Sâu răng nặng: Dấu hiệu, hậu quả và cách điều trị

Sâu răng là vấn đề răng miệng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Thông thường sẽ rất khó nhận biết bạn có bị sâu răng hay không nếu như sâu răng mới ở giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng như: đau nhức, ê buốt, xuất hiện lỗ sâu lớn trên răng, hơi thở có mùi khó chịu,… thì khả năng cao sâu răng đã chuyển sang giai đoạn nặng. Chính vì vậy, bạn cần biết khi nào sâu răng đang trở nên nghiêm trọng, theo dõi thường xuyên, và từ đó có phương án xử lý kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến dấu hiệu của sâu răng nặng, các mức độ sâu răng, hậu quả có thể xảy ra, và cách chữa trị, phòng ngừa sâu răng giúp các bạn có thể có những kế hoạch phù hợp để bảo vệ hàm răng của chính mình cũng như của những người thân trong gia đình.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng nặng

Sâu răng là gì?

Sâu răng hiện tượng có một hoặc nhiều lỗ hình thành trên răng của bạn. Thời gian đầu lỗ sâu răng chỉ rất nhỏ, không gây đau nhức nên khó có thể phát hiện ra. Nhưng chúng sẽ dần trở nên lớn hơn nếu như không được điều trị. Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới. Bất kỳ ai đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng nặng

Sâu răng ban đầu khó phát hiện nên nhiều người chủ quan không để ý đến. Vì thế sâu răng mới có cơ hội tấn công sâu vào các lớp bên trong khiến răng sâu từ nhẹ chuyển sang nặng kèm những triệu chứng khó chịu.

Bên cạnh đó, việc chữa trị không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sâu răng không những không cải thiện mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, một số trường hợp dưới đây cũng là tác nhân làm cho sâu răng dễ dàng chuyển nặng 

  • Ăn quá nhiều thực phẩm và đồ uống có đường hoặc axit
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách (không chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa hàng ngày…)
  • Không sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa florua
  • Rối loạn ăn uống, ví dụ như chán ăn hoặc ăn vô độ
  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày (axit trào lên từ dạ dày cũng có thể làm mòn men răng)

Các triệu chứng của sâu răng nặng

Sâu răng phát triển từ bên dưới bề mặt răng và men răng bị vi khuẩn phá hủy dần dần từ bên trong, rất khó phát hiện. Sâu răng tiến triển thành nặng khi men răng bị mất đi, bề mặt răng bị phá vỡ và xuất hiện những dấu hiệu bên ngoài. Những dấu hiệu nhận biết sâu răng nặng bao gồm:   

  • Răng nhạy cảm: cảm giác răng ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, hơi nhói khi chải răng
  • Đau nhức răng, gây khó khăn trong việc nhai thức ăn
  • Xuất hiện các chấm đen trên bề mặt răng hoặc lỗ lớn trên răng
  • Hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu

Các mức độ nặng nhẹ của bệnh sâu răng

Các mức độ này dựa trên quá trình axit từ các mảng bám phá huỷ các lớp bảo vệ răng. Thời gian đầu, axit trong mảng bám sẽ ăn mòn dần dần men răng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên, các mảng bám sẽ tích tụ dần. Mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ cứng lại, tạo thành cao răng. Cao răng có tác dụng bảo vệ vi khuẩn, lớp cao răng càng dày thì vi khuẩn càng nhiều, dẫn đến sâu răng ngày càng nặng.  Dưới đây là 5 mức độ của bệnh sâu răng:

Mức độ 1: Khử khoáng ban đầu

Răng được bao bọc bởi một lớp men răng, đây là mô cứng nhất trong cơ thể và chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất. Tuy nhiên, khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra, men răng bắt đầu bị mất các khoáng chất này. Lúc này, trên răng xuất hiện các vết đốm trắng. Đây là tình trạng nhẹ nhất của sâu răng và ở giai đoạn này bạn chưa thấy có cảm giác đau nhức.

Khử khoáng ban đầu

Tham khảo: Cách chữa trị sâu răng nhẹ dứt điểm không bị nặng thêm

Mức độ 2: Phân rã men răng

Nếu để axit trong mảng bám tiếp tục khử các chất kháng hình thành men răng thì dần dần men răng sẽ bị phá vỡ. Khi men răng bị phá vỡ, các đốm trắng ban đầu sẽ sẫm màu lại, chuyển thành màu nâu. Men răng ngày càng suy yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các lỗ nhỏ từ các vết đốm, gọi là lỗ sâu răng. Lúc này, cảm giác đau nhức, khó chịu ở răng bắt đầu xuất hiện.

Phân rã men răng

Mức độ 3: Sâu ngà răng

Ở mức độ này, khi men răng đã bị phá huỷ, sâu răng tiếp tục tấn công vào lớp ngà nằm dưới men răng. Ngà răng mềm hơn men răng, do đó nhạy cảm hơn với tác hại của axit. Chính vì thế, khi sâu răng đến ngà răng sẽ tiến triển với tiến độ rất nhanh. Trong ngà răng có chứa các ống dẫn đến các dây thần kinh của răng. Vì vậy, khi ngà răng bị ảnh hưởng, bạn bắt đầu có cảm giác ê buốt. Khi đó, sâu răng đã chuyển sang mức độ nặng, tình trạng ê buốt xuất hiện nhiều, đặc biệt khi bạn ăn thức ăn hoặc uống các loại đồ uống nóng hoặc lạnh. 

Sâu ngà răng

Mức độ 4: Viêm tủy răng

Nếu không chữa trị, sâu răng bắt đầu tấn công vào lớp sâu hơn của răng, đó là tuỷ răng. Tủy răng được biết đến là lớp trong cùng của răng. Tủy răng có vai trò quan trọng, chứa các dây thần kinh và mạch máu giúp giữ cho răng khỏe mạnh cũng như giúp cho răng có cảm giác. 

Tủy răng bị tổn thương sẽ bắt đầu sưng lên. Khi đó, do các mô xung quanh răng không thể giãn nở để thích ứng với tình trạng sưng tấy này nên áp lực sẽ đè lên các dây thần kinh, khiến bạn cảm thấy cực kỳ đau buốt. Cơn đau buốt diễn ra thường xuyên và kéo dài, kèm theo một số triệu chứng khác như răng nhạy cảm hơn, sốt cao… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm tủy cấp tính. 

Viêm tuỷ răng

Mức độ 5: Áp xe răng

Đây là mức độ nặng nhất của sâu răng khi sâu răng tiến sâu vào tủy răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Viêm nhiễm kéo dài sẽ hình thành một túi mủ ở đáy răng, được gọi là áp xe .

Khi bị áp xe răng, bạn sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội, có thể kèm xuất hiện những triệu chứng khác như: sưng lợi, sưng mặt hoặc hàm, sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ…

Hậu quả khi để răng sâu nặng

Sâu răng có thể gây ra nhiều hậu quả và biến chứng nếu không được điều trị, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần, đời sống sinh hoạt của bạn. Dưới đây là một số hậu quả nếu để sâu răng nặng tiếp tục tiến triển

1. Viêm lợi

Khi vi khuẩn gây sâu răng lây lan sẽ gây sưng lợi. Lợi bị sưng, có màu đỏ thẫm, rất đau và khó chịu, có trường hợp còn chảy máu. Viêm lợi lâu ngày sẽ hình thành mủ, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tụt lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu tạo hàm răng. 

2. Gây vỡ răng

Tủy răng bị tấn công sẽ khiến cấu trúc của răng bị tổn thương, không còn chắc chắn như ban đầu. Khi đó răng sẽ suy yếu, lung lay, có thể bị vỡ hoặc rời ra khỏi hàm. 

3. Viêm nha chu

Viêm nha chu là mức độ nghiêm trọng hơn của bệnh viêm lợi. Giống như viêm lợi được đề cập ở trên, nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn gây sâu răng. Loại vi khuẩn này bùng phát mạnh, sẽ khiến dây chằng nha chu (là các mô nối răng với hốc răng) bị viêm nhiễm, lâu dần tạo mủ, làm chân răng bị lung lay.

4. Đau đầu 

Răng bị sâu nặng đồng nghĩa với việc tổn thương tuỷ nghiêm trọng, nặng nhất là chết tủy. Phần tủy hoại tử dần dần lan đến xương ổ răng, gây tác động đến dây thần kinh, truyền lên bộ não và dẫn tới hiện tượng đau đầu.

Một số hậu quả khác

  • Viêm xoang hàm: xảy ra do biến chứng của sâu răng hàm
  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng huyết… ảnh hưởng đến tính mạng

Phương pháp điều trị sâu răng nặng

Khi phát hiện ra những triệu chứng của sâu răng nặng, bạn cần đến tìm gặp nha sĩ để được điều trị kịp thời và đúng hướng, bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu những biện pháp an toàn có thể áp dụng tại nhà. Các phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bạn. Sau đây là một số cách phổ biến:

1. Hàn răng

Nha sĩ sử dụng một mũi khoan và loại bỏ các phần bị sâu ra khỏi khỏi răng. Sau đó sẽ lấp đầy những phần bị bỏ đi đó bằng một chất, các chất thường được dùng là nhựa composite. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa được vi khuẩn tấn công men răng.

2. Mão răng

Đối với trường hợp sâu nặng hơn, nha sĩ sẽ loại bỏ những phần bị sâu răng tấn công. Sau đó có thể đặt một nắp vừa vặn lên răng của bạn để thay thế mão răng tự nhiên. 

3. Lấy tủy

Khi sâu răng tiến vào tủy,  nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng để bảo vệ răng của bạn. Việc này sẽ loại bỏ mô thần kinh, mô mạch máu và bất kỳ vùng nào bị sâu trên răng. Sau khi lấy tủy, răng sẽ được kiểm tra nhiễm trùng và hàn lại để bảo vệ khỏi vi khuẩn. 

4. Bọc răng sứ

Trong trường hợp sâu răng nặng, nhất là đối với răng hàm thì đây là biện pháp tối ưu giúp bảo vệ răng đồng thời ngăn chặn tình trạng sâu răng triệt để. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng cho răng hàm, với những răng bị vỡ mảng lớn và còn nguyên chân răng.

5. Trồng răng 

Phương pháp này dành cho các trường hợp sâu răng rất nặng, không còn chân răng hoặc viêm nhiễm không thể chữa trị, bắt buộc phải loại bỏ răng. 

Biện pháp phòng ngừa sâu răng

Sâu răng là một vấn đề răng miệng phổ biến nhưng lại gây ảnh hưởng nếu bạn không may bị mắc phải, nếu nhẹ thì có thể chỉ là những cảm giác khó chịu, nhưng nếu tiến triển nặng hơn nó còn khiến sức khỏe bị tổn hại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là điều quan trọng nhất. Để ngăn ngừa sâu răng, bạn có thể thực hiện các cách sau đây:  

  • Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa florua.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày (theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ) .
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có đường và có tính axit như: bánh, kẹo, nước trái cây, …
  • Hạn chế ăn vặt hoặc ăn trước khi đi ngủ
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường các loại thực phẩm có khả năng chống sâu răng, bảo vệ răng chắc khỏe trong bữa ăn như:

  • Các loại trái cây và rau giàu chất xơ: táo, cà rốt, cần tây,… 
  • Các loại thực phẩm giàu canxi: sản phẩm từ sữa (bơ, sữa chua, pho mát,…), súp lơ xanh, rau chân vịt,…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin D: trứng, các loại cá (đặc biệt là cá thu, cá hồi)
  • Các loại thực phẩm giàu magie: hạnh nhân, đậu, chuối,…
  • Thực phẩm chứa chất béo tốt: dầu ô liu, quả óc chó,… 
Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo