Cách chữa trị sâu răng nhẹ dứt điểm không bị nặng thêm

Sâu răng nhẹ là giai đoạn sâu răng mới chỉ tấn công lớp men răng bên ngoài, chưa gây ra những cơn đau nhức, ê buốt. Tình trạng sâu răng ở mức độ nhẹ khá dễ dàng điều trị, có thể áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà hoặc tại các phòng khám nha khoa. Nhìn chung, những phương pháp điều trị kịp thời sẽ làm tăng khả năng chữa khỏi sâu răng hoàn toàn, ngăn chặn sâu răng phát triển sang giai đoạn nặng gây nguy hiểm tới sức khỏe. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhận biết các mức độ răng sâu từ nhẹ đến nặng, cũng như các cách điều trị sâu răng nhẹ dứt điểm, hiệu quả.

Các mức độ của sâu răng

Sâu răng xuất hiện lần đầu là khi men răng bắt đầu bị phá vỡ. Sự phá huỷ này là do vi khuẩn sống trong mảng bám (lớp màng dính được tạo thành bởi protein có trong nước bọt chuyển hóa thức ăn có đường còn sót lại trong miệng) tạo thành axit, loại axit này làm hỏng cấu trúc răng. Có tổng cộng 5 mức độ sâu răng. Ở mức độ nhẹ thì có thể được điều trị bằng cách duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt, mức độ nặng hơn thì cần đến sự can thiệp của nha sĩ. Dưới đây là cụ thể 5 mức độ của sâu răng, thông tin này sẽ giúp bạn xác định được tình trạng hiện tại để bạn có thể ngăn ngừa, điều trị đúng cách.

Mức độ 1: Xuất hiện các đốm trắng

Đây là mức độ nhẹ nhất của sâu răng khi trên bề mặt răng bắt đầu xuất hiện các vùng đốm trắng như phấn. Nguyên nhân hình thành các vết này là do răng bị mất canxi và các mảng bám tích tụ lâu ngày. Vi khuẩn trong mảng bám chuyển hóa đường từ thức ăn được tiêu thụ, tạo ra axit. Axit dần dần khử các khoáng chất tạo nên men răng, làm cho men răng xấu đi. Ở giai đoạn này, sâu răng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn được bằng các phương pháp điều trị tại nhà phù hợp.

Răng xuất hiện đốm trắng
Răng xuất hiện đốm trắng

 

Mức độ 2: Suy mòn men răng

Trong giai đoạn này, men răng bắt đầu bị vỡ bên dưới bề mặt răng. Men răng suy mòn nên quá trình tái khoáng tự nhiên không thể khôi phục men răng lại như ban đầu, từ đó gây ra những tổn thương hình thành bên trong răng. Các đốm trắng bắt đầu lan rộng và tạo thành các lỗ sâu. 

Mòn men răng
Mòn men răng

Mức độ 3: Phá huỷ ngà răng

Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn và axit sẽ tiếp tục phân hủy men răng và ăn sâu vào phần ngà răng. Ngà răng là ở giữa men răng và tủy răng. Khi sâu răng đến phần ngà răng, những cơn đau, buốt bắt đầu tăng lên, có thể cảm nhận rõ rệt. Lúc này sâu răng đã chuyển sang mức độ nặng. Khi lớp men dưới bề mặt bị suy yếu do mất các khoáng chất canxi và photphat quá nhiều, men răng sẽ sụp đổ và hình thành lỗ sâu răng lớn. 

Phá huỷ ngà răng
Phá huỷ ngà răng

Mức độ 4: Tấn công tủy răng

Tủy răng được coi là trung tâm đầu não của răng, được tạo thành từ các mô và tế bào sống. Các tế bào của tủy răng tạo ra ngà răng, đóng vai trò như mô liên kết giữa men răng và tủy răng. Nếu sâu răng tấn công vào tủy răng thì sẽ ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh trong răng. Lúc này, các cơn đau răng xuất hiện nhiều và liên tục, gây khó chịu. Ở mức độ sâu răng này, cách điều trị tốt nhất là lấy tủy răng để bảo vệ răng khỏi sự phát triển của sâu răng.

Tấn công tuỷ răng
Tấn công tuỷ răng

Mức độ 5: Hình thành áp xe

Hình thành áp xe

Hình thành áp xe là giai đoạn cuối của sâu răng, là mức độ nặng nhất và cũng gây nhiều đau đớn nhất. Tủy răng bị phá huỷ sẽ bị nhiễm khuẩn, tạo thành mủ gọi là áp xe. Nếu như bị nhiễm trùng đến đầu chân răng, các xương liền kề cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng theo. Lợi và lưỡi cũng bị sưng lên, gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng nói, có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Khi sâu răng ở mức độ nặng nhất này, muốn điều trị thì khả năng cao phải thực hiện phẫu thuật.

Xem thêm: 14 cách chữa trị đau răng sâu hiệu quả tức thời, nhanh nhất

Một số cách điều trị sâu răng nhẹ tại nhà 

Sâu răng ở mức độ 1 hoặc 2 có thể coi là mức độ nhẹ vì chỉ mới ảnh hưởng đến lớp men răng ngoài cùng, chưa xuất hiện nhiều triệu chứng nên có thể điều trị tại nhà. Những phương pháp chữa sâu răng tại nhà hầu hết đều rất đơn giản, tiết kiệm, và đem lại hiệu quả rõ rệt. Nếu bạn đang bị sâu răng ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng các cách trị sâu răng tại nhà dưới đây: 

1. Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị sâu răng nhẹ cũng như các bệnh nha khoa. Vệ sinh răng miệng đúng cách có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp làm chậm quá trình hủy khoáng, đẩy nhanh tốc độ tái khoáng ở men răng. Khi răng miệng được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể làm giảm số lượng các lỗ sâu nhỏ, ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng.

Cách vệ sinh răng miệng điều trị sâu răng nhẹ:

  • Chải răng 2-3 lần mỗi ngày. Dùng bàn chải có lông mềm, mảnh để dễ dàng làm sạch mảng bám; dùng kem đánh răng có chứa flour để đẩy nhanh quá trình tái khoáng, làm chậm quá trình hủy khoáng do vi khuẩn Streptococcus mutans gây ra 
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng, tránh dùng tăm để làm sạch răng vì tăm có thể gây tổn thương lợi, men răng, chân răng
  • Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau khi chải răng để làm sạch khoang miệng triệt để 
  • Ngoài ra, cần hạn chế đồ ăn nhiều đường, các chất kích thích… để tránh việc sâu răng tiến triển nhanh hơn

2. Chữa sâu răng bằng gừng tươi

Gừng tươi có khả năng chữa đau nhức răng nhờ đặc tính cay nóng, ngoài ra sử dụng gừng cũng có thể loại bỏ hôi miệng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Lấy gừng tươi rửa sạch, thái lát nhỏ 
  • Đặt lát gừng lên vị trí răng sâu và giữ chặt để gừng ra nước cốt
  • Giữ trong khoảng 5 – 7 phút 
  • Có thể thực hiện hàng ngày

3. Chữa sâu răng bằng lá ổi

Trong lá ổi chứa nhiều hợp chất astringents, dùng để kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Do vậy, hoàn toàn có thể sử dụng lá ổi để chữa sâu răng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch
  • Cho vào nước, sắc trong khoảng 1h.
  • Để nguội rồi dùng để súc miệng 
  • Thực hiện 2 lần 1 ngày

4. Chữa sâu răng bằng lá tía tô

Lá tía tô cũng có khả năng giữ hơi thở thơm tho, có tính sát khuẩn, giảm đau do vi khuẩn sâu răng gây ra.

Cách thực hiện:

  • Giã nát lá tía tô cùng một ít muối
  • Đắp phần lá đó lên vị trí răng bị sâu
  • Thực hiện 1-2 lần một tuần 

5. Chữa sâu răng bằng hỗn hợp gừng và tỏi

Gừng và tỏi đều có tính kháng viêm và sát trùng tốt, có khả năng chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, sử dụng hỗn hợp gừng và tỏi là phương pháp chữa sâu răng rất hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Giã nát gừng và tỏi cùng một chút muối
  • Lấy hỗn hợp đắp lên vùng răng sâu 
  • Thực hiện 2-3 lần một tuần

6. Chữa sâu răng bằng dầu đinh hương 

Dầu đinh hương khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm, vi khuẩn và virus nhờ có chứa chất eugenol. Vì thế sử dụng dầu đinh hương là một phương pháp an toàn để điều trị sâu răng.

Cách thực hiện:

  • Lấy tăm bông nhúng ngập vào dầu đinh hương
  • Dùng tăm bông đó bôi và xoa nhẹ nhàng lên vị trí răng sâu
  • Thực hiện 2-3 lần một ngày

7. Chữa sâu răng bằng vỏ trứng 

Vỏ trứng chứa nhiều canxi có tác dụng tái khoáng hóa men răng. Ngoài ra, vỏ trứng cũng có thể dùng để loại bỏ các mảng bám, đặc biệt khi kết hợp với baking soda và dầu dừa. Vì thế, đây cũng là một cách chữa sâu răng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vỏ trứng, cho vào nước và đun sôi trong vòng vài phút.
  • Để ráo nước rồi tán thành bột mịn.
  • Cho baking soda và dầu dừa vào bột vỏ trứng rồi khuấy đều 
  • Sử dụng để đánh răng mỗi ngày 1 lần

Lưu ý: Bảo quản trong hỗn hợp trong hộp kín

Nhìn chung, khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà cần kiên trì, thực hiện đúng cách, tuyệt đối đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm trùng. Tốt hơn hết, bạn vẫn nên đến gặp nha sĩ để theo dõi tình trạng của mình và được cho những lời khuyên cho việc điều trị trở nên hiệu quả nhất.

Điều trị sâu răng nhẹ tại Nha Khoa

8. Phương pháp tái khoáng

Phương pháp tái khoáng có tác dụng giúp tốc độ phục hồi men răng được đẩy nhanh , lấp đầy những lỗ sâu li ti và ngăn ngừa sâu răng phát triển. Đây là phương pháp phổ biến thường được áp dụng để chữa sâu răng ở mức độ nhẹ, khi  bề mặt răng chỉ mới xuất hiện các đốm trắng, chưa hình thành các lỗ sâu nhỏ màu đen. Có 2 cách điều trị sâu răng nhẹ bằng phương pháp tái khoáng 

  • Dùng hỗn hợp Calcium, Phosphate và Fluorine đổ vào vết sâu  với mục đích thu hẹp phần răng bị sâu màu trắng ngà. Trong khi đó, các tinh chất trong hỗn hợp có tác dụng  hạn chế sự phát triển, lây lan của vi khuẩn gây sâu răng, đồng thời tăng cường độ cứng cho men răng. 
  • Dùng gel chứa fluor nồng độ cao thoa lên trực tiếp lên men răng để bổ sung fluor. Phương pháp này không chỉ giúp tái khoáng mà còn có thể ngăn chặn vết sâu răng tiến triển, giúp men răng cứng chắc hơn

Lưu ý: Khi áp dụng phương pháp tái khoáng cần chú ý kết hợp chế độ chăm sóc răng miệng khoa học, có thể theo chỉ định của nha sĩ để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả.  

9. Phương pháp trám răng (hàn răng)

Phương pháp trám răng là phương pháp điều trị tình trạng sâu răng nhẹ một cách an toàn, hiệu quả. Trước khi thực hiện trám răng, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, sử dụng những dụng cụ chuyên biệt để loại bỏ những men răng màu đen, bị tổn thương bởi sâu răng. Sau đó sẽ trám bít lại bằng vật liệu trám răng đặc biệt. Một số vật liệu dùng để trám răng phổ biến: hỗn hợp sứ, nhựa composite,…

Tùy theo đặc thù của phòng khám nha khoa hoặc cơ địa của người bệnh, các nha sĩ sẽ có phương án sử dụng các chất trám phù hợp để đảm bảo an toàn đồng thời đem lại hiệu quả cao và lâu dài nhất.

Xem thêm:

Sưng chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo