Trám răng là gì? Khi nào cần trám răng?

Sâu răng, mòn răng là những vấn đề rất dễ gặp, nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Làm thế nào để cải thiện và khắc phục tình trạng này? Trám răng sẽ giải quyết tất cả. Trám răng là hình thức làm đẹp phổ biến hiện nay. Nó không chỉ mang lại những hiệu quả làm đẹp mà còn là cách để cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh biến chứng khác xảy ra.

TRÁM RĂNG LÀ GÌ?

Hình ảnh trám răng được sử dụng phổ biến trong nha khoa
Hình ảnh trám răng được sử dụng phổ biến trong nha khoa

Trám răng là phương pháp phục hồi các vấn đề nha khoa vô cùng phổ biến. Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các chất liệu chuyên dụng để lấp đầy những khoảng trống của răng, làm cho răng trở nên đẹp hơn. Các chất liệu đưa vào sử dụng trong trám răng là vô cùng đa dạng. Nó có thể là hỗn hợp bạc, vàng, sứ,… Trám răng thường được sử dụng trong việc điều trị sâu răng, hoặc cũng có thể là phục hồi những chiếc răng bị mẻ, mòn, vàng,…

Xem thêm: Sâu răng: Nguyên nhân, quá trình và phương pháp điều trị

KHI NÀO CẦN TRÁM RĂNG ?

Khi đã có những cái nhìn cơ bản về phương pháp trám răng, liệu bạn có thắc mắc rằng khi nào các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp làm đẹp này với chúng ta? Nếu bạn đang gặp phải những tình trạng sau đây, hãy cân nhắc đến việc đến ngay phòng khám nha khoa và xin tư vấn của bác sĩ nhé.

  • Khi bạn đang gặp tình trạng sâu răng: Sâu răng là bệnh lý vô cùng phổ biến, có rất nhiều người mắc phải tình trạng sâu răng. Sâu răng thực chất là việc răng bị tổn thương phần mô cứng, dẫn đến việc xuất hiện những lỗ trống ở răng. Nếu cứ để tình trạng như thế thì sẽ vô cùng nguy hiểm, để lâu dài sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hại tới sức khỏe. Lúc này, các bác sĩ sẽ sử dụng các chất chuyên dụng để lấp đầy khoảng trống của răng, cải thiện sức khỏe chiếc răng sâu đó.
Răng bị sâu nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trám răng để bảo vệ
Răng bị sâu nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trám răng để bảo vệ
  • Khi răng không đều, gây mất thẩm mỹ: Việc răng bị mẻ, thiếu hụt, không đều sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh thẩm mĩ của cá nhân. Bạn tự ti với những người xung quanh vì sở hữu một hàm răng không đẹp, nụ cười thiếu duyên dáng? Không cần quá lo lắng, vấn đề đó sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khắc phục. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn, nhưng có lẽ phổ biến nhất là trám răng. Bác sĩ sẽ “lấp đầy” chiếc răng bị thiếu sót đó, để tổng quan hàm răng trở nên đều và xinh hơn. Lúc này, bạn sẽ thoải mái, tự tin với hàm răng của mình.
  • Cải thiện tình trạng ố vàng, xỉn màu của răng: Phương pháp trám răng được áp dụng trong trường hợp này sẽ hơi khác một chút so với hai trường hợp trên. Các bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu có màu trắng hơn, sáng hơn với màu răng của mình rồi thực hiện thao tác bao phủ lên răng. Lớp trám răng lúc này có tác dụng như lớp áo choàng vào lớp răng cũ, đem lại hiệu ứng trắng sáng cho hàm răng cũng như mang lại tự tin cho chính bạn.

TRÁM RĂNG SỬ DỤNG NHỮNG CHẤT LIỆU GÌ?

Các chất liệu thường sử dụng khi trám răng
Các chất liệu thường sử dụng khi trám răng

Nếu quyết định sử dụng phương pháp trám răng, sẽ có rất nhiều lựa chọn được đưa ra từ bác sĩ. Mỗi lựa chọn sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau. Lúc này, bạn có thể cân nhắc dựa trên lời khuyên của bác sĩ và nhu cầu, khả năng của bản thân. Nhìn chung sẽ có những lựa chọn sau:

  • Vàng
  • Hỗn hợp kim loại bạc ( có chứa bạc và các kim loại khác )
  • Sứ
  • Glass ionomer
  • Vật liệu trám răng Composite
Composite được bệnh nhân lựa chọn nhiều khi trám răng
Composite được bệnh nhân lựa chọn nhiều khi trám răng

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG PHƯƠNG PHÁP LÀ GÌ?

Không một phương pháp nào là hoàn hảo cả. Mỗi một loại vật liệu sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì thế mà chúng ta cần phải có cái nhìn chi tiết về các loại vật liệu để cân nhắc nên chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu của mình.

1. VÀNG

Trám vàng
Trám vàng
  • Ưu điểm: Vàng là chất liệu sử dụng rộng rãi trong nha khoa nói chung và trám răng nói riêng vì nó có tuổi thọ khá cao ( trung bình là 10 đến 15 năm ). Trám vàng cũng đẹp lại hiệu ứng thẩm mỹ cao cùng với sự sang trọng, bắt mắt. Vì thế mà không ít người đã lựa chọn phương pháp trám răng bằng vàng.
  • Nhược điểm: Tuy nhiên, trám vàng cũng có những nhược điểm nhất định. Thứ nhất không thể không kể đến đó là giá thành. Trám răng bằng vàng thường có giá thành cao hơn các chất liệu còn lại. Không chỉ thế, quy trình trám răng bằng vàng đòi hỏi bạn phải đến cơ sở nha khoa không chỉ là một lần. Vì vậy, trước khi lựa chọn phương pháp này, hãy cân nhắc thật kĩ đến nhu cầu, khả năng của bản thân để tránh gặp nhiều rắc rối sau này nhé. 

2. HỖN HỢP KIM LOẠI BẠC

  • Ưu điểm: Cũng giống như vàng, trám răng bằng hỗn hợp kim loại bạc cũng đem lại hiệu quả khá cao. Tuổi thọ trung bình của phương pháp này ít nhất là 10 đến 15 năm. Giá thành không đắt như trám vàng mà hiệu quả thẩm mỹ cũng khá cao.
Trám bạcHỗn hợp kim loại bạc trong điều trị trám răng sâu
Hỗn hợp kim loại bạc trong điều trị trám răng sâu
  • Nhược điểm: Trước khi trám bạc, bạn cần cân nhắc xem bản thân có bị dị ứng với chất liệu nào trong hỗn hợp trám bạc không. Một số trường hợp bị dị ứng với các thành phần của hỗn hợp trám bạc, kéo theo hiện tượng mưng mủ, dị ứng rất nguy hiểm. Không dừng lại ở đó, khi trám bạc, các bác sĩ sẽ cần phải thực hiện thao tác tiểu phẫu mở rộng lỗ trám. Nếu khu vực trám không đủ không gian nhất định thì bạc sẽ không bám chắc vào cấu trúc răng xung quanh, rất dễ xảy ra hiện tượng nứt, gãy. 

3. SỨ

  • Ưu điểm: Tính thẩm mỹ rất cao vì màu khá tệp vào màu răng. Ngoài ra, trám bạc còn có khả năng chống ố vàng răng, độ bền của phương pháp này là rất tốt. Tuổi thọ cao, lên đến 15 năm.
Trám sứ
Trám sứ
  • Nhược điểm: Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao. Nó có thể ngang với phương pháp trám vàng. Và cũng có một số người bị dị ứng với thành phần trong sứ nên cần lưu ý để tránh tình trạng viêm sưng, nhiễm trùng.

4. COMPOSITE

Trám composite
Trám composite

 

  • Ưu điểm: Xét về mặt thẩm mỹ, đây là phương pháp mang lại hiệu quả nhất. Độ bóng cũng như trắng của răng gần sát nhất với răng của bạn. Có rất nhiều sắc độ trắng cho bạn lựa chọn, vì vậy bạn không cần lo đến việc mất thẩm mỹ khi các răng không đều màu. 
  • Nhược điểm: Có thế bạn sẽ phải cần nhắc lại phương pháp trám răng này vì một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, nó có tuổi thọ khá thấp. Trong khi cá phương pháp khác có thể duy trì từ 10 đến 15 năm thì trám răng composite chỉ có tuổi thọ vỏn vẹn 5 năm. Không chỉ thế, phương pháp trám composite này khá phức tạp, đòi hỏi chuyên môn tay nghề cao cũng như máy móc phức tạp. Và cuối cùng là, nếu điều trị không kiên trì, hoặc bác sĩ tay nghề kém thì có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của răng, khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

5. GLASS IONOMER

  • Ưu điểm: Sử dụng đặc trị ở một số vùng nhất định ( dưới viền nướu ). Trong hợp chất này có chứa florua giúp bảo vệ men răng.
Trám glass ionomer
Trám glass ionomer
  • Nhược điểm: Chống chỉ định với những người dị ứng với GIC. Đặc điểm của loại hợp chất này là yếu, nên tương tự như COMPOSITE, nó cũng có tuổi thọ khá ngắn, chỉ trong khoảng 5 năm. Chi phí trám răng bằng GLASS IONOMER cũng không hề rẻ.

TRÁM RĂNG HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Trám răng đắt hay không?
Trám răng đắt hay không?

Chi phí để trám răng không hề đắt. Mỗi một phương pháp trám răng lại có mức giá khác nhau, nhưng nhìn chung mức giá trám răng giao động từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho một chiếc răng. 

  • Với răng sâu trẻ em:  mức giá gia động trong khoảng 100.000 đồng/chiếc răng.
  • Với răng sâu người lớn: giao động trong khoảng 300.000 đồng – 500.000 đồng/ chiếc răng
  • Trám răng thẩm mỹ/ kẽ răng: mức giá cao hơn so với hai loại còn lại, giao động từ 500.000 đồng tới 1.000.000 đồng/ chiếc răng tùy vào tình trạng bệnh thực tế và phương pháp lựa chọn.

THẾ NÀO LÀ TRÁM RĂNG GIÁN TIẾP?

Tương tự như trám Composite, trám gián tiếp chỉ khác ở chỗ là nó sẽ thực hiện trong phòng thí nghiệm của nha khoa và cần kiểm tra kỹ lưỡng trước và sau khi thực hiện. Bạn sẽ cần phải trám răng trực tiếp khi răng của bạn quá yếu, không thể thực hiện các phương pháp trám trực tiếp. Hoặc do răng của bạn bị mẻ, thiếu một khoảng trống lớn. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn trám răng gián tiếp.

Trám gián tiếp thực hiện bằng cách các bác sĩ sẽ lấy dấu ghi lại hình dạng răng của bạn sau khi loại bỏ vết sâu răng. Dấu này sẽ được chuyển tới phòng thí nghiệm của nha khoa để bác sĩ thực hiện trám răng theo đúng kích thước. Trong thời gian này, bạn sẽ được gắn một miếng trám tạm thời để bảo vệ răng khỏi bị tổn thương. Và ở lần khám thứ hai, bạn sẽ được ghép miếng trám gián tiếp vào. Sau khi kiểm tra và đạt chuẩn thì bạn đã được trám răng thành công.

THẾ NÀO LÀ TRÁM RĂNG TẠM THỜI?

Trám tạm thời là phương pháp sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, mang tính cấp cứu tạm thời. Công dụng của miếng trám tạm thời không khác gì với các miếng trám khác, tuy chỉ có vấn đề là nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Trám tạm thời sẽ sử dụng trong các trường hợp như:

  • Sử dụng trong quá trình trám răng gián tiếp
  • Giải quyết tình trạng đau răng khẩn cấp
  • Để răng làm quen và ổn định nếu tủy bị kích thích trong quá trình điều trị

CÁC BƯỚC TRÁM RĂNG

Bước đầu tiên của quá trình trám răng là khám tổng quát. Các bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quan để có cái nhìn chung nhất về sức khỏe răng miệng, biết được rằng các bạn đang gặp vấn đề gì. Nếu thực hiện trám răng thì có ảnh hưởng đến các bộ phận khác không. Hoặc ghi chú lại những thành phần bạn bị dị ứng để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc trong quá trình trám răng.

Sau bước khám tổng quát, nha sĩ sẽ gây tê xung quanh khu vực cần trám răng. Sau đó là loại bỏ sạch các vết sâu răng, tránh để sót lại các ổ sâu, vi khuẩn còn đọng lại trong khoang miệng.

Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiêm tê để giảm cảm giác đau cho bạn
Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiêm tê để giảm cảm giác đau cho bạn

Tiếp theo đó là lựa chọn màu răng. Bạn sẽ phải lựa chọn màu răng sao cho phù hợp nhất với màu nền của toàn bộ hàm răng. Vì nếu không chọn màu răng phù hợp, bạn rất dễ gặp phải tình trạng răng không đều màu, gây mất thẩm mỹ. 

Bước thứ 5 của quá trình trám răng là đặt khuôn trám. Các bác sĩ sẽ làm sạch lại khoang miệng, kiểm tra lại khu vực răng miệng để xác định rằng đã hết các vết sâu răng hay chưa. Nếu vết sâu gần chân răng thì bạn sẽ được đặt vào các miếng lót Glass Ionomer hoặc nhựa composite để tránh tình trạng tổn thương dây thần kinh tủy.

Bước quan trọng nhất là trám răng. Nha sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chuyên biệt để lấp đầy và phục hồi hình dạng của răng. Sau khi trám xong, răng sẽ được đánh bóng trùng với độ bóng của răng hiện tại. 

Kết thúc bước trám răng là việc kiểm tra và vệ sinh lại răng miệng. Lúc này vị trí răng được trám sẽ được đánh bóng và được mài để trông tự nhiên. Vậy là đã hoàn thành quá trình trám răng đã được hoàn thành!

RỦI RO KHI TRÁM RĂNG BẰNG BẠC AMALGAM

Có rất nhiều tranh cãi về độ an toàn của phương pháp trám bạc Amalgam. Bởi phương pháp này sử dụng bạc, có nguồn gốc từ thủy ngân. Rất nhiều người lo lắng về độ an toàn của nó. Tuy nhiên, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), FDA và nhiều cơ quan y tế đều khẳng định phương pháp này là vô cùng an toàn. Tuy nhiên, FDA cũng đưa ra những khuyến cáo với các đối tượng cân nhắc phương pháp trám bạc Amalgam. 

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Phụ nữ có ý định mang thai
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Những người mắc các bệnh thần kinh như Alzheimer, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson.
  • Người đang gặp vấn đề về thận
  • Những người dị ứng với thành phần thủy ngân.

CÁC LƯU Ý SAU KHI TRÁM RĂNG

CHĂM SÓC RĂNG SAU KHI TRÁM

Việc quan trọng nhất của chăm sóc răng miệng sau khi trám là bước làm sạch. Giữ cho một khoang miệng sạch sẽ, thơm tho thì sức khỏe răng miệng sẽ được cải thiện rất rõ ràng. Chính vì vậy mà có ba điều các bạn cần lưu ý như sau:

Chăm sóc răng sau khi trám đúng cách, giúp gia tăng tuổi thọ của răng trám
Chăm sóc răng sau khi trám đúng cách, giúp gia tăng tuổi thọ của răng trám
  • Đến các cơ sở y khoa để lấy cao răng, ít nhất là 2 lần một năm.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa hoạt chất florua. Florua có tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh gây hiện tượng sâu răng.
  • Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong miệng.

Nếu thực hiện được những phương pháp trên, bạn sẽ thấy sức khỏe răng miệng được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng sau thì nên gọi tới các cơ sở y tế để kiểm tra:

  • Răng nhạy cảm:  Nếu bạn ăn hoặc uống các đồ uống nóng/lạnh mà xảy ra hiện tượng ê buốt, đau nhức thì bạn cần phải kiểm tra ngay lập tức.
  • Cảm thấy răng đột nhiên sắc, nhọn: Đây có thể là hiện tượng mẻ răng, bạn cần kiểm tra lại để khắc phục kịp thời.
  • Cảm thấy vết nứt trong răng hoặc vết trám rời ra: Nếu cứ để tình hình kéo dài, rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng sưng tấy, mưng mủ hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng.

TẠI SAO SAU KHI TRÁM RĂNG LẠI XẢY RA HIỆN TƯỢNG Ê BUỐT?

Sau khi trám răng, bạn gặp tình trạng ê buốt răng. Bạn không thể thoải mái thưởng thức các đồ ăn lạnh/nóng? Đừng lo, đây là hiện tượng vô cùng bình thường. Hầu như ai sau khi trám răng xong cũng xuất hiện cảm giác ê buốt răng. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường của con người, để thích nghi dần với sự thay đổi của răng miệng. Ê, buốt răng thường kéo dài trong hai tuần. Thường thi sau hai tuần, các triệu chứng này sẽ biến mất. Nếu tình trạng đau nhức quá nghiêm trọng, bạn có thể xin lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa về việc sử dụng thuốc giảm đau.

Trám răng ê buốt nhẹ là hiện tượng bình thường, bạn chớ lo lắng
Trám răng ê buốt nhẹ là hiện tượng bình thường, bạn chớ lo lắng

Nếu tình trạng ê nhức tiếp diễn từ 2 đến 4 tuần, bạn cần phải đến bác sĩ hám ngay lập tức. Rất có thể là do răng bạn quá nhạy cảm, không thích ứng kịp thời. Lúc này, lời khuyên cho bạn là nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng dành cho răng nhạy cảm. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý sử dụng, vì rất có thể nó sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

TẠI SAO SAU KHI TRÁM RĂNG LẠI XẢY RA HIỆN TƯỢNG ĐAU RĂNG?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau răng hậu trám răng. Mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thế nhưng, thông thường sẽ là do các nguyên nhân sau:

  • Do vết trám ảnh hưởng tới khớp cắn: Nếu vết trám không được xử lí kĩ càng thì có thể dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn. Nó không chỉ khiến bạn khổ sở với những cơn đau mà còn ảnh hưởng tới cấu trúc hàm nếu để tình trạng này kéo dài. Việc bạn cần làm là đến nha sĩ để thực hiện các bước xử lý.
  • Do hai bề mặt khác nhau ma sát: Trong quá trình nhai, cắn, vết trám sẽ ma sát với răng, tạo ra những cơn đau. Điều này thường gặp, nhất là khi mới trám răng xong. Nhưng đừng lo lắng, cơn đau sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

 

TẠI SAO HOẶC KHI NÀO THÌ CẦN THAY THẾ MỘT MIẾNG TRÁM RĂNG?

Bạn cần phải lưu ý để thay miếng trám răng trong các trường hợp sau:

  • Miếng trám bị mòn: Trong quá trình nhai, cắn hằng ngày, theo thời gian, vết trám sẽ bị hao mòn dần, bị mẻ hoặc nứt ra. Khi đó, bạn cần đến cơ sở nha khoa để thay một miếng trám mới.
Phần trám có thể bị mài mòn theo thời gian, vì vậy hãy trám lại răng khi cần thiết
Phần trám có thể bị mài mòn theo thời gian, vì vậy hãy trám lại răng khi cần thiết
  • Trám không hết dẫn đến hiện tượng sâu răng lây lan: Khi bác sĩ xử lý các vết sâu răng không kỹ, còn để sót lại ổ sâu răng và trám răng lên, các vi khuẩn từ ổ sâu răng này sẽ bào mòn vết trám, bào mòn răng khiến cho răng bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Vết sâu răng rộng: Nếu vết sâu răng lây lan ra, để tình trạng này kéo dài thì răng sẽ bị bào mòn dần. Các vết trám lúc này không còn phát huy tác dụng nữa. Lúc này, cần phải đến cơ sở nha khoa sớm nhất để khắc phục tình trạng này.

TẠI SAO MIẾNG TRÁM LẠI RƠI RA NGOÀI?

Tại sao miếng trám răng lại rơi ra ngoài
Tại sao miếng trám răng lại rơi ra ngoài

Miếng trám rơi ra ngoài là do ổ sâu răng lan ra quá lớn, các vết trám không thể ôm khít được vùng răng. Nguyên nhân khác là do các vết vỡ, nứt  trong quá trình nhai, cắn. 

CÂU HỎI KHÁC

MỘT NGƯỜI CÓ THỂ BỊ DỊ ỨNG VỚI CHẤT TRÁM AMALGA KHÔNG?

Câu trả lời là có. Theo bác cáo của ADA, đã có 100 trường hợp được ghi nhận là dị ứng với chất trám Amalga. Nguyên nhân được cho là thủy ngân có chứa trong chất liệu bạc. Khi bị dị ứng, bệnh nhân xảy ra những triệu chứng dị ứng điển hình: ngứa da, phát ban.

BẢO HIỂM CÓ CHI TRẢ CHO VIỆC TRÁM RĂNG COMPOSITE KHÔNG?

Hầu hết các bảo hiểm sẽ chi trả chi phí của trám bạc. Nếu sử dụng các chất liệu cao cấp, đắt tiền hơn, bạn nên liên hệ trước với các cơ sở nha khoa để nhận được câu trả lời sớm nhất. Thường thì, bạn sẽ chỉ phải trả khoản chênh lệch.

Bảo hiểm có chi trả cho trám răng composite không?
Bảo hiểm có chi trả cho trám răng composite không?

Trên đây là những kiến thức tổng quan về phương pháp trám răng. Có thể thấy, đây không chỉ là một phương pháp chữa trị các vấn đề răng miệng mà còn là phương pháp làm đẹp cho bản thân mình. Có nhiều mức giá khác nhau, mà cũng không quá đắt. Vì vậy mà hãy cân nhắc để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, nâng cao sự tự tin của chính bản thân mình.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Sâu răng hàm trên có nguy hiểm không? Cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaSâu răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo