợp răng có độ sai lệch nhẹ. Cụ thể, niềng răng 1 hàm sẽ phù hợp với tình trạng khớp cắn tương đối chuẩn, chỉ có một vài cái răng ở hàm trên hoặc hàm dưới mọc nghiêng hoặc mọc lệch. Đố với những trường hợp khác, lời khuyên tốt nhất vẫn là nên niềng cả 2 hàm. Những trường hợp cụ thể có thể niềng răng 1 hàm:

  • Răng móm, răng hô ở hàm trên hoặc hàm dưới, với điều kiện mức độ hô, móm nhẹ
  • Một số răng răng ở hàm trên hoặc hàm dưới mọc thưa
  • Ở hàm trên hoặc hàm dưới răng mọc lệch lạc, mọc không đều, mọc không đúng vị trí
  • Hàm răng có đầy đủ răng, không bị mất răng
  • Gương mặt cân đối
Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo