Bệnh nha chu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh nha chu là một căn bệnh răng miệng phổ biến, nó có thể gây khó chịu cho người bệnh nhưng phần lớn có thể phòng ngừa được. Bệnh nha chu thường là hậu quả của thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không thường xuyên. Vì thế, việc tốt nhất để ngăn chặn bệnh nha chu chính là đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa và kiểm tra răng miệng thường xuyên tại bệnh viện hay phòng khám. Những điều này góp phần cải thiện đáng kể mức độ trầm trọng của bệnh nha chu, tăng khả năng chữa khỏi bệnh và cũng có thể làm giảm khả năng phát triển bệnh lên thành các bệnh nặng hơn.

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu, hay còn được gọi là bệnh nướu răng, là một bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng nướu răng ở mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nướu răng và mô mềm của răng. Bệnh nha chu thường gặp ở người trung niên và người già. Nếu không điều trị triệt để, bệnh nha chu có thể phá hủy chân răng và làm mất liên kết giữa răng và tổ chức nâng đỡ răng. Bệnh nha chu thường dễ bị bỏ qua vì nó phát triển thầm lặng, ở tình trạng nặng, nó có thể làm lung lay răng hoặc dẫn đến gãy rụng răng.

Hinh-anh-benh-nha-chu-co-the-ban-chua-biet
Hình ảnh bệnh nha chu, có thể bạn chưa biết

Dấu hiệu bệnh nha chu

Thông thường, nướu răng khỏe mạnh có đặc điểm rất rắn chắc, có màu hồng nhạt và vừa khít với răng. Khi mắc bệnh nha chu, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này có thể bao gồm những biểu hiện sau đây:

  • Nướu bị sưng hoặc tấy
  • Nướu răng đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc đỏ tía
  • Nướu có cảm giác mềm hơn bình thường khi chạm vào
  • Nướu dễ dàng bị chảy máu
  • Bàn chải đánh răng có dính máu sau khi đánh răng
  • Khạc ra máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Hôi miệng
  • Có mủ giữa răng và nướu
  • Răng lung lay hoặc tự rụng răng khi không bị tác động gì
  • Đau buốt khi nhai thức ăn
  • Giữa các răng xuất hiện những khoảng trống không rõ nguyên nhân
  • Nướu bị long ra khỏi răng, không bám chắc nữa mà làm cho răng trông dài hơn bình thường
  • Răng trên các hàm của bạn không còn khớp nhau nữa

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Trong hầu hết các trường hợp gây bệnh, sự phát triển của bệnh nha chu khở phát từ các mảng bám từ thức ăn thừa – một lớp màng dính trên răng, là nguyên nhân chủ yếu gây vi khuẩn phá hoại sức khỏe răng miệng. Nếu không được làm sạch và xử lý kịp thời, tiến trình gây bệnh nha chu của mảng bám có thể được hiểu theo quy trình dưới đây:

  • Thứ nhất, mảng bám hình thành trên răng khi tinh bột và đường còn vương lại do thực phẩm tiêu thụ trong ngày sẽ chuyển hóa và tương tác với vi khuẩn vốn có trong khoang miệng, gây nên vi khuẩn có hại nếu không vệ sinh răng miệng nhanh chóng và thường xuyên. Hãy cố gắng đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để loại bỏ mảng bám, tuy nhiên, mảng bám có rất nhiều khả năng sẽ tái hình thành nhanh chóng.
Mang-bam-Thu-pham-gay-benh-nha-chu
Mảng bám – “Thủ phạm” gây bệnh nha chu
  • Thứ hai, mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu tạo thành cao răng (vôi răng) nếu như mảng bám vẫn còn nằm trên răng của bạn. Bởi vì cao răng thì khó loại bỏ hơn và chứa đầy vi khuẩn gây hại, cho nên mảng bám và cao răng lưu lại trên răng càng lâu thì chúng càng có thể gây hại nhiều hơn. Bạn không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa – bạn cần đi gặp nha sĩ và nhờ thao tác chuyên nghiệp để loại bỏ triệt để nó.
  • Thứ ba, mảng bám răng có thể gây ra viêm nướu răng, đây là dạng nhẹ nhất của bệnh nướu răng. Viêm nướu răng là tình trạng kích ứng và viêm phần mô nướu xung quanh chân răng (nướu). Tình trạng viêm nướu có thể được hồi phục bằng điều trị có chuyên môn cao và chăm sóc răng miệng thường xuyên tại nhà.
  • Tuy nhiên, tình trạng viêm nướu liên tục có thể gây ra viêm nha chu, cuối cùng gây ra các túi nha chu giữa nướu và răng chứa đầy những mảng bám, cao răng và vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Theo thời gian, những túi nha chu này trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn hơn và gây đau nhức hơn. Nếu không được điều trị, những túi nha chu do nhiễm trùng này sẽ gây mất mô và xương răng, hậu quả cuối cùng có thể gây cho bệnh nhân bị rụng mất một hoặc nhiều răng. Không chỉ vậy, tình trạng nha chu mãn tính có thể làm giảm hiệu năng cho hệ thống miễn dịch của bạn.

Cách điều trị bệnh nha chu

Điều trị khẩn cấp

Khi mắc bệnh nha chu, ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc bệnh nhân có thể xuất hiện những ổ mủ (áp-xe), ổ mủ có thể tạm thời khỏi nếu như sử dụng thuốc kháng sinh hay chống viêm. Thế nhưng bệnh sẽ vẫn còn tồn tại và dần dần trở nên bệnh mãn tính, nguy hiểm hơn bệnh sẽ bộc phát những cơn cấp tính, tình trạng này sẽ tái diễn theo chu kỳ và bệnh nha chu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Thuoc-khang-sinh-chong-viem-duoc-lua-chon-dieu-tri-benh-nha-chu
Thuốc kháng sinh, chống viêm được lựa chọn điều trị bệnh nha chu

Điều trị không phẫu thuật

  • Chỉnh sửa hoặc thay thế những miếng trám răng và phục hình răng sai kỹ thuật.
  • Đánh giá và chỉ định răng cần phải nhổ khi không thể giữ lại được.
  • Cố định lại răng nếu như xảy ra tình trạng bị lung lay.
  • Thực hiện việc phục hình răng tạm thời nếu cần thiết.
  • Đi lấy cao răng – xử lý mặt gốc răng.
  • Chấm các loại thuốc sát khuẩn, chống viêm lên vết thương do bệnh nha chu gây nên.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng cho bệnh nha chu, chỉ áp dụng khi đã áp dụng hết tất cả các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu phục hồi. Điều trị bệnh nha chu bằng phương pháp phẫu thuật thường có các loại sau:

  • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Phương pháp này tập trung làm giảm độ sâu của túi nha chu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo: Khi xương và mô nha chu bị phá hủy tạo, nó sẽ tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi nha chu ngày càng sâu thì càng chứa đựng nhiều vi khuẩn, không dừng lại ở đó, túi nha chu còn tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu làm cho răng lung lay nhiều hơn. Sau quá trình phẫu thuật này, một phần của xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại sau khi bị mài mòn.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Bệnh nha chu dẫn đến chân răng bị hở do tụt lợi. Phẫu thuật ghép mô mềm có lợi thế phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi – nguyên nhân chính gây nên sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Phẫu thuật này có thể tiến hành ở một răng duy nhất hoặc nhiều răng, với mục đích chính là khiến đường viền lợi trở nên khỏe mạnh như cũ và cải thiện nhiều tình trạng ê buốt răng.
Ghep-mo-mem-co-the-duoc-thuc-hien-neu-benh-nha-chu-o-giai-doan-nang
Ghép mô mềm có thể được thực hiện nếu bệnh nha chu ở giai đoạn nặng

Điều trị duy trì

Sau khi bệnh nha chu được điều trị bằng các phương pháp hữu dụng và dần trở nên ổn định hơn, người bệnh vẫn cần được kiểm tra, theo dõi, thăm khám định kỳ thường xuyên và áp dụng điều trị duy trì để có thể kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa sự tái phát.

Cách phòng ngừa bệnh nha chu

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu là hình thành nên thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi còn nhỏ cho đến tận sau này. Còn một cách hữu hiệu hơn để phòng ngừa bệnh nha chu, đó chính là thăm khám nha sĩ thường xuyên, đây luôn là cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe răng miệng.

  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày: Đơn giản chỉ là đánh răng mỗi lần đủ 2 phút, ít nhất mỗi ngày hai lần vào buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Khuyến khích dùng chỉ nha khoa tối thiểu một lần trong ngày trước khi đánh răng để bàn chải dễ dàng làm sạch các mảnh bám thức ăn thừa và vi khuẩn trên đó. Từ đó, vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn ở môi trường xung quanh răng và bảo vệ răng tốt hơn khỏi bệnh nha chu.
Cham-soc-rang-mieng-dung-du-giup-bao-ve-nha-chu-va-rang-mieng-khoe-manh
Chăm sóc răng miệng đúng, đủ giúp bảo vệ nha chu và răng miệng khỏe mạnh
  • Thăm khám nha khoa thường xuyên: Gặp nha sĩ hoặc nhân viên vệ sinh răng miệng thường xuyên để làm sạch các mảng bám hoặc cao răng, lý tưởng nhất là chu kỳ từ sáu đến 12 tháng một lần. Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh nha chu, bạn nên chăm chỉ đến nha khoa nhiều hơn để sớm phát hiện và xử lý bệnh lý, tránh trường hợp xấu nhất là phát sinh bệnh về răng miệng nghiêm trọng ngoài ý muốn.
Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo