Viêm lợi có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi có mủ là một trong những chứng bệnh thường gặp về răng miệng. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm lợi có mủ sẽ gây nhiều phiền toái cho cuộc sống thường ngày và có biến chuyển xấu. Vậy viêm lợi có mủ là gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị tại nhà như thế nào? Làm sao để ngăn ngừa tình trạng viêm lợi có mủ và có sức khỏe răng miệng tốt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Viêm lợi có mủ là gì?

Viêm lợi có mủ được coi là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến về răng miệng, gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính.

Cụ thể, viêm lợi có mủ là tình trạng các mô ở lợi bị nhiễm trùng, lợi quanh chân răng bị sưng đỏ và có ổ mủ trắng bên trong. Nhiễm trùng dẫn đến các ổ mủ quanh chân răng, ổ mủ có thể bao gồm vụn thức ăn, vi trùng, vi khuẩn gây hại cho răng miệng, bạch cầu, các tế bào chết. Điều này gây nên tình trạng sưng tấy và đau nhức.

viem-loi-co-mu

Bệnh viêm viêm lợi có mủ cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến những biến chuyển xấu nhiễm trùng máu, mất răng,…

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm lợi có mủ

Bệnh viêm lợi có mủ có thể được nhận biết qua các tình trạng dưới đây dưới đây:

2.1. Tình trạng nhẹ

Ở giai đoạn này, vùng lợi chưa bị ảnh hưởng, tổn thương nhiều nhưng vẫn có các dấu hiệu, triệu chứng cụ thể:

  • Dễ bị chảy máu chân răng khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hay nhai thức ăn dai và cứng
  • Lợi có dấu hiệu sưng tấy và có màu đỏ thẫm, thâm tím thay vì đỏ hồng hào như bình thường.
  • Đau nhức dù chỉ chạm nhẹ, ăn uống gây nên tình trạng đau nhiều hơn
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu dù đã vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

2.2. Tình trạng nặng hơn

  • Hiện tượng chảy máu chân răng diễn ra nhiều hơn dù không có sự tác động từ bên ngoài
  • Lợi có mủ, sưng tấy gây đau nhức
  • Xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, sốt nhẹ, chán ăn đi kèm
  • Có tình trạng tụt lợi khiến lộ chân răng tạo cảm giác răng dài hơn
  • Nếu dấu hiệu viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ răng bị lung lay

3. Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi có mủ, phổ biến thường do:

3.1. Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm lợi có mủ là vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Thói quen sử dụng bàn chửi lông quá cứng, chải răng theo chiều ngang với lực mạnh hoặc dùng tăm xỉa răng đều có thể dẫn đến tính trạng lợi bị tổn thương. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nếu không có những biện pháp điều trị và ngăn ngừa kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ kéo dài dẫn đến viêm lợi có mủ. 

ve-sinh-rang-mieng-chua-dung-cach
Bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách?

3.2. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Việc thường xuyên ăn nhiều thức ăn cay nóng, đồ nhiều gia vị có thể gây bỏng, sưng lợi. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống quá nhiều đường như ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt, đồ ngọt không hề tốt bởi thức ăn yêu thích của các vi khuẩn gây hại là đường. Bởi vậy, nếu vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và phát triển, từ đó gây nên tình trạng viêm lợi hay nặng hơn là sưng tấy và xuất hiện mủ, còn gọi là viêm lợi có mủ.

3.3. Các bệnh lý về răng miệng

Khi răng bị mẻ, nứt, gãy, chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như va chạm, nhai cắn với lực mạnh hay bệnh lý sâu răng. Điều này dẫn đến tình trạng tủy răng bị lộ ra ngoài, gây viêm nhiễm. Khi bị như vậy, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế tình trạng viêm lợi có mủ hoặc áp xe chân răng.

benh-li-ve-rang-mieng
Bệnh viêm nha chu

Ngoài ra, một số bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm tủy răng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi có mủ. Những bệnh lý này nặng hơn viêm lợi vì thế nếu người bệnh không điều trị sớm, kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. 

3.4. Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai dẫn đến mao mạch ở phần lợi phình to ra, gấp khúc khiến ứ dịch huyết và tính thẩm thấu của mao mạch tăng lên. Những điều này là nguyên nhân gây tăng nguy cơ viêm nướu.

Khi đó, nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến tình trạng sưng tấy trở nên nặng hơn, dễ chảy máu thậm chí xuất hiện mủ.

3.5. Mọc răng khôn

Khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc chéo, xâm lấn với các răng khác có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho răng miệng như viêm lợi có mủ. Cùng với đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt trong hàm răng khiến việc ăn uống, trò chuyện gặp những khó khăn nhất định. 

moc-rang-khon
Mọc răng khôn

3.6. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, viêm lợi có mủ còn có thể do:

  • Tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng
  • Ảnh hưởng của việc xạ trị, các loại thuốc điều trị ung thư
  • Thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng như dùng răng mở nắp chai, bao bì thực phẩm,…
  • Các bệnh lý toàn thân dẫn đến biến chứng

4. Viêm lợi có mủ có nguy hiểm không?

Viêm lợi có mủ không chỉ gây đau nhức, phiền toái cho cuộc sống của bệnh nhân mà còn có thể dẫn đến một số biến chứng cho cả sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể của người bệnh.

– Sức khỏe răng miệng: Khi tình trạng viêm lợi có mủ kéo dài sẽ khiến các mô xung quanh răng và xương ổ răng tiêu dần, thời gian dài sẽ làm lung lay răng thậm chí xuất hiện hiện tượng rụng răng.

– Sức khỏe cơ thể: Viêm lợi có mủ khiến nồng độ vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng luôn ở mức cao hơn bình thường. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua các điểm chảy máu trên răng từ đó gây hại cho các bộ phận trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,…

5. Cách chữa viêm lợi có mủ

5.1. Chữa trị tại nhà

a. Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước trà xanh

Thực hiện việc súc miệng  nhiều lần trong ngày để làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn hỗ trợ giảm tình trạng viêm nhiễm, xoa dịu cơn đau buốt hiệu quả.

b. Đắp trà túi lọc

Sau khi sử dụng trà, đừng vội vứt túi lọc, bạn có thể giữ lại, tận dụng để đắp lên vùng lợi bị sưng. Điều này có thể đem lại hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau nhức, sưng tấy

c. Sử dụng mật ong

Do mật ong có công dụng sát khuẩn, kháng viêm làm dịu tình trạng sưng đau, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Vì thế, thoa mật ong trực tiếp vào vùng lợi bị viêm có thể đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình chữa viêm lợi có mủ.

mat-ong-tri-viem-loi-co-mu
Mật ong hỗ trợ điều trị viêm lợi có mủ

d. Dùng gừng tươi

Bên cạnh mật ong, gừng cũng là một trong những nguyên liệu có công dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, bạn có thể thái lát mỏng gừng đắp trực tiếp vào vùng bị sưng hoặc thả gừng vào nước sôi rồi dùng nước gừng súc miệng đều có thể đem lại hiệu quả. 

e. Sử dụng tỏi

Tỏi có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên như allicin, đem lại hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm tốt. Vì vậy, bạn giã nát tép tỏi, trộn với chút muối và đắp lên vị trí bị viêm, thực hiện đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. 

toi-chua-viem-loi-co-mu
Tỏi hỗ trợ chữa viêm lợi có mủ

5.2. Chữa trị tại nha khoa

Cách tốt nhất để chữa viêm lợi có mủ là đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Dựa vào tình trạng tổn thương thực tế của lợi và các mô xung quanh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các phương pháp điều trị cụ thể.

Cách chữa viêm lợi có mủ thường trải qua hai giai đoạn, giai đoạn ban đầu khi tình trạng bệnh nhẹ và giai đoạn chuyên sâu khi tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn:

a. Giai đoạn ban đầu

Sau khi thăm khám, nếu bác sĩ nhận thấy bệnh lý ở tình trạng nhẹ thì có thể kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, giảm đau hạ sốt, thuốc hỗ trợ tăng cường miễn dịch,… Cùng với đó, kết hợp cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn gây tình trạng viêm lợi. 

Thông thường, trong mọi trường hợp bị viêm lợi có mủ, bệnh nhân sẽ được chỉ định cạo vôi răng, một kỹ thuật nha khoa không phức tạp, nhanh chóng nhưng có thể loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn. Do đó, bệnh lý có thể được điều trị triệt để, hạn chế nguy cơ tái phát. 

Đặc biệt, khi tình trạng bệnh ở thể nhẹ, sau khi cạo vôi răng, lợi sẽ dần hồi phục và khỏe mạnh như lúc đầu.

Để đem lại hiệu quả tối đa, người bệnh cũng cần duy trì lối sống khoa học và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 

b. Điều trị chuyên sâu

Trường hợp bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nặng hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị chuyên sâu. Nếu bệnh nhân có vôi răng ở bên dưới lợi, bác sĩ có thể phải bóc tách lợi để có thể làm sạch phần bên trong. Sau đó, nạo sạch túi mủ và đánh bóng mặt gốc răng để có thể làm giảm tình trạng bệnh lý.

Trong trường hợp mô lợi bị tổn thương quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật ghép vạt nướu, ghép xương ổ răng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm. 

Nếu nguyên nhân dẫn đến viêm lợi có mủ do các biến chứng của các bệnh lý về tủy, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy và bọc răng sứ để bảo tồn răng.

Tùy thuộc mức độ và tình trạng bệnh lý, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương pháp điều trị có thể đem lại hiệu quả cao nhất. 

6. Cách phòng tránh viêm lợi có mủ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì thế dưới đây là một số cách để phòng tránh viêm lợi có mủ:

  • Chải răng, vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/lần hoặc thay ngay khi thấy hiện tượng xù hoặc mòn, gây đau răng. 
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nước ngọt,…
  • Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia, không hút thuốc
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám, vụn thức ăn trên răng thay vì dùng tăm xỉa răng
    su-dung-chi-nha-khoa
    Sử dụng chỉ nha khoa
  • Bổ sung vitamin C và D để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, đem đến sức khỏe răng miệng tốt.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường

Với các thông tin về viêm lợi có mủ, cách chữa viêm lợi có mủ, dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa phía trên, hi vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và cái nhìn tổng quan về bệnh viêm lợi có mủ. Hãy luôn chăm sóc và để ý tình trạng răng miệng để có được sức khỏe răng miệng tốt.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo