Viêm lợi: Biến chứng và cách điều trị

Viêm lợi là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Nếu như bạn nhận thấy phần lợi của mình trở nên mềm, sưng đỏ, dễ chảy máu khi có tác động từ bên ngoài,… đó là dấu hiệu bạn đã bị viêm lợi và cần điều trị kịp thời trước khi những biến chứng xảy ra. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề xoay quanh tình trạng bệnh lý này, giúp bạn có những hiểu biết nhất định để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn.

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là thuật ngữ nói đến tình trạng lợi bị viêm, nguyên nhân thường là do nhiễm trùng do vi khuẩn. Viêm lợi nếu không được điều trị sẽ khiến từ viêm nhiễm chuyển sang nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, còn được gọi là bệnh viêm nha chu.

Hình ảnh viêm lợi, có thể bạn chưa biết
Hình ảnh viêm lợi, có thể bạn chưa biết

Xem thêm: [Tổng hợp] Hình ảnh viêm chân răng để nhận biết dấu hiệu

Các loại nhiễm trùng gây viêm lợi 

Tình trạng viêm lợi xuất hiện do mảng bám trên răng phát triển quá mức tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm. Mảng bám trên răng tích tụ và phát triển không chỉ do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách mà còn do một số yếu tố khác như:  

  • Sử dụng một số loại thuốc như phenytoin, cyclosporine, thuốc tránh thai dạng uống hoặc tiêm. Những loại thuốc này có tác dụng phụ dẫn đến mô lợi phát triển quá mức bình thường, khiến mảng bám khó được làm sạch, từ đó gây viêm lợi
  • Do cơ thể bị thiếu hụt vitamin C 
  • Nội tiết tố thay đổi 
  • Người mắc bệnh bạch cầu
  • Tiếp xúc với kim loại nặng như niken, kim loại này thường có trong đồ trang sức
  • Tiếp xúc với bitmut do sử dụng một số loại mỹ phẩm trang điểm 

Ngoài nhiễm trùng do sự phát triển quá mức của mảng bám, còn có một số loại nhiễm trùng khác gây ra viêm lợi, cụ thể các loại như:

  • Nhiễm trùng do vi rút hoặc nấm, điển hình là bệnh tưa miệng 
  • Nhiễm trùng do những mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở phần lợi trùm lên răng do ảnh hưởng của việc răng bị va đập hoặc răng không mọc hoàn toàn

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi

Trên thực thế, vị trí lợi bám vào răng thấp hơn so với viền lợi mà ta nhìn thấy bằng mắt thường, chính khoảng cách này tạo ra một khoảng không gian được gọi là sulcus hay rãnh lợi. Khi vụn thức ăn hoặc mảng bám trên răng bị mắc kẹt trong rãnh lợi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm phần lợi.

Mảng bám - "Thủ phạm" gây bệnh viêm lợi bạn không nên bỏ qua
Mảng bám – “Thủ phạm” gây bệnh viêm lợi bạn không nên bỏ qua

Cao răng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lợi. Cao răng thực chất là các mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày. Mảng bám ban đầu chỉ là một màng mỏng vi khuẩn, nhiều mảng bám tích tụ chồng chất lên nhau sẽ khiến chúng cứng lại và tạo thành cao răng. Khi mảng cao răng kéo dài xuống đường viền lợi sẽ làm cho lợi bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm lợi. 

Các yếu tố nguy cơ gây viêm lợi

Viêm lợi có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng ở một số trường hợp cụ thể, do một vài tác nhân xác định có thể làm nguy cơ bị viêm lợi cao hơn so với người bình thường. Dưới đây là cụ thể các yếu tố khiến nguy cơ viêm lợi tăng cao: 

  • Người có thói quen hút hoặc nhai thuốc lá
  • Người mắc bệnh tiểu đường, ung thư
  • Sử dụng một số loại thuốc, như: thuốc tránh thai, steroid, thuốc chống co giật, hóa trị liệu,…  làm giảm tiết nước bọt, gây ra sự phát triển bất thường của mô lợi, làm tăng nguy cơ viêm lợi
  • Cấu tạo hàm răng khấp khểnh, không đều, răng mọc sai vị trí
  • Yếu tố di truyền: Những người có bố hoặc mẹ đã từng bị viêm lợi sẽ có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn người bình thường
  • Khả năng miễn dịch bị ức chế, ví dụ trong trường hợp với người bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch bị suy giảm, làm tăng sự hình thành mảng bám, dẫn đến dễ bị viêm lợi hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố khiến cho lợi trở nên nhạy cảm hơn, làm nguy cơ bị viêm lợi tăng cao (thay đổi nội tiết tố thường xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai,…)
  • Yếu tố tuổi tác: Người có tuổi càng dễ bị viêm lợi vì khi đó răng và lợi giảm độ bám chắc vào nhau, mảng bám dễ hình thành gây viêm nhiễm 

Các triệu chứng của viêm lợi 

Bệnh viêm lợi có một số triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết, nhưng bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bị viêm lợi mà không có triệu chứng nào hoặc khó nhận biết. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi bị viêm lợi, bạn nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của mình để phát hiện ra bệnh viêm lợi kịp thời.

Các triệu chứng của viêm lợi:

  • Lợi có màu đỏ sẫm hơn bình thường, mềm hoặc sưng lên

Lợi sưng đỏ - Dấu hiệu nhất biết đầu tiên khi bị viêm lợi

  • Khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thì lợi bị chảy máu 
  • Lợi bị kéo ra khỏi răng 
  • Thấy răng bị lung lay
  • Có mủ ở giữa răng và lợi 
  • Khi nhai, cắn có cảm giác đau, khó chịu
  • Răng trở nên nhạy cảm
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, không biến mất kể cả sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Các biến chứng của bệnh viêm lợi

Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng, từ đó dẫn đến các biến chứng như:

  • Làm chấn thương mô mềm và xương nâng đỡ răng
  • Độ gắn kết giữa răng và lợi giảm, khiến cho răng trở nên lung lay và không ổn định
  • Nếu nhiễm trùng phát triển mạnh có thể gây mất răng
  • Hình thành áp xe răng hoặc nhiễm trùng lợi hoặc xương hàm
  • Gây ra bệnh viêm nha chu, tình trạng này nghiêm trọng hơn viêm lợi rất nhiều, có thể dẫn đến mất xương và răng
  • Rãnh lợi có khả năng bị viêm loét hoại tử, gây ra những cơn đau nhức, làm lợi bị loét và chảy máu
Hoại tử lợi là biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi không điều trị viêm lợi kịp thời
Hoại tử lợi là biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi không điều trị viêm lợi kịp thời

Ngoài ra, trong các nghiên cứu chỉ ra rằng viêm lợi mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh như: tiểu đường, bệnh mạch vành, đột quỵ và viêm khớp dạng thấp. Nếu như viêm lợi chuyển thành viêm nha chu, vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu qua mô lợi, từ đó ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh

Viêm lợi điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Để điều trị viêm lợi, trước khi nhờ đến sự can thiệp của nha sĩ, trước tiên bạn cần có ý thức bảo vệ răng miệng của mình thật tốt. Điều quan trọng nhất là thực hiện giữ vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh nhiễm trùng. Bên cạnh đó cần cắt giảm rồi tiến tới cai hoàn toàn thuốc lá và những chất kích thích có hại cho răng miệng, kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bị mắc bệnh tiểu đường.

Sau đó cần đến gặp nha sĩ để xác định tình trạng bệnh, được tư vấn những liệu trình điều trị kịp thời và có hiệu quả. Có một số cách phổ biến dùng để điều trị viêm lợi, tuỳ theo thực tế mức độ tình trạng của bệnh

Làm sạch cao răng

Cao răng tích tụ nhiều vi khuẩn, lấy  cao răng sẽ có tác dụng làm sạch răng, loại bỏ vi khuẩn có nguy cơ làm hại răng miệng, bên cạnh đó còn ngăn ngừa kích ứng lợi. Một số phương pháp lấy cao răng.

  • Cạo vôi răng: cạo vôi răng sẽ giúp loại bỏ cao răng từ bên trên và xuống dưới đường viền lợi.
Lấy cao răng định kỳ, giúp hạn chế nguy cơ viêm lợi hiệu quả
Lấy cao răng định kỳ, giúp hạn chế nguy cơ viêm lợi hiệu quả
  • Bào cao răng: Việc này có tác dụng làm mịn các điểm thô ráp đồng thời loại bỏ mảng bám và cao răng khỏi bề mặt chân răng
  • Dùng tia laze: Đây là phương pháp hiện đại có thể làm sạch cao răng mà ít gây đau và chảy máu hơn so với cách cạo cao răng và bào cao răng.

Sử dụng thuốc 

Khi bị viêm lợi, có thể sử dụng một số loại thước để điều trị. Sau đây là một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị viêm lợi

  • Nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine: dùng để khử trùng miệng của bạn
  • Thuốc kháng sinh: uống thuốc kháng sinh có thể làm giảm viêm nhiễm, dùng để điều trị những vùng lợi bị viêm dai dẳng
  • Thuốc Doxycycline: loại thuốc này có tác dụng giữ cho các enzym không gây tổn thương răng

Phẫu thuật

Nếu tình trạng viêm lợi trở nên nghiêm trọng, đặc biệt khi nó đã gây ra những tổn thương ở lợi hoặc mô xương thì có thể cần phải phẫu thuật để điều trị. Có một số phương pháp phẫu thuật thường được dùng trong nha khoa:

Phẫu thuật vạt:  Phẫu thuật vạt là phương pháp lấy cao răng ở vị trí sâu hơn, giúp cho lợi được nâng trở lại. Sau khi phẫu thuật, lợi sẽ được khâu lại để vừa khít với răng.

Phẫu thuật vạt lợi khi viêm, là phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay
Phẫu thuật vạt lợi khi viêm, là phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay

Ghép xương và mô: Phương pháp này được sử dụng khi răng và hàm của bạn bị tổn thương quá nặng, không thể chữa bằng các cách thông thường

  • Phẫu thuật ghép lợi: bác sĩ sẽ sử dụng mô từ vòm miệng để che đi phần chân răng bị lộ, do đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mất thêm lợi và xương
  • Phẫu thuật ghép xương: quy trình ban đầu cũng tương tự như phẫu thuật vạt, nhưng sau đó bác sĩ sẽ  ghép xương để thúc đẩy cơ thể tái tạo lại phần xương hàm đã mất.

Làm dài thân răng: Trong một số trường hợp, người bị viêm lợi là do cấu tạo có phần mô lợi dư thừa, vì vậy phương pháp này có thể dùng để điều trị. Bác sĩ sẽ định hình lại mô lợi và mô xương để làm phần thân răng lộ ra nhiều hơn. 

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh viêm lợi?

Giữ vệ sinh răng miệng tốt

Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp bạn bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây bệnh, không chỉ riêng bệnh viêm lợi. Hãy thực hành vệ sinh răng miệng tốt bằng cách chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, mỗi lần trong khoảng 2 phút. Nên sử dụng bàn chải lông mềm và thay bàn chải 3 tháng 1 lần để tránh làm tổn thương lợi. Kết hợp dùng chỉ nha khoa trước khi chải răng để làm sạch các mảng bám thức và vi khuẩn. Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride và các chất có lợi cho răng lợi.

Chăm sóc và bảo vệ răng miệng là cách giúp phòng tránh bệnh viêm lợi hiệu quả
Chăm sóc và bảo vệ răng miệng là cách giúp phòng tránh bệnh viêm lợi hiệu quả

Có chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng và thực hành chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng có tác dụng to lớn trong việc duy trì sức khỏe răng lợi. Hạn chế ăn đồ ngọt, những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm ảnh hưởng đến men răng và lợi. 

Đến phòng khám nha khoa để thăm khám định kỳ

Các chuyên gia khuyên rằng mỗi người nên đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để vừa được thăm khám đồng thời vệ sinh răng miệng tổng thể (chẳng hạn như lấy cao răng). Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi được những thay đổi trong sức khoẻ răng miệng qua hình ảnh chụp X-quang, dễ dàng phát hiện và điều trị sớm những bệnh liên quan đến răng miệng.  

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo