15 Cách chữa trị sâu răng tại nhà hiệu quả vĩnh viễn

Sâu răng là một loại bệnh nha khoa mà rất nhiều người gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ tiến triển rất nhanh gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, thậm chí để lại những biến chứng nặng như tiêu xương quanh răng, mất răng. Chính vì thế, phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc tìm gặp nha sĩ, bạn cũng có thể tự mình điều trị để ngăn ngừa sự phát triển của nó. Bài viết này sẽ giới thiệu và hướng dẫn chi tiết các cách chữa trị sâu răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra sâu răng

Sâu răng là hiện tượng có những lỗ nhỏ xuất hiện trên bề mặt cứng của răng. Tác nhân chính gây sâu răng là vi khuẩn Streptococcus mutans. Loại vi khuẩn này vốn có sẵn trên bề mặt răng, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ tạo nên một lớp màng dính thường được gọi là mảng bám. Axit trong mảng bám này sẽ  ăn mòn men răng – lớp phủ của răng hình thành từ canxi và photphat và tạo thành lỗ nhỏ trên đó. Nếu không để ý và chữa trị nhanh, chúng sẽ xâm nhập vào lớp ngà bên dưới men răng, tạo thành lỗ sâu lớn, gây đau nhức, thậm chí phá hủy răng.

Các cách chữa trị sâu răng tại nhà

Theo kết quả của nghiên cứu từ những năm 1930, người ta cho rằng nguyên nhân bị sâu răng là do thiếu vitamin D trong chế độ ăn uống.  Theo đó, bổ sung vitamin D là phương pháp điều trị tại nhà được khuyến khích sử dụng và đã đem lại hiệu quả nhất định. 

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học, xã hội, người ta chỉ ra nhiều hơn các yếu tố có nguy cơ gây ra sâu răng, bao gồm:

  • Khô miệng hoặc có bệnh lý làm giảm lượng nước bọt trong miệng
  • Ăn những loại thức ăn dễ bám dính vào răng
  • Thường xuyên ăn đồ ngọt, đồ lạnh
  • Tình trạng ợ chua
  • Không vệ sinh răng miệng thường xuyên
  • Ăn trước khi đi ngủ

Sau đây là các biện pháp thực hiện tại nhà giúp ngăn ngừa sâu răng, điều trị “tiền sâu răng” bằng cách tái tạo lại các vùng men răng bị ăn mòn, suy yếu trước khi sâu răng phát triển mạnh hơn.

Xem thêm: 14 cách chữa trị đau răng sâu hiệu quả tức thời, nhanh nhất

1. Nhai kẹo cao su không đường

Kẹo cao su có chứa xylitol, có khả năng kích thích tiết nước bọt, tăng độ pH của mảng bám và giảm vi khuẩn S. mutans – tác nhân chính gây ra sâu răng. Kẹo cao su không đường chứa hợp chất casein phosphopeptide-canxi photphat vô định hình (CPP-ACP) cũng có tác dụng làm ức chế và giảm lượng vi khuẩn S. mutans, nhưng ở mức tốt hơn xylitol. Vì thế nhai kẹo cao su không đường là cách đơn giản nhất để trị sâu răng. 

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng kẹo cao su bởi nó có thể gây một số vấn đề không tốt cho sức khoẻ như: rối loạn tiêu hóa, gây mỏi hoặc đau khớp thái dương hàm, đầy bụng, chướng hơi,  biến đổi đặc tính sinh lý và thành phần của nước bọt,… 

Nhai kẹo cao su không đường ngừa sâu răng
Nhai kẹo cao su không đường ngừa sâu răng

2. Bổ sung vitamin D

Như đã đề cập ở trên, thiếu vitamin D là một trong những lý do gây ra sâu răng. Vì thế bổ sung vitamin D sẽ giúp ngăn ngừa, chữa trị sâu răng, cũng như làm răng chắc khỏe.

Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách ăn các thực phẩm chứa loại vitamin này như: các loại sữa, sữa chua, cá hồi, lòng đỏ trứng… Ngoài ra bạn cũng có thể hấp thụ vitamin D nhờ tắm nắng vào buổi sáng sớm. 

Vitamin D ngừa sâu răng
Vitamin D ngừa sâu răng

3. Đánh răng bằng kem đánh răng có fluor

Florua đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng và tái tạo men răng. Chính vì thế, các chuyên ra đã đưa ra lời khuyên rằng nên thường xuyên đánh răng với kem đánh răng có fluor để ngăn ngừa sâu răng, bảo vệ hàm răng chắc khỏe.

Kem đánh răng có fluor

4. Cắt bỏ thức ăn có đường

Theo khuyến cáo từ các Tổ chức Y tế thế giới, ăn thức ăn có chứa đường là yếu tố có nguy cơ lớn nhất gây ra sâu răng, vì vậy đây là cách chữa sâu răng rất được chú trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên giảm lượng đường xuống dưới 10 phần trăm tổng lượng calo của bạn trong ngày. Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên ăn những đồ ăn có đường một cách liên tục và thường xuyên vì nếu làm như vậy, men răng không có thời gian tái khoáng, men răng không tái khoáng được sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng.

5. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh cũng là một mẹo khá đơn giản để loại bỏ cảm giác khó chịu khi sâu răng. Đá lạnh sẽ có tác dụng kích thích lên các dây thần kinh quanh vùng răng giúp giảm đau hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Gói đá lạnh vào khăn hoặc miếng vải sạch
  • Áp túi đá vào vùng răng bị đau, chườm trong vòng 15-20 phút
  • Có thể chườm nhiều lần một lúc, mỗi lần cách nhau 15 phút
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Chườm lạnh hoặc chườm nóng

6. Nước muối

Súc miệng bằng nước muối giúp bạn giảm đau răng sâu đồng thời có tác dụng làm sạch răng miệng khá hiệu quả. Làm sạch các mảng bám trong khoang miệng sẽ giảm nguy cơ sâu răng hoặc sâu răng tiến triển, bên cạnh đó còn giảm thiểu viêm nhiễm.  

Cách thực hiện:

  • Cho 1 gram muối tinh vào nước và đun sôi 
  • Để hỗn hợp nước muối nguội bớt rồi dùng để súc miệng trong vòng 1 phút, tập trung vào khu vực sâu răng
  • Có thể súc miệng hàng ngày

Lưu ý:  Chỉ nên áp dụng khi có cơn đau nhức

Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối

7. Súc dầu

Súc dầu là phương pháp được sử dụng từ xa xưa để chữa các vấn đề về răng miệng. Trong đó, dầu dừa và dầu mè là 2 loại được dùng phổ biến nhất vì tính hiệu quả của nó. Súc miệng bằng dầu mè, dầu dừa có khả năng làm giảm mảng bám, viêm lợi và lượng vi khuẩn trong miệng một cách vô cùng hiệu quả, tương tự như những loại nước súc miệng có chứa chlorhexidine.

Cách thực hiện:

  • Ngậm một muỗng dầu mè hoặc dầu dừa trong miệng
  • Súc miệng bằng cách đẩy nước bọt qua lại các kẽ răng trong vòng 10 đến 20 phút cho đến khi dầu và nước bọt hòa lẫn biến thành nhũ trắng
  • Súc miệng lại bằng nước muối ấm
  • Đánh răng thật sạch sẽ

Lưu ý: Không nuốt dầu trong quá trình súc miệng. Súc miệng trước bữa ăn, thực hiện mỗi ngày 3 lần

8. Rễ cam thảo

Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) có chứa hai hợp chất là licoricidin và licorisoflavan A. Hai hợp chất này được các nhà nghiên cứu cho là rất có hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.

Các cách dùng cam thảo để chữa sâu răng:

  • Nhai trực tiếp một vài lát rễ cam thảo
  • Súc miệng với nước trà cam thảo
  • Dùng các loại kem đánh răng có chứa thành phần cam thảo

9. Rễ lá lốt

Trong rễ lá lốt có chứa tinh dầu và chất ancaloit, hai chất này có công dụng đặc hiệu là diệt khuẩn và kháng viêm. Chính vì vậy, sử dụng rễ lá lốt là một phương pháp đáng tin cậy để chữa sâu răng và loại bỏ những cơn đau nhức khó chịu do sâu răng gây ra. 

Cách thực hiện:

  • Giã nhỏ một ít rễ lá lốt với lượng nhỏ muối rồi lọc lấy nước
  • Dùng bông gòn thấm lấy nước cốt
  • Chấm miếng bông vào chỗ răng sâu, giữ nguyên trong vòng 5 phút 
  • Súc miệng lại bằng nước sạch
  • Thực hiện 2 lần một ngày

10. Trầu không

Lá trầu không được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc dân gian nhờ tính diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng tốt. Ngoài ra, tinh dầu trong lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, có thể ức chế các loại virus, vi khuẩn, nấm… Do đó lá trầu không hoàn toàn có thể sử dụng để điều trị sâu răng, giữ hơi thở thơm tho

Cách thực hiện:    

Súc miệng bằng nước lá trầu không

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không tươi với nước muối và để ráo
  • Vò xát hoặc cắt nhỏ lá, cho vào đun sôi với khoảng 1 lít nước 
  • Đun nước  trong vòng 5 – 10 phút 
  • Để nước nguội hoàn toàn sau đó sử dụng để súc miệng

Trầu không và rượu trắng

  • Giã nhỏ 2-3 là trầu không cùng một chút muối 
  • Hoà lá trầu đã giã nhỏ với 1 chén rượu trắng, để lắng lại, gạn lấy phần nước trong
  • Dùng bông gòn thấm nước đó, đặt vào vùng răng bị sâu trong 5 phút

Lưu ý:  Sử dụng phương pháp này  có thể khiến men răng bị bào mòn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng cách này trong khoảng 1-2 tuần. 

Nhai lá trầu 

  • Rửa sạch lá trầu, để ráo nước
  • Gói lá trầu với muối một chút muối biển rồi nhai trực tiếp
  • Sau khi nhai, ngậm dung dịch trong khoảng từ 3 – 5 phút rồi nhổ đi
  • Súc miệng lại bằng nước muối ấm

11. Lá ổi non

Lá ổi có vị chát, có tính chống viêm và kháng khuẩn nhờ trong lá có chứa chứa hợp chất astringents. Ngoài tác dụng chữa sâu răng cực kì hiệu quả, sử dụng lá ổi còn có tác dụng làm nướu chắc hơn và giảm đau nhức răng.

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 nắm lá ổi non, rửa sạch
  • Giã lá ổi cùng muối và nước ấm
  • Dùng bông thấm nước vừa thu được bôi vào vùng răng bị sâu

Lưu ý: Nên thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất

12. Trà xanh

Trà xanh chứa hợp chất polyphenol antioxidant, có tác dụng làm giảm mảng bám, ức chế sự phát triển cả vi khuẩn S.mutans, giảm mức độ vi khuẩn và axit có trong khoang miệng. Vì thế, lá trà xanh được sử dụng để chữa sâu răng và còn đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Lá trà xanh tươi

  • Lấy một nắm lá trà xanh, rửa sạch, vò xát
  • Hãm lá trà với nước sôi
  • Sử dụng làm nước súc miệng

Trà khô và rượu

  • Cho  khoảng 0.5 gam trà khô vào 0.5 lít rượu trắng 20 độ, để trong lọ thủy tinh
  • Ngâm trong trà trong rượu trong khoảng 1 ngày 
  • Lọc thành 2 phần: phần xác trà và phần nước rượu
  • Phần xác trà: đắp trực tiếp lên vết sâu ngậm chặt khoảng 5 phút rồi nhổ đi
  • Phần nước rượu: ngậm trong miệng 2-3 phút rồi nhổ ra ngoài

13. Gừng tỏi

Tỏi và gừng có chứa các thành phần như: fitonxit, allicin, glycogen, nhờ đó chúng có với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Các hoạt chất có trong tỏi và gừng còn có tác dụng giảm đau nhức, ức chế sự phát triển của sâu răng. Chính vì thế đây là một lựa chọn đáng tin cậy  trong việc điều trị sâu răng.

 

Cách thực hiện:

  • Lấy lượng gừng và tỏi theo tỉ lệ 1:1, đem rửa sạch
  • Giã nát gừng và tỏi cùng với một chút muối
  • Dùng bông sạch thấm lấy nước cốt
  • Đặt miếng bông vào vị trí răng sâu, giữ trong vòng 10-15 phút
  • Có thể thực hiện hàng ngày

14. Rau dền

Rau dền không chỉ là loại rau quen thuộc được sử dụng trong bữa cơm hàng ngày, mà còn có tác dụng chữa trị sâu răng. Trong rau dền có chuỗi peptid giúp làm giảm các tình trạng viêm sưng rất hiệu quả. Sử dụng rau dền để chữa sâu răng đã được áp dụng từ xa xưa với bài thuốc cổ được lưu lại đến tận ngày nay.

Cách thực hiện:

  • Rau dền rửa sạch, để ráo
  • Đốt rau dền thành than, tán nhỏ thành bột
  • Đắp bột lên vị trí răng bị sâu trong vòng 5 phút
  • Súc miệng lại bằng nước sạch 

15. Bạc hà

Sử dụng lá bạc hà cũng là một cách hiệu quả để chữa sâu răng. Bạc hà có tính tê, có khả năng diệt khuẩn giảm đau tốt. Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng vệ sinh răng miệng và giữ cho hơi thở thơm tho

Cách thực hiện:

  • Lấy lá bạc hà khô ngâm vào cốc nước sôi trong khoảng từ 20 – 30 phút
  • Dùng phần nước sau khi ngâm để súc miệng
  • Lặp lại 2-3 lần trong ngày

Tìm gặp nha sĩ

Các phương pháp điều trị tại nhà chỉ có khả năng hỗ trợ, giảm bớt nguy cơ tiến triển nặng hơn của sâu răng. Trên thực tế có nhiều vấn đề về răng miệng, thậm chí là sâu răng, ngấm ngầm phát triển mà không gây đau đớn hoặc xuất hiện các triệu chứng khác. Chính vì thế, bạn cần hình thành và duy trì thói quen kiểm tra răng miệng thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu gặp những vấn đề răng miệng.  

Khi đến gặp nha sĩ, tùy theo tình trạng của bạn mà nha sĩ sẽ có những cách điều trị sâu răng khác nhau. Một số cách điều trị phổ biến bao gồm:

  • Điều trị bằng florua: Nha sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc có chứa nhiều florua hơn kem đánh răng và nước súc miệng mà bạn có thể mua ở cửa hàng. Bạn cũng có thể được kê đơn, hướng dẫn sử dụng các loại dược phẩm đặc biệt này tuỳ theo pháp đồ điều trị của nha sĩ 
  • Trám răng: Trám răng là phương pháp điều trị khi sâu răng đã tiến triển ra ngoài lớp men răng
  • Mão răng: Mão răng là một lớp bọc được trang bị tùy chỉnh được đặt trên răng để điều trị sâu răng
  • Lấy tủy : Trong trường sâu răng đến bên trong của răng (tủy răng), bạn có thể cần phải lấy tủy răng
  • Nhổ răng: Đây là việc loại bỏ một chiếc răng bị sâu nặng, không thể điều trị được nữa

Kết luận

Nhai kẹo cao su, bổ sung vitamin D, súc dầu, sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên,… nhìn chung là các biện pháp điều trị tại nhà sẽ không thể loại bỏ sâu răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, những phương pháp này có tác dụng ngăn chặn lỗ sâu răng trở lên lớn hơn, lan rộng ra, đồng thời ngăn chặn sự hình thành những lỗ sâu răng mới. Hơn nữa, những phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp tái khoáng men răng đặc biệt tại các khu vực bị mềm hoặc yếu trước khi một lỗ sâu có thể phát triển.

Tóm lại, giống như bất cứ loại bệnh nào, sâu răng được phát hiện càng sớm thì càng dễ dàng điều trị triệt để, tận gốc. Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày, áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà hợp lý và đến nha sĩ thường xuyên sẽ giúp các bạn có thể bảo vệ hàm răng của mình luôn chắc khỏe.

 

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo