Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe nha khoa và các bệnh lý liên quan đến răng ngày càng được mọi người quan tâm. Kết quả thống kê chỉ ra rằng, 40% kết quả tìm kiếm từ khóa về sức khỏe là sức khỏe nha khoa và các bệnh lý nha chu. Điều đó cho thấy rằng, mọi người không chỉ quan tâm tới sức khỏe tổng quát mà còn chú trọng đến nha khoa. Một trong số những bệnh lý được nhắc tới nhiều nhất là viêm chân răng. Đây là một bệnh lý nha chu nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ có thể gây ra hiện tượng mất răng. Vậy viêm chân răng là gì, nguyên nhân gây bệnh từ đâu, cách chữa trị như nào? Tất cả câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở bài viết này. 

VIÊM CHÂN RĂNG LÀ GÌ?

Cấu trúc một chiếc răng thông thường
Cấu trúc một chiếc răng thông thường

Một chiếc răng thông thường gồm có ba phần chính: thân răng, cổ răng và chân răng. Thân răng là phàn răng nổi lên khỏi bề mặt nướu, có thể quan sát bằng mắt thường. Nó bao gồm: men răng, ngà răng và tủy răng. Cổ răng là phần tiếp diện tiếp xúc giữa răng và bề mặt nướu. Chân răng là tổ chức bao gồm ống tủy chân răng và thần kinh mạch máu. Chúng nằm sâu dưới bề mặt nướu răng nên ta không thể quan sát bằng mắt thường. 

Viêm chân răng là tình trạng chân răng và các tổ chức xung quanh xuất hiện tình trạng sưng viêm. Ở phần cổ răng – nơi tiếp xúc giữa nướu và chân răng xuất hiện các túi mủ. Các túi mủ này, trong quá trình ăn nhai sẽ bị vỡ ra. Vi khuẩn có trong khoang miệng và từ các mảng bám sẽ tấn công vết thương hở, gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Những vết nhiễm trùng này lan rộng ra tận phần chân răng, bào mòn phần chân răng. Ở những trường hợp nặng hơn, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào tận phần tủy răng, thậm chí là các dây thần kinh và mạch máu. 

Viêm chân răng là bệnh lý nha khoa phổ biến
Viêm chân răng là bệnh lý nha khoa phổ biến

Viêm chân răng sẽ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Không chỉ thế, ở một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng xót lợi, đau khi nhai. 

Đặc điểm dễ nhất để nhận biết đó là xuất hiện tình trạng đau nhức. Tùy vào mức độ viêm chân răng các các cấp độ đau sẽ khác nhau. Với các trường hợp viêm chân răng cấp tính, các cơn đau chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ tự cải thiện sau một thời gian. Còn đối với các trường hợp viêm chân răng mãn tính, các cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên, đều đặn, kéo dài trong nhiều tháng hơn. Bên cạnh đó, nếu tình hình viêm chân răng diễn ra tệ hơn, các cơn đau sẽ lan rộng sang những vị trí khác, khiến cho việc xác định chiếc răng bị viêm chân sẽ khó khăn hơn.

Dấu hiệu để nhận biết căn bệnh viêm chân răng đó là những vết sưng đỏ bao quanh vùng chân răng. Các vết sưng này có thể bao gồm các túi mủ trong đó. Vì vậy, khi đánh răng hoặc ăn nhai, túi mủ rất dễ bị vỡ ra gây tình trạng chảy máu chân răng hoặc là chảy máu sau khi đánh răng xong. Các ổ viêm vì thế mà có thể bị loét nghiêm trọng hơn. 

Bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng hôi miệng và các bệnh lý liên quan đến lợi. Có thể kể đến như: tụt lợi, khiến cho chân răng bị lộ ra; hoặc là tạo ra các túi lợi giả. Thậm chí, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng mất răng, rụng răng. 

Tụt lợi cũng là một biểu hiện khi bị viêm chân răng
Tụt lợi cũng là một biểu hiện khi bị viêm chân răng

Xem thêm: Nguyên nhân sưng nướu răng và cách điều trị

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM CHÂN RĂNG

Người bị viêm chân răng sẽ phải chịu những cơn đau nhức kéo dài. Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng viêm chân răng này? Trước hết ta cần phải đi tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm chân răng.

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn chính là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các bệnh nha khoa. Vi khuẩn có trong khoang miệng, hoặc có trong mảng bám chính là thủ phạm dẫn đến bệnh lý viêm chân răng. Nếu khâu vệ sinh không đủ sạch, mảng bám vôi răng sẽ hình thành. Kèm theo đó là ổ vi khuẩn gây hại cho răng. Nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời, vôi răng sẽ làm nướu bị nhiễm trùng, sưng đỏ; thậm chí là chảy máu. Nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng viêm chân răng. 
  • Răng không đều, lệch khớp cắn: Có thể bạn không biết, việc răng mọc không đều cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm chân răng. Lý do là bởi việc mọc lệch sẽ làm tăng khả năng hình thành cao răng, hoặc các mảng bám bị kẹt lại giữa các răng. Càng nhiều cao răng và mảng bám tích tụ, nguy cơ  gây ra những biến chứng càng cao.
Lệch khớp cắn là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm chân răng
Lệch khớp cắn là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm chân răng
  • Do các bệnh lý khác gây ra: Khô miệng, sâu răng hay thay đổi hormone cũng sẽ khiến cho bạn bị viêm chân răng. Lý giải điều này, sâu răng hay khô miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, gây tình trạng sưng tấy nướu quanh chân răng. Ngoài ra, thay đổi hormone cũng là nguyên nhân dẫn đến việc viêm chân răng, vì vậy mà ta thường thấy trẻ em và phụ nữ mang thai sẽ gặp các vấn đề về nướu. 
  • Vệ sinh răng miệng chưa đủ sạch: Vệ sinh răng miệng luôn là bước quan trọng nhất. Bởi vì khi khoang miệng có đủ sạch thì sự hoạt động của vi khuẩn mới bị ức chế. Cần phải loại bỏ sạch các mảng bám, đánh răng kỹ càng, ít nhất 2 lần/ ngày để khoang miệng luôn sạch.
  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Thực tế chỉ ra rằng, chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nha khoa. Khi bị thiếu chất, cơ thể sẽ không đủ sức để kháng để có thể tránh tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một chế độ ăn có quá nhiều đường, chất béo sẽ làm tổn thương men răng, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi, làm viêm chân răng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe nha khoa
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe nha khoa
  • Thiếu Vitamin C: Thiếu vitamin C cũng trở thành một lý do dẫn đến tình trạng viêm chân răng. Bởi vì đủ vitamin C thì cơ thể mới đủ đề kháng để chống viêm, đồng thời là phòng tránh các bệnh lý nha khoa khác. 
  • Các thói quen xấu: Nghiến răng, dùng răng để mở bao bì sản phẩm sẽ gián tiếp gây ra những tổn thương phần mô nướu. Nướu bị chảy máu rất dễ bị nhiễm trùng hoặc là viêm chân răng.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm chân răng. Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác chưa kể đến như: suy dinh dưỡng, các bệnh về máu,… cũng gây ra biến chứng viêm chân răng.

Các bệnh về máu cũng là một trong những tác nhân gây nên hiện tượng viêm chân răng
Các bệnh về máu cũng là một trong những tác nhân gây nên hiện tượng viêm chân răng

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM CHÂN RĂNG CÓ MỦ

Viêm chân răng sẽ chia thành các giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu của viêm chân răng, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng hơn, khi chân răng xuất hiện túi mủ thì bạn cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe nha khoa và lựa chọn các phương pháp thích hợp nhất. 

Làm thế nào để điều trị viêm chân răng?
Làm thế nào để điều trị viêm chân răng?

Vậy làm thế nào để điều trị viêm chân răng? Bài viết này sẽ chỉ ra các phương pháp điều trị theo từng giai đoạn viêm chân răng.

Điều trị viêm chân răng ở giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn này, phần nướu bao quanh chân răng bị sưng. Tuy nhiên, vì nướu và phần mô nha chu chưa bị tổn thương nghiêm trọng nên phương pháp điều trị cũng rất đơn giản và dễ dàng.

  • Nếu đến các trung tâm nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số phương pháp chuyên môn như: Cạo vôi răng, chà chân răng, sử dụng thuốc kháng sinh,…
  • Cạo vôi răng: Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mảng bám tích tụ trên bề mặt răng và ở phần dưới của nướu. Sau đó là vệ sinh răng sạch sẽ. Phần nướu bị sưng sẽ tự phục hồi trở lại.
Cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám
Cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám
  • Chà chân răng: đây là phương pháp sử dụng các công cụ chuyên biệt để chà nhẵn bề mặt chân răng. Mục đích của việc chà nhẵn này là để ngăn chặn tình trạng vôi răng và vi khuẩn tích tụ lại.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng giúp kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh phát sinh các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Ngoài ra, ngay tại nhà bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp khắc phục tình trạng viêm chân răng. Hầu hết các nguyên liệu sử dụng đều là những thứ dễ kiếm, có giá thành rẻ.
Gừng, muối, chanh đều là những thứ giúp làm giảm tình trạng viêm chân răng
Gừng, muối, chanh đều là những thứ giúp làm giảm tình trạng viêm chân răng
  • Nước muối: Việc súc miệng bằng nước muối có tác dụng diệt khuẩn, làm giảm hoạt động của vi khuẩn tấn công vết sưng viêm. Súc miệng nước muối 3 lần/ngày sẽ có tác dụng giảm sưng và sát khuẩn vùng chân răng bị viêm.
  • Gừng: Gừng tươi có tính cay và nóng. Gừng tươi thái sợi, đun sôi sẽ trở thành một sản phẩm súc miệng giúp tiêu viêm, giảm sưng, đau do viêm chân răng gây ra. Bạn cũng có thể uống nước gừng trực tiếp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng sản phẩm này để tránh ợ nóng, tiêu chảy hoặc là dị ứng.
  • Tỏi: Tỏi băm nhỏ, kết hợp với chút muối sẽ tạo thành hỗn hợp giảm viêm chân răng. Đều đặn 3 lần/ ngày, thoa hỗn hợp này lên phần nướu bị viêm sưng sẽ làm giảm các cơn đau, giảm sưng, viêm.
  • Mật ong: Thoa một chút mật ong lên phần viêm chân răng ngay sau khi đã đánh răng xong. Với tính kháng khuẩn và trị viêm ổn, mật ong sẽ giúp vết viêm chân răng sẽ nhanh chóng lành lại.
  • Chanh: Nước cốt chanh pha với muối thoa vào chân răng. Để hỗn hợp trong vài phút rồi súc miệng lại bằng nước để khắc phục tình trạng viêm chân răng. Tuy nhiên, không để hỗn hợp này quá lâu, không thoa lên phần răng vì tính axit sẽ làm mòn men răng, ê buốt răng.

Các phương pháp điều trị trên sẽ khắc phục tình trạng viêm chân răng. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp tạm thời. Nếu tình trạng viêm chân răng không được cải thiện, các cơn đau vẫn còn dai dẳng thì bạn sẽ cần phải thực hiện các phẫu thuật nha khoa.

Điều trị viêm chân răng ở giai đoạn nặng

Khi viêm chân răng đã chuyển biến nặng, xung quanh phần nướu bao quanh răng sẽ xuất hiện các túi mủ. Ở giai đoạn này, phương pháp điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Bên cạnh bước loại bỏ vôi răng – tác nhân làm chân răng bị viêm thì còn phải kết hợp các phương pháp chuyên sâu khác: mở nướu, nạo túi nha chu và làm sạch gốc răng. Ở trường hợp viêm chân răng nặng, ngoài hình thành túi mủ còn là tụt lợi thì còn cần phải ghép vạt lợi để quá trình phục hồi của nướu diễn ra nhanh hơn. Bắt buộc, phải dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Khi tình trạng chuyển biến nặng, bạn cần phải đến các trung tâm nha khoa để điều trị chuyên sâu
Khi tình trạng chuyển biến nặng, bạn cần phải đến các trung tâm nha khoa để điều trị chuyên sâu

Công đoạn để xử lý viêm chân răng có mủ gồm các bước sau:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để phân tách vùng chân răng bị viêm.
  • Gây tê: Công đoạn gây tê giúp cho quá trình thực hiện tiểu phẫu diễn ra trơn tru, không bị ngắt quãng. Bản thân người bệnh cũng sẽ cảm thấy bớt đau đớn và khó chịu hơn.
  • Loại bỏ vôi răng: Việc loại bỏ vôi răng đồng nghĩa với việc loại bỏ mầm mống vi khuẩn gây bệnh. Bởi vì vi khuẩn ở các mảng bám chính là thủ phạm khiến cho các ổ viêm bị nặng hơn.
  • Loại bỏ ổ viêm nhiễm: Các nha sĩ sẽ sử dụng các thủ thuật chuyên sâu để loại bỏ các túi mủ và ổ viêm. 
  • Làm sạch: Sau khi các ổ viêm được loại bỏ, na sĩ sẽ tiến hành làm sạch. Thêm vào đó có thể sử dụng các loại chất để tránh làm loét vết thương vừa xử lý.
Sau khi cạo bỏ vôi răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các túi mủ
Sau khi cạo bỏ vôi răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các túi mủ

Để loại bỏ các ổ viêm, có rất nhiều các cách khác nhau. Tuy nhiên, một số phương pháp hay được sử dụng nhất phải kể đến là:

  • Dẫn lưu khối mủ (hay còn được gọi là chích rạch ổ abscess): Ngay tại vị trí sưng viêm có túi mủ, bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ đến có thể loại bỏ dịch mủ.
  • Cắt cuống răng: là phương pháp loại bỏ ổ nhiễm trùng ở cuống răng.
  • Chữa tủy răng: tủy răng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó, bác sĩ sẽ làm sạch và hàn kín khoảng trống vừa tạo hoặc bọc sứ.
Phương pháp lấy tủy răng
Phương pháp lấy tủy răng

Trong trường hợp viêm chân răng chuyển biến quá nặng, rất có thể bác sĩ sẽ chỉ định phải nhổ răng. Khi răng bị sâu quá nghiêm trọng, ổ nhiễm trùng tạo thành nang to trong xương, lan rộng sang các cùng răng khác thì buộc phải nhổ chiếc răng bị viêm nặng đó để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe các răng khác. Không dừng lại ở đó, các bác sĩ sẽ phải loại bỏ hết nang, hết túi mủ để răng không bị tổn thương nặng hơn. Thậm chí còn phải thay bằng răng giả. Khi ấy, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, thậm chí là không thể chữa được.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn buộc phải đến các trung tâm nha khoa để khám. Việc phát hiện những biến đổi sớm nhất có thể giúp các bác sĩ kịp thời chữa trị, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nếu viêm chân răng quá nặng, bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành nhổ răng
Nếu viêm chân răng quá nặng, bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành nhổ răng

CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM CHÂN RĂNG

Với những biến chứng và hậu quả khôn lường như thế, để phòng tránh căn bệnh viêm chân răng, bạn cần phải lưu ý những biện pháp để cải thiện sức khỏe răng miệng ngay lập tức. Ngay từ bây giờ, hãy tạo dựng cho bản thân những thói quen tốt để tránh tình trạng viêm chân răng chuyển biến nặng và những biến chứng liên quan.

  • Chăm sóc răng miệng hằng ngày kỹ càng: Chúng ta cần biết rằng, vi khuẩn chính là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các bệnh lý nha khoa nói chung và bệnh viêm chân răng nói riêng. Vì thế khâu làm sạch luôn là bước quan trọng nhất. Đều đặn đánh răng ít nhất 2 ngày một lần để răng miệng luôn sạch, thơm. Sau mỗi bữa ăn cần sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám còn kẹt ở các răng. Bên cạnh đó, cần chăm chỉ súc miệng để khoang miệng luôn được diệt khuẩn và sạch sẽ, hạn chế các hoạt động của vi khuẩn gây nên.
Chăm sóc răng miệng kĩ càng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa
Chăm sóc răng miệng kĩ càng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa
  • Loại bỏ vôi răng định kỳ: Vôi răng sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Vì vậy mà việc loại bỏ vôi răng định kỳ sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn tới nướu và răng.
  • Đến khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần: Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về nướu, bạn cần thường xuyên khám để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe nha khoa và có phương án chữa trị kịp thời.
Khám nha khoa định kì để kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn
Khám nha khoa định kì để kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ đối với sức khỏe răng miệng. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường và các sản phẩm có tính axit cao; hạn chế đồ ăn quá cay nóng. Bởi nó sẽ làm tổn thương men răng, gây sưng nướu. Để có một hàm răng chắc khỏe, bạn cũng nên bổ sung thêm canxi, vitamin C, vitamin K,… từ các thực phẩm trứng, đậu, sữa, nấm,…
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
  • Loại bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe răng miệng: Nghiến răng, dùng răng mở bao bì hay hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến viêm chân răng. 

Trên đây là một số cách giúp cải thiện sức khỏe nha khoa. Tạo dựng cho bản thân một sức khỏe tốt để phòng tránh viêm chân răng và các bệnh lý nha khoa liên quan.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Sâu răng hàm trên có nguy hiểm không? Cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaSâu răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo