Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Sâu răng trẻ em, dường như đã trở thành một căn bệnh mạn tính, phổ biến. Sự hồn nhiên của trẻ khi thích ăn bánh kẹo, đồ ngọt mà chưa biết cách vệ sinh răng lợi, và việc chưa hiểu đúng về cách chăm sóc răng cho con của phụ huynh,… vô hình chung đã khiến cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời, thơ ấu đã phải chịu cảnh sâu răng “hành hạ”.

Răng bị sâu đã gây ra không ít phiền toái, đau đớn,… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy, cha mẹ hãy tìm hiểu kiến thức chăm sóc răng miệng cho con, để sớm có biện pháp phòng tránh, phát hiện và điều trị đúng, chậm dứt sâu răng ở trẻ ngay khi chưa quá muộn.

Sâu răng trẻ em là gì?

Sâu răng nói chung hay sâu răng ở trẻ nói riêng, là do sự phá vỡ cấu trúc men răng.

Sâu răng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ em

Men răng là phần bề mặt cứng bên ngoài răng (cái mà bạn nhìn thấy được bằng mắt thường). Men răng yếu hoặc bị phá hủy cấu trúc, sẽ dẫn tới tình trạng sâu răng và xuất hiện những lỗ nhỏ có màu vàng sậm hoặc đen trên răng.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em?

Sâu răng nói chung hay sâu răng ở trẻ nói riêng có rất nhiều nguyên nhân, phần lớn là do vi khuẩn gây ra.

Chúng thường nảy sinh khi mảng bám không được làm sạch. Sự kết hợp của vi khuẩn trong khoang miệng cùng mảng bám thức ăn, axit và nước bọt tạo thành sẽ phá vỡ cấu trúc men răng, lâu dần hình thành những đốm li ti trên mặt răng có màu vàng sậm hoặc đen. Sâu răng xuất hiện cũng bắt đầu từ đó.

Nguyên nhân sâu xa là vậy, nhưng còn “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình sâu răng ở trẻ là do:

1. Thói quen ăn đồ ngọt

Trẻ em thường thích ăn đồ ngọt socola, bánh, kẹo, nước ngọt, sữa,… nên tỷ lệ sâu răng cao.

Ăn đồ ngọt dễ gây sâu răng
Đồ ăn có hàm lượng đường lớn, là nguyên nhân khiến trẻ dễ sâu răng

Thói quen ăn nhiều đồ ngọt là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng. Thực phẩm có lượng đường nhiều sẽ dễ bám dính vào răng. Các bé nếu không vệ sinh được sạch sẽ thì lâu ngày mảng bám tích tụ dày lên, khiến vi khuẩn cùng axit sẽ làm men răng yếu đi và hình thành sâu răng.

2. Tình trạng sức khỏe

Một số trường hợp, trẻ gặp tình trạng sức khỏe yếu, cũng làm gia tăng nguy cơ sâu răng. Nếu bạn thấy con có hiện tượng thở bằng miệng nhiều, khô miệng,… thì cần đưa trẻ đi khám sớm. Bởi vì, tình trạng này kéo dài cũng tiềm ẩn nguy cơ sâu răng ở trẻ lớn hơn so với những đứa trẻ khác.

3. Thiếu hụt fluoride

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên, chúng xuất hiện trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau và nước uống. Bên cạnh đó, Fluoride được bổ sung trong các loại kem đánh răng, nước súc miệng.

Fluoride có tác dụng bảo vệ, phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Vì vậy, nếu cha mẹ không bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm có hàm lượng fluoride mỗi ngày và không sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, phần lớn trẻ có nguy cơ sâu răng cao hơn.

4. Trẻ có thói quen bú sữa bình ban đêm

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nha khoa, trẻ em có thói quen bú sữa bình vào ban đêm, nguy cơ sâu răng rất lớn.

Bú sữa đêm dễ gây sâu răng
Trẻ có thói quen bú sữa bình khi ngủ rất dễ bị sâu răng

Nhiều bậc phụ huynh cho con ăn sữa bú bình lúc đêm, bé ăn xong cha mẹ thường không cho bé vệ sinh miệng, lưỡi mà đi ngủ liền. Như vậy, cặn sữa hoặc thức ăn bị đọng lại và hình thành mảng bám – sâu răng.

Những trẻ nào có nguy cơ bị sâu răng?

Tất cả trẻ em đều có vi khuẩn trong miệng, vì vậy nguy cơ bị sâu răng luôn tiềm ẩn rất cao. Tuy nhiên, nếu mắc phải một số vấn đề sau sẽ “đưa” trẻ đến gần với sâu răng hơn:

– Trong khoang miệng chứa mật độ vi khuẩn gây sâu răng lớn, nếu không vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên thì sâu răng là điều khó tránh

– Một chế độ ăn có chứa nhiều đường và tinh bột

– Nguồn cung cấp nước hạn chế hoặc không sử dụng các thực phẩm cũng như sản phẩm chăm sóc răng chưa Florua

– Vệ sinh răng miệng kém

– Cơ thể tiết ít nước bọt hơn bình thường

Các triệu chứng của sâu răng ở trẻ em là gì?

Sâu răng ở trẻ thường có một số dấu hiệu phổ biến, giúp bạn dễ nhận biết được bé đang sâu răng:

– Các mảng trắng bám dính trên mặt răng hoặc chân răng, phổ biến ở mặt trong cửa răng.

Mảng bám trắng xuất hiện trên răng
Mảng bám trắng xuất hiện trên răng là dấu hiệu sâu răng sớm ở trẻ

– Các đốm màu vàng sậm bắt đầu hình thành trên răng. Khi đốm tối màu xuất hiện là men răng đang bắt đầu sâu và răng bắt đầu nhạy cảm ơn với các đồ ăn nóng, lạnh,…

– Đốm đen trên răng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và có màu đen. Dần dần lan rộng, cha mẹ có thể nhìn rõ bằng mắt thường.

– Bé bị đau nhức răng, quấy khóc. Thậm chí có thể sốt.

Triệu chứng sâu răng ở mỗi trẻ là khác nhau, vì vậy, cha mẹ cần đưa con tới nha khoa thăm khám và chăm sóc răng định kỳ.

Làm thế nào để chẩn đoán sâu răng ở trẻ em?

Để chẩn đoán sâu răng ở trẻ, các nha sĩ thường sẽ dựa trên:

– Một tiểu sử bệnh răng lợi của con bạn (nếu có)

– Kiểm tra miệng của con bạn

– Chụp X-quang nha khoa

Làm thế nào để điều trị sâu răng ở trẻ em?

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác, sức khỏe và mức độ sâu của từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể tìm thấy các tình huống và cách điều trị sâu răng ở trẻ tương ứng như sau:

1. Điều trị tủy

Răng sâu ảnh hưởng đến dây thần kinh và trẻ đang ở giai đoạn răng tạm, thì nha sĩ sẽ cắt bỏ tủy.

– Trám: Nếu sâu răng không ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh, nha sĩ sẽ làm sạch răng sâu và trám composite để làm đầy răng.

Trám răng cho trẻ
Trám răng sâu cho trẻ là cách chữa sâu răng được nhiều nha sĩ áp dụng

2. Bọc chụp sứ

Nếu sâu răng lớn, bác sĩ sẽ điều trị và bọc chụp răng sứ, giúp trẻ dễ dàng ăn nhai hơn.

3. Phục hình răng

Trong trường hợp nặng nhất, sâu ăn mòn cả chân răng, thì cần loại bỏ và áp dụng bằng 1 phương pháp thay thế răng khác như: Cầu răng, Implant,… (thời gian, độ tuổi áp dụng phương pháp này cần được nha sĩ chỉ định rõ ràng, bản thân cha mẹ không thể tự quyết định).

Xem thêm: Sâu chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Làm thế nào để có thể ngăn ngừa sâu răng cho con?

Bạn có thể giúp bé ngăn ngừa sâu răng, bằng một số cách đơn giản sau:

1. Tạo thói quen dùng chỉ nha khoa

Hãy sử dụng chỉ nha khoa cho trẻ hàng ngày bắt đầu từ 2 tuổi trở đi.

2. Ngăn ngừa truyền nhiễm vi khuẩn

Ngăn ngừa việc truyền vi khuẩn từ miệng sang con bạn bằng cách, không dùng chung dụng cụ ăn uống. Luôn làm sạch núm vú giả của trẻ, trước khi để con đưa vào miệng.

Nếu con bạn sử dụng bình sữa trước khi đi ngủ, chỉ nên cho nước vào bình. Nếu cho con uống sữa công thức hoặc nước hoa quả trước khi ngủ, bạn cần vệ sinh răng miệng đảm bảo sạch sẽ cho bé.

3. Đánh răng

Bạn nên bắt đầu chải răng, vệ sinh răng cho trẻ ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Chải cả răng, lưỡi và nướu ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng phù hợp với độ tuổi. Nếu con tự đánh răng, cha mẹ cần quan sát, hướng dẫn con chải răng cho đúng.

Dạy trẻ đánh răng vệ sinh răng miệng
Dạy con cách vệ sinh răng miệng đúng – đủ để phòng ngừa sâu răng

Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, chỉ nên dùng một lượng nhỏ kem đánh răng, cỡ hạt gạo. Bắt đầu từ 3 tuổi, con bạn có thể sử dụng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu.

4. Chế độ ăn

Đảm bảo rằng con bạn đã có một chế độ ăn, uống cân bằng. Hạn chế đồ ăn chứa hàm lượng đường, dầu, mỡ nhiều như: Khoai tây chiên, kẹo ngọt, bánh quy, nước ngọt,…

5. Tham khảo ý kiến nha sĩ

Để có một phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con tốt nhất, bạn nên đưa con tới gặp nha sĩ định kỳ. Đồng thời, hãy nghe lời khuyên từ chuyên gia và nha sĩ để đảm bảo sức khỏe răng lợi và sự phát triển sức khỏe tổng thể cho bé.

Sâu răng trẻ em luôn là nỗi lo lắng của các bậc làm cha mẹ. Vì vậy, thông qua nội dung bài viết này, mong rằng bạn đã có kiến thức cơ bản và cách phòng tránh sâu răng cho bé, ngay từ những giai đoạn đầu đời. Hãy tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng, để hạn chế nguy cơ sâu răng các bậc phụ huynh nhé.

Xem thêm:

Cách chữa trị sâu răng nhẹ dứt điểm không bị nặng thêm

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo