Sâu chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Chân răng là một phần quan trọng để cấu tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh, có vai trò giúp cho răng bám chắc vào nướu. Mặc dù được nướu bảo vệ nhưng chân răng vẫn có nguy cơ bị sâu, hơn nữa sâu chân răng lại lây lan và phát triển một cách nhanh chóng hơn rất nhiều so với phần thân răng. Một khi chân răng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nướu và phần thân răng bên trên, gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể của người mắc.  Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng sâu chân răng cũng như các cách để điều trị dứt điểm tình trạng này.

Sâu chân răng là gì? Dấu hiệu nhận biết sâu răng

Sâu chân răng là gì?

Sâu chân răng là tình trạng răng bị sâu trên bề mặt chân răng, nơi tiếp giáp với nướu răng. Chân răng khi lộ ra ngoài sẽ rất dễ bị sâu bởi vì chân răng chỉ được bao phủ bởi một lớp giống như khoáng chất mỏng và ít có khả năng bảo hơn men răng. Thông thường, nướu che phủ và bảo vệ phần chân răng khỏi vi khuẩn nhưng với tình trạng tụt nướu, chân răng phải phụ thuộc vào lớp khoáng chất mỏng bảo vệ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sâu chân răng dễ lây lan với tốc độ nhanh hơn sâu răng thường.

Hinh-anh-sau-chan-rang

Hình ảnh sâu chân răng

Dấu hiệu nhận biết sâu chân răng

Có những lỗ nhỏ hoặc vết đen xuất hiện trên thân răng và phần chân răng. Đây là dấu hiệu sâu răng ở giai đoạn đầu, khi vi khuẩn mới bắt đầu ăn vào chân răng. Tuy nhiên dấu hiệu này thường khó nhận biết

Nếu giai đoạn đầu không được phát hiện và điều trị thì các vết đen sẽ trở thành những lỗ đen to ở phần thân hoặc chân răng, dễ dàng quan sát được. Lúc này cần có phương pháp chữa trị ngay lập tức

Ngoài ra có một số dấu hiệu khác để nhận biết sâu chân răng như:

  • Có cảm giác ê buốt chân răng khi ăn hoặc uống đồ quá nóng, quá lạnh hoặc đồ có vị chua, ngọt…
  • Khi súc miệng, đánh răng thấy chân răng ê buốt khó chịu
  • Sưng và đau nướu
  • Xuất hiện những cơn đau nhức dai dẳng, khó chịu

Cam-giac-e-buot-la-dau-hieu-de-nhan-biet-khi-bi-sau-chan-rang

Cảm giác ê buốt là dấu hiệu dễ nhận biết khi bị sâu chân răng

Xem thêm: Cách chữa sâu răng hàm tại nhà hiệu quả, tiết kiệm

Nguyên nhân sâu chân răng

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu gây ra tất cả các bệnh liên quan đến răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém chủ yếu nhắc đến việc không đánh răng thường xuyên hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. 

Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì vi khuẩn trong khoang miệng cùng với những vụn thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng hoặc kẽ răng sẽ tạo thành axit. Axit tích tụ trong miệng sẽ có nồng độ lớn dần. Khi nồng độ axit lớn đến mức  nước bọt chưa hoặc không thể trung hòa được thì lớp men răng bên ngoài sẽ bị axit ăn mòn dần, sau đó sẽ hình thành các lỗ sâu lớn ở chân răng

Mặc dù phần chân răng được bảo vệ kỹ càng hơn thân răng nhưng một khi bị tổn thương thì đây lại là phần dễ bị nặng hơn, hơn nữa lại nằm ở vị trí khó quan sát nên rất khó để phát hiện để điều trị kịp thời.

Không lấy cao răng

Cao răng cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu chân răng. Nếu như bạn không đi lấy cao răng thường xuyên thì lượng cao răng tích tụ và sẽ bị vôi hóa, sau đó chảy dần vào trong nướu rồi bám chặt vào chân răng.

Tình trạng này diễn ra lâu thì sẽ dẫn đến hiện tượng nướu bị tách ra khỏi chân răng. Từ đó tạo điều kiện dễ dàng cho vụn thức ăn đọng lại và bám ở vùng chân răng và tạo thành ổ vi khuẩn. Vi khuẩn gây hại vốn có trong cao răng kết hợp với vi khuẩn ở vùng chân răng do mảng bám tích tụ sẽ khiến cho chân răng bị sâu.

Cao-rang-mang-bam-nhieu-la-mot-trong-so-nhung-nguyen-nhan-gay-sau-rang

Cao răng (mảng bám) nhiều là một trong số những nguyên nhân gây sâu răng

Bệnh nha chu 

Bệnh nha chu là một dạng bệnh nướu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở nướu, mô và xương xung quanh. Những người gặp các vấn đề nha chu thường bị tụt nướu. Tụt nướu là tình trạng nướu bắt đầu kéo ra khỏi răng, cuối cùng là làm mất sự gắn kết của nha chu. Sự mất liên kết của nha chu là nguyên nhân cơ bản gây ra sâu chân răng. 

Tình trạng tụt nướu cũng sẽ dẫn đến hiện tượng răng bị tách ra khỏi nướu. Dần dần chân răng bị lộ ra ngoài, do lớp khoáng chất bao bọc chân răng mềm và mỏng hơn so với men răng nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu chân răng.

Sâu chân răng có nguy hiểm không?

Phần chân răng nằm ở bên dưới nướu, được nướu ôm lại và bảo vệ kỹ càng. Tuy nhiên một khi chân răng đã bị sâu và bị tổn thương thì mức độ diễn ra sẽ nặng nề hơn, khó điều trị hơn so với những lỗ sâu xảy ra trên bề mặt răng. Nếu sâu chân răng không được điều trị, bạn có thể bị nhiễm trùng miệng nghiêm trọng hoặc có những triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày 

  • Xuất hiện những cơn đau răng âm ỉ, liên tục
  • Gặp khó khăn trong quá trình ăn, nhai và nuốt ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá 
  • Vùng quanh răng bị sưng tấy, chảy mủ
  • Chân răng bị sâu trở nên yếu, có thể gây ra hiện tượng lung lay răng, nứt răng, gãy răng, nghiêm trọng hơn là mất răng
  • Hình thành áp xe răng
  • Sâu chân răng ăn vào tủy răng gây đen răng
  • Nhiễm trùng hoặc lở loét ở mô nướu xung quanh răng 
  • Nếu sâu răng ăn vào tuỷ sẽ dẫn đến tủy bị hoại tử, tác động đến các dây thần kinh gây ra hiện tượng đau đầu

Cách điều trị sâu chân răng

1. Thực hành chăm sóc răng miệng 

Chăm sóc răng miệng là việc làm quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh về nha khoa. Đây là bước cơ bản để giúp bảo vệ răng và đảm bảo tính hiệu quả của bất cứ phương pháp điều trị sâu chân răng nào khác. Các yếu tố quan trọng của quy trình vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa, chữa trị  sâu chân răng:

Cham-soc-rang-mieng-dung-du-giup-phong-ngua-sau-rang

Chăm sóc răng miệng đúng, đủ giúp phòng ngừa sâu răng

  • Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa fluor
  • Đánh răng hai lần một ngày 
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày 1 lần, đặc biệt sau bữa ăn
  • Khám răng và kiểm tra sức khỏe định kỳ sáu tháng một lần

2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sâu răng là do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng nên để điều trị sâu răng thì ngoài vệ sinh răng miệng tốt thì nhất thiết phải xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều đường, đồ ăn chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho răng miệng như các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu vitamin D, canxi,…
  • Trứng: trứng rất giàu vitamin D giúp ngăn ngừa sâu răng vì nó thúc đẩy sự phát triển của răng, giúp răng răng chắc khỏe hơn
  • Khoai lang: Khoai lang giàu vitamin A, cần thiết cho chức năng tiết nước bọt, làm giảm độ pH của miệng, giúp ngăn ngừa sâu răng
  • Bơ: Bơ có nhiều Vitamin B12 có lợi trong việc làm lành các vết thương ở miệng. Thiếu vitamin B có thể dẫn viêm nướu, nhiễm trùng nướu dẫn đến sâu răng.
  • Các loại đậu: Các loại đậu ngoài cung cấp protein tự nhiên còn chứa hàm lượng photphat cao, rất cần thiết để tái khoáng, giúp răng phục hồi lại và duy trì được sức khoẻ.

3. Điều trị dứt điểm tình trạng sâu chân răng 

Sâu chân răng khó phát hiện nhưng lại phát triển rất nhanh nên nếu gặp phải tình trạng sâu chân răng thì bạn cần tìm đến nha sĩ để được điều trị dứt điểm, tránh việc sâu răng tiến triển nặng khó điều trị và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tùy theo tình trạng sâu răng của bạn mà nha sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là cách điều trị sâu chân răng theo từng giai đoạn:

Tái khoáng cho răng

Biện pháp tái khoáng cho răng được thực hiện trong trường hợp chân răng mới bị sâu ở giai đoạn đầu, vẫn còn khả năng phục hồi. Phương pháp điều trị này bao gồm việc sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng có chứa fluor. Florua rất cần thiết để ngăn ngừa sâu răng vì nó có tác dụng giữ canxi và photphat trong miệng, đẩy mạnh quá trình tái khoáng.

Phần men răng, mô răng bị hỏng do sâu răng được tái khoáng sẽ hình thành nên một lớp cứng mới giúp bảo vệ răng tốt hơn, phòng ngừa sự sinh sôi của các loại vi khuẩn gây hại cũng như tránh tình trạng sâu răng tái phát trở lại. 

Trám lỗ chân răng

Tram-chan-rang-sau-la-phuong-phap-dieu-tri-hieu-qua

Trám chân răng sâu là phương pháp điều trị hiệu quả

Nếu sâu răng đã hình thành các lỗ sâu trên thân răng và chân răng thì phương pháp trám lỗ chân răng sẽ là phương pháp hiệu quả nhất. Trám lỗ chân răng sẽ có tác dụng làm sạch lỗ răng và ngăn ngừa lỗ sâu phát triển, miếng vật liệu được trám lên răng sẽ thay thế phần răng bị tổn thương đã bị loại bỏ trước khi trám. Việc này giúp răng được bảo vệ và có thể tiếp tục thực hiện chức năng của mình.

Trong trường hợp sâu chân răng nghiêm trọng hơn hoặc phát triển sang vị trí các răng khác, nha sĩ có thể đưa ra lời khuyên dùng phương pháp bọc răng sứ thay vì trám răng. Ngoài ra, nếu nghiêm trọng hơn nữa thì có thể cần phải cấy ghép răng hoặc làm cầu răng để điều trị dứt điểm.

Lấy tủy răng

Khi sâu răng chuyển sang giai đoạn nặng hơn, răng bị phá hủy tận vào tủy răng thì điều trị bằng cách lấy tủy răng sẽ tối ưu nhất, giúp ngăn chặn, không chế sự phát triển và lây lan của các vết sâu trên răng, tránh làm răng bị nhiễm trùng, đau nhức và mất răng. Những mô tủy bị tổn thương sẽ được loại bỏ, sau khi răng được làm sạch thì sẽ được trám bít  lại hoặc bọc sứ thẩm mỹ để bảo vệ răng tốt hơn.

Nhổ răng

Nếu khi được phát hiện, tình trạng sâu răng đang ở mức độ quá nặng. Mức độ này có những biểu hiện: cấu trúc răng đã bị tổn thương và phá hủy gần hết, mô răng không còn đủ cho việc phục hình, tình trạng viêm nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến các răng cận kề,… Lúc này thì phương pháp nhổ bỏ răng sâu sẽ được các nha sĩ chỉ định để điều trị. Phương pháp nhổ răng sẽ đảm bảo tình trạng viêm nhiễm và sâu răng không gây biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sức khỏe răng miệng của người bệnh.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo