Niềng răng mắc cài là gì? Ưu, nhược điểm và chi phí từng loại

Niềng răng mắc cài là một trong những phương pháp chỉnh nha hữu hiệu hàng đầu ngày nay. Phương pháp này giúp khắc phục hình dáng không đẹp của hàm răng như răng hô móm, răng mọc lệch,… Vậy phương pháp này có ưu, nhược điểm gì? Quy trình niềng răng như thế nào? Hãy cùng Sunshine Dental Clinic tìm hiểu về phương pháp chỉnh nha này nhé!

Niềng răng mắc cài là gì?

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha thông minh, có thời gian điều trị ngắn nhất. Phương pháp này sử dụng hệ thống khí cụ gồm mắc cài, dây cung, dây thun để tạo áp lực lên răng. Từ đó giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong đợi – trên cung hàm. Thực hiện niềng răng – mắc cài sẽ khắc phục nhược điểm về mặt thẩm mỹ của răng. Chúng cũng khiến khớp cắn trở nên tương thích, giúp người bệnh phát âm chính xác, ăn nhai dễ dàng. 

Các loại mắc cài trong niềng răng

Phụ thuộc vào cấu tạo, chất liệu, tính năng và hình thức mà niềng răng theo phương thức mắc cài được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Nhìn chung, một số phương pháp mắc cài được sử dụng phổ biến tại các nha khoa là mắc cài niềng răng sứ, niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc,..

Tham khảo: Niềng răng bị hóp má: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ưu, nhược điểm của mắc cài niềng răng

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha hiệu quả được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội của phương pháp chỉnh nha này.

Ưu điểm

  • Dịch chuyển răng nhanh chóng và ổn định: những chiếc mắc cài trên răng kết hợp cùng dây cung kim loại sẽ giúp những chiếc răng mọc lệch nhanh chóng trở về đúng vị trí khớp cắn ban đầu.
  • Mang lại hiệu quả lâu dài, tiết kiệm chi phí: Với phần móc cài được làm từ sứ, kim loại, phương pháp mắc cài có độ bền rất cao. Ngoài ra chi phí niềng răng cũng không cao, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
  • Hạn chế đau đớn, khó chịu cho khách hàng: Việc kết hợp của móc cài tự động và dây dung trượt tự do trong rãnh, giúp giảm tối thiểu sự đau đớn khi đeo mắc cài. Đặc biệt việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Không tác động, ảnh hưởng đến khung xương hàm: Việc bác sĩ điều chỉnh dây cung và mắc cài trong các buổi tái khám sẽ giúp xương hàm của bạn tái tạo.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, phương pháp mắc cài cũng tồn tại những nhược điểm. Song, tùy thuộc vào từng chất liệu, cấu tạo, tính năng mà niềng răng –  mắc cài có những nhược điểm khác nhau.

Những trường hợp phù hợp niềng răng mắc cài

Phương pháp mắc cài có thể khắc phục được rất nhiều khuyết điểm của răng. Dưới đây là những trường hợp đặc biệt phù hợp với niềng răng mắc cài:

1. Răng móm

Răng móm là tình trạng phần răng ở hàm dưới bị chìa ra phần trước quá nhiều, bao trùm lên cả răng hàm trên. Biểu hiện của trường hợp này là tình trạng mặt lưỡi liềm, mặt gãy. Răng móm không những khiến người bệnh tư ti khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến việc phát âm và ăn nhai. Thực hiện phương pháp mắc cài có thể khắc phục triệt để tình trạng răng móm.

2. Răng hô

Răng hô là tình trạng các răng hàm trên chìa ra quá mức so với các răng hàm dưới. Hiện tượng mất cân đối hai hàm này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Song, với công nghệ tiên tiến, phương pháp mắc cài hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng răng hô.

Răng hô vẩu: Phân loại và cách điều trị | Vinmec

Nếu răng bạn đang bị hô cần lựa chọn niềng răng sớm để có hiệu quả tốt nhất

3. Răng lộn xộn, chen chúc

Răng lộn xộn, chen chúc hay răng khểnh thường không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ. Thậm chí một số răng khểnh mọc ở vị trí hợp lý còn giúp khách hàng trở nên xinh xắn, duyên dáng. Tuy nhiên, kiểu răng này lại dễ gây dắt thức ăn và khiến khách hàng khó vệ sinh răng miệng. Lúc này, thực hiện phương pháp mắc cài là phương pháp cần thiết.

4. Răng thưa, có nhiều khoảng hở

Răng thưa là trường hợp đặc biệt phù hợp với phương pháp mắc cài. Việc thực hiện niềng răng mắc cài sẽ giúp những khoảng hở trên cung hàm thu hẹp lại. Từ đó giúp quá trình ăn nhai trở nên dễ dàng, đảm bảo không làm tổn thương đến nướu lợi.

5. Hiện tượng cắn chéo vùng răng cửa, sai khớp cắn

Hiện tượng sai khớp cắn, cắn chéo vùng răng cửa, vùng răng sau sẽ gây tiêu xương tụt lợi. Hiện tượng này có tác động xấu đến cấu trúc xương hàm, làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt, lâu dần dẫn đến tình trạng móm gây khó khăn trong ăn nhai.

Xem thêm: Niềng răng tại nhà có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng mắc cài và chi phí

Phụ thuộc vào từng phương pháp cụ thể mà niềng răng mắc cài sẽ có chi phí khác nhau. Dưới đây là thông tin về một số phương pháp mắc cài và chi phí của chúng.

1. Niềng răng mắc cài kim loại tiêu chuẩn

Mắc cài kim loại tiêu chuẩn là phương pháp sử dụng mắc cài bằng chất liệu hợp kim kết hợp với dây thun, nhằm cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Từ đó, tạo ra lực kéo giúp răng dịch chuyển. Mức giá phổ biến của phương pháp này dao động từ 25 – 35 triệu.

Ưu điểm

  • Có mức giá rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng
  • Phù hợp với trẻ em vì sử dụng dây thun nhiều màu sắc
  • Tạo cảm giác dễ chịu thoải mái cho người niềng vì mắc cài kim loại mỏng

Nhược điểm

  • Thời gian tái khám diễn ra thường xuyên với 1 lần/ 1 tháng
  • Dây cung dễ bị bung khỏi mắc cài do dây thun có độ đàn hồi kém
  • Tính thẩm mỹ không cao vì màu của mắc cài kim loại tiêu chuẩn không tương đồng với màu răng

2. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Giống như phương pháp mắc cài kim loại tiêu chuẩn, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc cũng sử dụng chất liệu hợp kim không gỉ. Tuy nhiên điều khác biệt là phương pháp mắc cài kim loại tự buộc sử dụng chốt khóa tự động thay vì dây thun. Chốt khóa này có tác dụng giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài và tạo lực kéo giúp răng di chuyển. Phương pháp mắc cài kim loại tự buộc có mức giá giao động từ 35 – 45 triệu.

Mac-cai-tu-buoc

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc được nhiều khách hàng lựa chọn

Ưu điểm

  • Lực kéo răng ổn định, rút ngắn thời gian niềng
  • Không phải thường xuyên đến tái khám nha khoa
  • Hạn chế tối đa tình trạng tuột, bung mắc cài

Nhược điểm

  • Chi phí cao hơn mắc cài tiêu chuẩn
  • Mắc cài bị lộ rõ khi giao tiếp, tính thẩm mỹ không cao
  • Tạo cảm giác khó chịu, vướng víu khi đeo niềng vì mắc cài dày hơn mắc cài tiêu chuẩn

3. Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp niềng sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ và một số loại vật liệu vô cơ an toàn khác. Vì có nguồn gốc từ sứ thuần khiết nên mắc cài có màu sắc trong, tương đồng với màu răng thật. Tuy nhiên niềng răng  mắc cài sứ khá cồng kềnh và dễ hỏng. 

Khi bị va chạm, mắc cài sứ rất dễ bị nứt, vỡ. Do đó, người niềng cần hết sức cẩn trọng trong quá trình niềng răng sử dụng mắc cài sứ. Thông thường, quá trình niềng răng có mắc cài sứ sẽ dài hơn niềng răng có mắc cài kim loại từ 6 – 8 tháng. Chi phí niềng răng mắc cài sứ dao động từ 30 – 40 triệu.

Ưu điểm

  • Hiệu quả chỉnh nha cao, niềng răng diễn ra liên tục và ổn định
  • Tính thẩm mỹ cao với mắc cài sứ có màu sắc tương đồng với màu răng thật
  • An toàn, lành tính không gây kích ứng, khó chịu cho người niềng

Nhược điểm

  • Chi phí cao, hơn niềng răng mắc cài kim loại từ 10 – 15 triệu
  • Dễ vỡ, bể khi va chạm mạnh hoặc luyện tập thể thao
  • Gây cảm giác cộm và khó chịu cho người niềng ở thời gian đầu

4. Niềng răng mắc cài pha lê

Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp chỉnh nha cải tiến từ phương pháp mắc cài kim loại. Về cơ bản, niềng răng – mắc cài pha lê có cấu tạo giống với kỹ thuật chỉnh nha truyền thống. Tuy nhiên, ở phương pháp này, mắc cài được làm từ chất liệu pha lê thay vì kim loại, sứ. Khi dây cung gắn lên rảnh của mắc cài pha lê sẽ tạo ra một lực lớn. Lực này có tác dụng kéo, chỉnh và siết răng về vị trí chính xác trên cung hàm. Phương pháp  mắc cài pha lê có mức giá dao động từ 40 – 50 triệu.

Ưu điểm

  • Đem lại thẩm mỹ cao, người niềng thoải mái tự tin khi giao tiếp
  • An toàn lành tính, không gây kích ứng với răng miệng
  • hiệu quả chỉnh nha cao, khắc phục mọi khuyết điểm của răng

Nhược điểm

  • Chất liệu pha lê dễ bị vỡ so với các loại mắc niềng truyền thống khác
  • Mắc cài pha lê dễ bị nhiễm màu nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ

5. Niềng răng mắc cài mặt trong, mặt lưỡi

Niềng răng mắc cài mặt trong, mặt lưỡi là phương pháp sử dụng mắc cài có tính thẩm mỹ cao nhất trong các loại mắc cài. Bởi, ở phương pháp này, mắc cài được giấu bên trong răng, thay vì mắc cài mặt ngoài. Tuy nhiên, đây là một loại mắc cài đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao. Do đó, để quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả như mong đợi, người bệnh cần tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín. Thông thường phương pháp mắc cài mặt trong, mặt lưỡi có mức giá dao động từ 90 – 120 triệu.

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao, do mắc cài được gắn ở bên trong răng 

Nhược điểm

  • Yêu cầu kỹ thuật phức tạp, trình độ bác sĩ chuyên môn cao
  • Dễ bị giắt thức ăn và rất khó vệ sinh
  • Có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm, thậm chí là nói ngọng

Quy trình niềng răng mắc cài

Dưới đây là quy trình niềng răng mắc cài tại Sunshine Dental Clinic mà bạn không thể bỏ lỡ:

Bước 1: Thực hiện khám lâm sàng và chụp hình

Khi bạn tới nha khoa, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, kiểm tra và chụp phim X quang. Dựa vào đó, nha sĩ có thể xác định chính xác tình trạng răng miệng của bạn và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Chup-film-truoc-nieng-vo-cung-quan-trong-ban-khong-nen-bo-qua

Chụp film trước niềng có vai trò vô cùng quan trọng bạn nhất định không được bỏ qua

Bước 2: Tư vấn phương pháp niềng răng mắc cài phù hợp với khách hàng

Sau khi quá trình kiểm tra hoàn tất, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn về các phương pháp niềng răng phù hợp với bạn. Ví dụ như thời gian niềng dự kiến bao lâu, bạn nên sử dụng phương pháp niềng nào sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí,…

Bước 3: Nha sĩ sẽ xây dựng, lập phác đồ điều trị cho khách hàng

Ở những nha khoa uy tín, sau khi có kết quả chụp phim, các bác sĩ sẽ họp hội chẩn với nhau để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng răng của khách hàng.

Bước 4: Gắn mắc cài cho khách hàng

Đối với trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý về răng miệng, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị trước khi niềng răng. Sau khi các bệnh lý về răng miệng được chữa khỏi hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đeo khí cụ hoặc gắn mắc cài cho khách hàng.

Bước 5: Bệnh nhân tái khám theo chỉ định của bác sĩ

Trong thời gian niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian tái khám định kỳ để kiểm tra hiệu quả cũng như tiến độ của việc niềng răng. Việc tái khám định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian tái khám đúng hẹn nhé.

Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Sau thời gian niềng răng, bác sĩ sẽ tháo niềng và tiến hành đeo hàm duy trì cho khách hàng trong 6 tháng tiếp theo. Việc đeo hàm duy trì giúp khách hàng tránh trường hợp răng bị xô lệch trở lại.

Niềng răng mắc cài có đau không?

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha hiện đại được nhiều người lựa chọn để có được một hàm răng chắc khỏe. Song rất nhiều người lại cảm thấy lo lắng vì không biết phương pháp niềng răng này có đau không? Trên thực tế, khi tiến hành niềng răng bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong miệng từ 3 đến 5 ngày đầu. Tuy nhiên, với chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý, tình trạng này sẽ giảm dần ở những ngày sau đó.

Nhìn chung, tình trang đau khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi. Bởi bản chất của phương pháp niềng răng là giúp cho răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Do đó, bạn đừng quá lo lắng, hay cảm thấy căng thẳng về tình trạng đau nhức này nhé! Đặc biệt, cảm giác hơi đau nhức khi niềng răng còn chứng tỏ việc niềng răng đang hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cho răng của bạn. 

Niềng răng mắc cài mất bao lâu?

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha hiệu quả với thời thời gian điều trị khá ngắn. Thông thường sẽ mất từ 6 tháng – 2,5 năm, phụ thuộc vào từng phương pháp mắc cài cụ thể. Ngoài ra, thực tế chỉ ra rằng thời gian niềng răng có mắc cài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

1 – Trình độ chuyên môn của nha sĩ

Trình độ chuyên môn của bác sĩ là yếu tố quyết định rất lớn đến sự thành công của ca niềng răng. Bởi tư duy phân tích và phác đồ điều trị đều do bác sĩ thực hiện. Với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác. Từ đó, lập ra kế hoạch điều trị hợp lý, tránh những biến chứng khi điều trị.

2 – Công nghệ áp dụng

Việc áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ giúp phân tích chuẩn xác tình trạng răng miệng. Nhờ đó bác sĩ có thể lập ra  phác đồ điều trị thông minh, tối ưu phù hợp với tình trạng răng miệng cũng như khả năng chi trả của khách hàng.

3 – Độ tuổi răng niềng

Theo các chuyên gia, độ tuổi niềng răng tốt nhất là từ 12-16 tuổi. Khi càng lớn, việc niềng răng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Bởi lúc này xương hàm đã được định hình rõ ràng và trở nên cứng. Do đó, khi niềng răng càng sớm, thời gian niềng sẽ càng được rút ngắn.

4 – Tình trạng răng miệng và độ cứng của răng niềng

Đối với trường hợp răng mọc lệch nhẹ, thời gian niềng răng mắc cài sẽ tương đối nhanh. Đối với trường hợp răng có khuyết điểm nặng, đòi hỏi đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao thì thời gian niềng răng sẽ lâu hơn. Ngoài ra, nếu bạn mắc phải một số bệnh lý như: viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy, quá trình chỉnh nha sẽ kéo dài hơn bình thường. Vì bạn cần điều trị khỏi các bệnh về răng miệng trước khi thực hiện niềng răng.

Những lưu ý sau khi niềng răng mắc cài

Sau khi niềng răng, nhiều khách hàng có xu hướng chủ quan, không quan tâm đến tình trạng răng miệng. Và sự chủ quan này có thể khiến tình trạng răng miệng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là những điều khách hàng cần lưu ý sau khi niềng răng mắc cài để duy trì hiệu quả mà niềng răng mang lại.

1 – Thực hiện đeo hàm duy trì theo 4 nguyên tắc

Dưới đây là 4 nguyên tắc vàng khách hàng nên thực hiện để duy trì hàm răng đẹp, đều:

  • Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp mắc cài
  • Tuân thủ thời gian đeo, không tháo mắc cài khi không cần thiết
  •  Vệ sinh hàm duy trì thường xuyên
  •  Tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ

2 – Chăm sóc răng miệng cẩn thận

Thông thường, sau khi tháo niềng, hàm răng trở nên khá nhạy cảm. Do đó, bạn cần chú ý vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng để  có hàm răng khỏe mạnh, đều – đẹp.

3 – Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn bác sĩ

Bên cạnh việc đeo hàm duy trì thường xuyên, sau khi tháo niềng, khách hàng cần tuân thủ lịch tái khám đúng hẹn. Điều này không chỉ giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra mức độ răng mà còn ngăn ngừa nguy cơ xô lệch trở lại.

Trên đây là những kiến thức cơ bản xoay quanh các loại mắc cài khi niềng răng bạn có thể tìm hiểu để có thêm kiến thức cho bản thân. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ tới Sunshine Dental Clinic qua Hotline: 0989.377.255 để đội ngũ chuyên gia tư vấn chi tiết cho bạn nhé!

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo