Niềng răng có đau răng không? Các giai đoạn đau và cách giảm đau

Niềng răng không chỉ là phương pháp nha khoa tác động vào thể chất mà còn ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của bạn. Nhiều người cho rằng niềng răng rất đau. Thậm chí, họ còn coi đó là sự cản trở lớn nhất tới quyết định niềng răng của họ. Vậy thực sự niềng răng có đau răng không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

Niềng răng có đau không?

Niềng răng là phương pháp lắp các khí cụ vào trong miệng để tạo lực và kéo răng về vị trí mong muốn. Khi dây cung và mắc cài xiết chặt vào răng khiến răng dịch chuyển từ từ sẽ tạo ra ma sát. Điều này sẽ làm bạn cảm nhận rõ rệt sự ê buốt. Tuy nhiên, theo các bệnh nhân đã và đang niềng răng, cảm giác đau đớn chỉ mạnh mẽ ở những ngày đầu và càng giảm dần theo thời gian.

Như vậy, việc phải dần làm quen với những “người bạn mới” chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy bỡ ngỡ. Lực kéo, siết mà chúng tạo ra gây nên nhiều áp lực và làm đau. Không những vậy, bạn còn phải làm quen với các hoạt động hết sức nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương khoang miệng.

Niềng răng là việc đưa các khí cụ vào khoang miệng và sẽ gây cảm giác đau nhức lúc đầu

Tham khảo: Niềng răng có tác dụng gì? 9 tác dụng khiến bạn bất ngờ

Giai đoạn nào đau nhất khi niềng răng?

Ở mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ thự hiện các thao tác khác nhau. Do vậy, mức độ đau giữa các giai đoạn là không giống nhau. Tuỳ tường thể trạng và tuỳ từng thời điểm, mức độ của các cơn đau nhức sẽ khác nhau. Dưới đây là các mức độ đau trong các giai đoạn khác nhau của quá trình niềng răng.

Giai đoạn chuẩn bị đeo niềng răng

Thực chất của việc niềng răng là kéo răng về vị trí chuẩn trên cung hàm. Do đó, để có khoảng chống mới các bác sĩ sẽ phải giúp bạn gắn các dây chun tách kẽ.

Bạn sẽ được thực hiện gắn các dây chun tách kẽ dày khoảng 2 mm ở giữa các kẽ hở của hàm răng. Mục đích của việc này nhằm tạo khoảng trống vừa đủ để răng dễ dàng di chuyển khi niềng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các miếng đệm để thay cho các dây chun này.

Gian đoạn đặt chun tách kẽ có đau răng không?

Gắn chun tách kẽ là bước đầu tiên của quá trình niềng răng. Đồng nghĩa với việc đây là lần đầu tiên hàm răng của bạn bị tác động và chèn ép. Bạn sẽ cảm thấy răng hơi bị cộm. Điều này làm bạn khó chịu. Không những vậy còn có cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn nhai và vướng thức ăn ở những vị trí đặt chun.

Bạn sẽ dần quen với cảm giác này và tất nhiêu chúng cũng sẽ biến mất dần. Sau 5-7 ngày đặt chun tách kẽ giữa hai răng sẽ xuất hiện khe thưa đủ rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ gắn khâu vào răng cối.

Trong giai đoạn này, bạn nên tránh sử dụng những loại đồ ăn gồm:

  • Sữa chua
  • Súp
  • Khoai tây
  • Sinh tố
  • Thức uống lạnh
  • Trái cây mềm, như chuối và quả mọng
  • Cháo bột yến mạch

Giai đoạn nhổ răng

Hầu hết các ca niềng răng đều cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống thuận lợi cho răng về các vị trí mong muốn trên cung hàm. Tuỳ vào thực trạng hàm của mỗi người mà số răng cần nhổ sẽ khác nhau. Số lượng răng cần nhổ và thể trạng của bạn sẽ quyết định cảm giác đau nhức như thế nào.

Nhổ răng để tạo khoảng trống thích hợp cho quá trình niềng răng

Rất nhiều người sợ hãi với việc nhổ răng và cho rằng đó là những cảm giác đau đớn khủng khiếp nhất khi niềng răng. Tuy nhiên, trước khi nhổ, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc tê để giúp bạn tạm thời không cảm nhận được cảm giác đau đớn này. Sau đó, tuỳ vào vị trí nhổ và cơ địa của mỗi người, cơn đau nhức răng sẽ kéo đến từ 3-5 ngày.

Giai đoạn gắn mắc cài vào răng

Sau khi các đã có khoảng trống vừa đủ để tạo thuận lợi cho quá trình dịch chuyển răng. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài. Để gắn được mắc cài, một lớp keo sẽ được bôi lên răng. Sau đó, định vị các mắc cài vào từng răng và dùng ánh sáng xanh để làm khô keo. Lúc này, bạn sẽ không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, mùi keo có thể sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu.

Để cố định mắc cài và tạo lực kéo lên răng. Bác sĩ sẽ sử dụng dây cung gán kết tất cả các mắc cài và gắn mỗi đầu dây vào răng ngoài cùng của hàm. Trong thời gian đầu khi mắc cài được đưa vào răng, bạn sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu ngay lập tức.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, áp lực từ dây cung và mắc cài sẽ phát huy tác dụng và khiến bạn cảm thấy ê ẩm. Áp lực của dây cung và mắc cài nhằm tạo ra lực để từ từ dịch chuyển răng về vị trí chuẩn trên cung hàm. Do vậy, hơn cả việc nhổ răng, giai đoạn đầu khi gắn mắc cài sẽ có các cơn đau từ từ “hỏi thăm” bạn.

Gắn mắc cài có gây đau răng không?

Khi các bộ phận má, môi, nướu, lưỡi, lợi chưa kịp thích nghi với các loại khí cụ này. Đồng thời lựa liên túc tác động lên chúng đã khiến sẽ làm cho bạn thấy vướng víu, khó chịu, cộm hàm, ê buốt và bật tiện khi giao tiếp. Tuy vào cơ địa mỗi người, mức độ đau sẽ khác nhau.

Cảm giác này cũng sẽ không kéo dài mãi mãi. Khi bạn đã dần quen với các khí cụ, bạn sẽ thấy bình thường trở lại và việc ăn nhai cũng sẽ thoải mái và dễ dàng hơn.

Trong tuần đầu tiên, bạn sẽ gặp phải một số cảm giác như:

  • Đau nhức
  • Vết xước hoặc vết loét ở bên trong má do bị khung kim loại cọ xát
  • Có khả năng bị tổn thương ở lưỡi nếu bạn có thói quen dùng lưỡi để cảm nhận mắc cài
  • Răng có thể cảm thấy đau nhức, đặc biệt là khi ăn

Sau một thời gian, bạn có thể sẽ không còn nhận thấy những cảm giác này. Tuy nhiên, để niềng răng có hiệu quả, bác sĩ chỉnh nha cần phải thực hiện các thao tác siết chặt định kỳ.

Giai đoạn siết chặt mắc cài

Khi bác sĩ chỉnh nha giúp bạn siết chặt mắc cài, sau đây là những công việc và thao tác của họ:

  • Thay dây hiện tại
  • Đặt hoặc thắt chặt lò xo
  • Thắt chặt các dây đeo trên mắc cài để tạo thêm áp lực lên răng

Tuỳ thuộc vào sự dịch chuyển trên răng của bạn mà tần suất sẽ khác nhau. Thông thường việc siết chặt các mắc cài sẽ diễn ra 1 tháng 1 lần. Việc điều chỉnh lại lực kéo và dây cung sẽ tạo ra một lực ép mới sẽ mạnh hơn. Bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu. Thậm chí vào những ngày đầu việc ăn nhai quá mạnh còn khiến khoang miệng của bạn chảy máu.

Đau răng ở giai đoạn siết mắc cài như thế nào?

Với một số người, họ có khả năng chịu đau tốt sẽ không thành vấn đề ở giai đoạn này. Một phần bởi họ đã quen với những cơn đau khi niềng răng, một phần là do cơ địa của họ. Trong trường hợp những cơn đau của bạn diễn ra trong thời gian quá dài và không vơi bớt, bạn cần tìm gặp bác sĩ của mình ngay nhé.

Giai đoạn tháo niềng răng

Khoảng thời gian niềng răng của mỗi người là khác nhau tuỳ vào tình trạng răng và tình hình tiến triển. Khoảng thời gian thông thường cho việc niềng răng thường kéo dài từ 1-3 năm. Sau khi kết thúc quá trình này và được các bác sĩ tiến hành tháo mắc cài bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu.

Sau khi tháo toàn bộ các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây đeo bác sĩ sẽ làm sạch răng và loại bỏ hết keo trên răng của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ còn tiếp tục được bác sĩ gắn hàm duy trì để hỗ trợ răng sau khi niềng và giữ răng ở đúng vị trí, không bị xê dịch về chỗ cũ. Tuy nhiên, những dụng cụ này sẽ không làm bạn quá khó chịu.

Lời khuyên giúp giảm đau răng khi niềng

Những lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn. Đặc biệt, nếu bạn là người sợ những cơn đau nhức. Cùng tìm hiểu về những chia sẻ giúp giảm cơn đau khi niềng răng nhé.

Lời khuyên hữu ích giúp bạn giảm những cơn đau đớn khi niềng răng
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Với thuốc không được các bác sĩ chỉ định, bạn cần tìm hiểu kỹ về thành phần, đọc hướng dẫn sử dụng và uống đúng liều lượng.
  • Sử dụng nước muối ấm để súc miệng
  • Ăn đồ ăn mềm, những dạng đồ ăn không cần nhai nhiều
  • Chườm đá lạnh hoặc uống nước lạnh để giảm cơn đau tức thì
  • Bôi thuốc tê để giảm cơn đau
  • Sử dung sáp chỉnh nha để bảo vệ bên trong môi, má và nướu của bạn khỏi các giá đỡ của mắc cài
  • Không ăn đồ ăn cứng, quá dẻo để tránh làm tổn thương răng và bật mắc cài
  • Vệ sinh răng miệng và mắc cài thường xuyên
  • Luôn tuân thủ các yêu cầu và lời khuyên của bác sĩ

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Ngoài việc đến khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra, nắm bắt tình hình và điều chỉnh kịp thời. Khi bạn gặp các rắc rối với mắc cài: gãy dây cung, mắc cài bị bật, dây bị lỏng, bung… thì trước tiên cần liên hệ với bác sĩ để tìm cách xử lý tạm thời. Tuyệt đối không tự điều chỉnh để tránh làm sự cố càng trầm trọng hơn. Thậm chí, điều đó sẽ còn làm cho bạn bị đau. Sau đó, hãy đến gặp bác sĩ để họ tận tay xử lý giúp bạn.

Gặp các vấn đề bất thường, bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức

Bên cạnh đó, nếu bạn gặp phải những cơn đau dữ dội, đau kéo dài không dứt. Dù đã làm theo mọi lời khuyên như trên cũng không thể làm chúng nguôi ngoai thì hãy đến gặp bác sĩ của mình ngay nhé. Họ sẽ tìm ra vấn đề và đưa ra phương pháp giảm đau hợp lý nhất.

Việc niềng răng có thể là quá trình khó khăn và gây nhiều đau đớn. Nhưng quá trình này sẽ mang lại thành quả tuyệt vời. Bạn cũng có thể giảm thiểu tối đa những cơn đau đớn bằng cách tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín và Sunshine Dental Clinic có thể mang đến cho bạn điều kỳ diệu này.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo