Niềng răng bị hóp má: Nguyên nhân và cách khắc phục

Niềng răng được xem là phương pháp nha khoa hoàn hảo giúp bạn cải thiện các vấn đề về sai lệch răng, khớp cắn. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng, không ít người gặp phải tình trạng bị hóp má. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, gây stress và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của họ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến niềng răng bị hóp mà và khắc phục tình trạng này ra sao? Cùng Sunshine Dental Clinic tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây nhé.

Hiểu đúng về tình trạng niềng răng bị hóp má

Trong quá trình niềng răng, bạn nhận thấy đôi má bị hóp, lõm vào trong. Nếu bạn vốn dĩ có một gương mặt thon gọn thì sẽ càng cảm thấy rõ rệt nhất. Không ít người đều gặp phải tình trạng này. Do đó, nhiều quan niệm đã cho rằng: ai niềng răng cũng bị hóp má. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là suy luận sai lầm, thiếu logic.

Niềng răng bị hóp má là hiện tượng dễ gặp bạn chớ lo lắng

Hiểu đúng về tình trạng niềng răng bị hóp máCần hiểu về bản chất niềng răng là gì? Niềng răng là việc sử dụng các khí cụ để nắn, chỉnh, kéo răng về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Phương pháp này không thực hiện bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào khiến má hóp vào trong. Chính vì vậy, việc bị hóp mà không phải là do bạn đeo niềng răng.

Tham khảo: Hàm duy trì là gì? Phải đeo bao lâu sau khi niềng răng?

Nguyên nhân niềng răng bị hóp má

Niềng răng bị hóp má được cho là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này khiến cho đôi má bị lõm sâu vào trong và vô tình nâng gò má lên cao. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khiến bạn trở nên kém sắc hơn và đôi khi còn làm họ cảm thấy mất tự tin. Dưới đây là một số nguyên nhân chính.

1. Hóp má do mất răng nhiều và lâu ngày

Để thực hiện được một ca niềng răng thành công, nhiều người phải nhổ đi một vài chiếc răng thậm chí khá nhiều răng. Điều này nhằm tạo ra khoảng trống đủ lớn để thuận tiện cho việc kéo răng về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, việc mất răng nhiều và lâu ngày, đặc biệt là những răng ở hàm sâu bên trong sẽ dễ dẫn đến tình trạng má bị hóp vào trong.

Thông thường, má sẽ được nâng đỡ bởi hệ thống răng, xương hàm, cơ cắn, cơ gò má. Nhưng khi răng biến mất, sẽ không thể tạo ra lực nâng đỡ lý tưởng đó nữa và hiện tượng má trùng xuống, lõm vào trong sẽ xuất hiện.

Việc nhổ răng sẽ để lại khoảng trống trên hàm và gây ra hóp máBên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng việc nhổ răng sẽ làm tiêu xương ổ răng. Nhưng theo các chuyên gia gia khoa điều này là hoàn toàn không chính xác. Trên thực tế, trong quá trình niềng răng, ổ xương sẽ bị tổn thương và tiêu biến. Tuy nhiên, sau một thời gian, hiện tượng bồi đắp xương sẽ diễn ra.

Cụ thể, khi nhổ răng để tạo khoảng trống phục vụ cho việc niềng răng, vị trí đó sẽ bị tiêu xương. Nhưng trong quá trình niềng, những chiếc răng khác sẽ từ từ di chuyển đến khoảng trống. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí mới. Việc này đồng nghĩa rằng sau khi việc chỉnh nha kết thúc, hệ thống xương, răng lại hoạt động bình thường và tạo ra lực để nâng đỡ đôi má của bạn. Từ đó, vấn đề hóp má cũng sẽ được cải thiện từ từ.

2. Hóp má do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Trong thời gian đầu, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn với người bạn mới của mình – các khí cụ niềng răng. Chúng sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, cộm và chưa thể ăn uống thoải mái như bình thường. Không những phải thích nghi với một “môi trường” mới, bạn còn phải chịu đựng cơn đau từ việc nhổ răng và các lực kéo của khí cụ. Đồng thời, sự cọ xát giữa má, môi và các khí cụ còn khiến bạn liên tục phải chịu đựng những cơn đau nhức dai dẳng.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến gầy gò, thiếu năng lượng

Chính vì vậy, việc ăn uống với bạn ở thời điểm này dường như gặp nhất nhiều khó khăn. Với nhiều người, họ còn coi việc ăn là một áp lực lớn thậm chí sợ ăn. Chứ không thể thoải mái thưởng thức đồ ăn như trước. Điều này khiến họ cảm thấy chán ăn, ăn ít đi. Tuy nhiên, đây lại là lúc cơ thể cần tăng cường chất dinh dưỡng để có sức khoẻ và thích nghi dần với mắc cài và các khí cụ trong miệng.

Do vậy, đây chính là nguyên nhân khiến bạn trở nên gầy gò, thiếu sức sống. Dẫn đến má hóp lại do lượng mỡ tích trữ ở má đã tiêu giảm.

3. Hóp má do tinh thần, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý

Những ngày đầu tiên niềng răng, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều lo lắng. Bạn cảm thấy cuộc sống có thêm nhiều gò bó. Bạn không được thoải mái nhất là về vấn đề ăn uống. Có đôi khi bạn lại thấy tự ti, ngại giao tiếp với mọi người. Thậm chí bạn lo lắng về kết quả của quá trình niềng răng dài đằng đẵng sẽ không được như mong muốn…

Nguyên nhân niềng răng bị hóp má do tinh thần căng thẳng

Những vấn đề này đã khiến bạn suy nghĩ nhiều hơn và bị stress. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn trông kém sức sống và gương mặt bị hóp lại. Do vậy, cần luôn trang bị một tinh thần thoải mái, năng lượng sống tích cực và suy nghĩ lạc quan. Việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn giải toả căng thẳng và sống vui hơn.

4. Hóp má do thói quen ăn nhai

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng má bị hóp khi niềng răng. Có thể thấy rằng, khi phải đeo niềng răng, nhiều người trở nên lười biếng với việc ăn. Đặc biệt là phải hoạt động cắn, nhai. Họ thường chuộng những đồ ăn mềm, lỏng, dễ làm nát để răng không phải hoạt động quá nhiều.

Bị hóp má do thói quen ăn nhai không lành mạnh

Theo các chuyên gia nha khoa, hệ thống cơ gồm: cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé có tác dụng làm cho má đầy đặn hơn. Khi răng hoạt động nhiều, hệ thống cơ này sẽ trở nên chắc khoẻ và nâng đỡ tốt hơn. Ngược lại, khi răng hoạt động ít đi, các cơ bị trùng xuống và dẫn đến tình trạng hóp má.

5. Hóp má do kỹ thuật chỉnh nha sai

Tình trạng bị hóp má khi niềng răng còn xuất phát từ kỹ thuật chỉnh nha sai, tay nghề của bác sĩ kém và dụng cụ thực hiện thô sơ. So với trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, kỹ thuật chỉnh nha còn có nhiều hạn chế và khiến cho hiện tượng má bị hóp vào khi niềng răng diễn ra thường xuyên ở hầu hết các ca bệnh.

Hiện nay, nền y học đã có nhiều phát triển vượt bậc. Công nghệ cao được đưa vào các kỹ thuật chỉnh nha cao cấp. Việc này đã giúp hạn chế được tình trạng má bị lõm, hóp. Tuy nhiên, ở những địa chỉ nha khoa thiếu uy tín, trang thiết bị không được đầu tư bải bản, trình độ của bác sĩ không cao tình trạng này không hề hiếm gặp.

Bị hóp má do kỹ thuật chỉnh nha thiếu chuyên nghiệp

Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên tìm hiểu thật kỹ về các cơ sở nha khoa và trình bộ bác sĩ. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên internet, từ người thân, từ những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm dịch vụ của họ để có thể tin tường và “chọn mặt gửi vàng”.

Xem thêm: Niềng răng có tác dụng gì? 9 tác dụng khiến bạn bất ngờ

Cách khắc phục niềng răng bị hóp má

Để hạn chế và khắc phục tình trạng bị hóp má khi niềng răng, dưới đây là một số giải pháp hữu hiệu dành cho bạn.

1. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bạn cần lên một kế hoạch chi tiết cho chế độ dinh dưỡng của mình. Đặc biệt là những ngày đầu mới niềng hoặc mới siết mắc cài. Ưu tiên các thực phẩm mềm, chế biến dưới dang lỏng để răng không phải làm việc nhiều và hạn chế sự cọ xát giữa mắc cài với má, môi. Dù vậy, các loại thức ăn vẫn cần phải đảm bảo dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất nuôi cơ thể, duy trì tốt thể lực.

Sử dụng thực phẩm mềm, dạng lỏng

Một số ý tưởng đề xuất cho bữa ăn của bạn như nước ép trái cây, nước ép rau củ, sinh tố… cùng các loại thịt như bò, gà, cá, lợn/heo… được thái nhỏ hoặc băm nhuyễn.

Đồng thời, để tinh thần luôn thoải mái bạn cũng phải lên kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Tuyệt đối không thức khuya, không dùng các thức uống chứa chất kích thích khi đã gần đến giờ đi ngủ. Những lúc cảm thấy stress nặng, bạn có thể dành 15-20 phút để ngồi thiền hoặc tập những bài yoga nhẹ nhàng.

2. Tái khám theo đúng lịch hẹn

Để quá trình niềng răng được suôn sẻ và không gặp sự cố ngoài ý muốn nào bạn cần tái khám theo đúng lịch đã hẹn với bác sĩ. Việc này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng và theo sát được diễn tiến của quá trình niềng răng nhằm tìm ra và khắc phục vấn đề kịp thời.

Ngoài ra, khi cảm thấy bất thường như mắc cài bị bung, bật dây cung bị gãy, lỏng…bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ của mình để tìm hướng giải quyết tạm thời. Sau đó, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khắc phục ngay nhé.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

3. Luyện tập các bài tập cải thiện cơ miệng

– Bài tập cải thiện cơ nhai

Để khắc phục “bệnh” lười nhai, bạn cần thường xuyên luyện tập với các bài tập tác động đến cơ nhai. Việc này khiến cho các cơ được hoạt động thường xuyên, tránh được tình trạng teo cơ, hóp má. Bài tập này được diễn ra cùng các loại kẹo, vì vậy bạn cần chuẩn bị các loại kẹo mềm. Không chọn kẹo quá cứng, quá dẻo. Tốt nhất là chọn kẹo không đường để hạn chế sâu răng và thực hiện nhai ít nhất 3 lần/ngày.

Khi bắt đầu nhai, hãy nhai từ từ phía bên trái và chuyển đều sang bên phải. Không nhai liên tục một bên và không được nhai quá nhanh. Bài tập này giúp bạn hoạt động răng nhiều hơn và kích hoạt đều đặn cơ cắn cũng như cơ thái dương. Từ đó, hạn chế hiện tượng hóp má, hóp thái dương.

Luyện tập và củng cố chức năng cơ mặt với các bài tập hàng ngày

– Bài luyện tập chức năng cơ

Trong quá trình đeo niềng răng, nhất là thời gian đầu, nhiều người sẽ có xu hướng ngại giao tiếp, ngại nói chuyện và ít biểu cảm trên cơ mặt. Một phần do thiếu tự tin một phần lại sợ việc nói chuyện nhiều sẽ làm trầy xước môi má do va chạm với mắc cài. Tuy nhiên, nếu tình trạng này để lâu sẽ làm cho các cơ vùng mặt bị căng cứng, nếu không được luyện tập thường xuyên, hiện tượng teo cơ sẽ diễn ra và làm má hóp lại.

Vì vậy, một số động tác dưới đây sẽ giúp bạn kích hoạt sự hoạt động của cơ mặt khiến chúng linh hoạt hơn, dẻo dai hơn:

  • Há miệng từ từ, to hết cỡ. Bơm đầy hơi vào bên trong miệng sau đó đẩy phình ra để hai bên má phồng lên. Giữ tư thế này trong vòng 5 giây là thực hiện liên tục động tác này 20 lần.
  • Duỗi cơ mặt bằng cách cười lớn. Điều chỉnh khuôn miệng sang ngang, không nhắm mắt. Cười trong tư thế thả lỏng, thoải mái nhất có thể.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp các vấn đề về khớp thái dương hàm thì không nên thực hiện. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bước vào những bài tập này bạn nhé.

Trên đây là chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má. Hy vọng những thông tin trên sẽ giải đáp được nhiều thắc mắc cũng như cung cấp được nhiều kiến thức mới về nha khoa, đặc biệt là về phương pháp niềng răng.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo