Sâu răng hàm là gì? Cách chữa sâu răng hàm tối ưu nhất

Răng miệng luôn là vấn đề được con người quan tâm không chỉ bởi nó ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn về mặt thẩm mỹ. Đôi khi, chúng ta thường chỉ để ý đến sức khỏe chung mà quên mất rằng, răng miệng cũng cần phải chăm sóc. Và một trong những vấn đề nha khoa có thể bắt gặp đó là sâu răng hàm. Sâu răng hàm có thể bắt gặp không chỉ là ở trẻ em mà còn ở cả người lớn. Vậy sâu răng hàm là gì? Biểu hiện như nào? Cách chữa trị ra sao? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Răng hàm là gì? Vai trò của răng hàm

Răng hàm ( hay còn gọi là răng cối ) là răng nằm ở vị trí mặt sau của vòm miệng, phía trong cùng của hàm. Răng hàm được phân chia thành hai loại, đó là răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Răng hàm nhỏ ( răng cối nhỏ) gồm 8 chiếc, răng hàm lớn ( răng cối lớn ) gồm 12 chiếc. Như vậy, đến độ tuổi trưởng thành, mỗi người sẽ có khoảng 20 chiếc răng hàm. 

Răng hàm
Vị trí Răng hàm

Vai trò của răng hàm

Răng hàm gồm có hai phần: phần thân răng và phần chân răng. Phần thân răng là phần bề mặt răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, còn phần chân răng sẽ ở vị trí sâu trong lợi. Chính vì thế mà dựa trên phương diện đặc điểm, răng hàm có bệ mặt phẳng, rộng; nó góp phần tham gia vào hoạt động ăn uống hàng ngày thông qua việc nhai. Không chỉ dừng lại ở đó, răng hàm còn đóng góp vai trò trong hoạt động phát âm và tạo nên chức năng thẩm mỹ cho con người.

Cấu tạo răng hàm
Cấu tạo răng hàm
  • Ăn uống: Răng hàm lúc này có vai trò như bộ phận để nhai, nghiền thức ăn. Thức ăn khi được đưa vào khoang miệng sẽ được nghiền nhỏ trước khi được đưa vào dạ dày, ruột non. Nhờ có quá trình nhai và nghiền nhỏ thức ăn này, dạ dày không cần phải co bóp quá nhiều, làm việc quá sức, tránh được bệnh đau dạ dày. 
  • Phát âm: Có thể bạn không biết, răng và môi sẽ cùng tham gia vào quá trình phát âm của con người. Chính vì thế mà, việc thiếu răng, đặc biệt là răng hàm sẽ thay đổi cấu trúc hàm, tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát âm. Khi mất răng, âm phát ra sẽ không được tròn vành, rõ chữ, có thể sẽ bị lơ lớ hoặc ngọng. 
  • Thẩm mỹ: Một hàm răng đẹp sẽ tạo ra một nụ cười đẹp. Không chỉ thế, nếu có một hàm răng khỏe đẹp, cấu trúc xương mặt sẽ trở nên cân đối hơn, vẻ đẹp thẩm mỹ được nâng cao rõ rệt. 

Chính vì những lí do trên mà ta có thể thấy rằng, răng hàm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, chúng ta thường quên mất việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nha khoa. Chính vì thế mà rất dễ mắc các bệnh răng miệng phổ biến như: sâu răng, viêm lợi,… Thường gặp nhất là sâu răng, và một trong số đó là vấn đề sâu răng hàm. 

Sâu răng hàm có nên nhổ không?

Trước hết, ta cần hiểu rằng, sâu răng hàm thực chất là việc răng bị tổn thương phần mô cứng, dẫn đến việc xuất hiện những lỗ trống ở răng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sâu răng hàm, nhưng chủ yếu vẫn là từ khâu vệ sinh răng miệng. 

Có nên nhổ răng hàm sâu không?
Có nên nhổ răng hàm sâu không?

Thông thường, các vết sâu răng hàm thường xuất hiện ở khu vực rãnh các mặt nhai, sau đó ổ sâu sẽ lan rộng sang các khu vực khác. Thường thì những người bị sâu răng hàm sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau nhức răng, ê buốt khi ăn những đồ ăn nóng hoặc lạnh, cơn đau kéo dài, thậm chí là sốt. Chính vì thế mà ngay khi phát hiện sâu răng hàm, chúng ta cần tìm kiếm những phương pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng tới các răng khác, kéo theo các bệnh khác.

Một trong những phương pháp để điều trị sâu răng đó là nhổ răng. Vậy câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì cần nhổ răng? Chúng ta cần phải làm rõ rằng là, không phải cứ sâu răng thì sẽ phải nhổ. Khi đến các trung tâm nha khoa, tùy vào tình trạng răng miệng mà các chuyên gia nha hoa sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên để khắc phục tình trạng bệnh. 

Các trường hợp sâu răng hàm nên giữ lại

Dựa vào mức độ sâu răng, từ nhẹ đến nặng, chúng được chia thành năm mức độ: sâu răng nhẹ (chớm sâu), suy mòn men răng, phá hủy ngà răng, sâu ngà răng, sâu răng ảnh hưởng tới tủy và áp xe răng. Khi bị sâu răng, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ quyết định có nhổ răng hay không. Các trường hợp sâu răng có thể giữ lại đó là:

  • Trường hợp chớm sâu ( mức độ nhẹ ): Đây là trường hợp sâu răng nhẹ nhất. Lúc này, răng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti, lâu dần biến thành những vết sâu răng nhỏ. Do vết sâu chưa ảnh hưởng tới cấu trúc răng nên lúc này, răng vẫn sẽ được giữ lại.
  • Trường hợp suy mòn men răng: Là giai đoạn mà vi khuẩn hoạt động để phá vỡ các lớp men răng ở dưới bề mặt răng. Vì giai đoạn này, răng vẫn hoàn chỉnh, cấu trúc răng không bị phá vỡ nên các chuyên ra nha sĩ sẽ đưa cho bạn các biện pháp khắc phục tại nhà. Vì vậy, chỉ cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sâu răng, vệ sinh sạch sẽ kết hợp với ăn uống điều độ, bạn sẽ không cần phải nhổ răng nữa. 
  • Trường hợp sâu ngà răng: Sâu ngà răng là giai đoạn vi khuẩn bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để gây hại cho men răng và ăn sâu vào ngà răng. Ở thời điểm này, nếu không có các biện pháp khắc phục thì rất dễ dẫn đến ổ sâu răng lây lan rộng, ăn sâu vào tủy. Cũng tương tự với sâu răng ở mức độ nhẹ, do chưa ảnh hưởng tới cấu trúc răng nên chưa cần phải nhổ răng.
Các mức độ sâu răng hàm
Các mức độ sâu răng hàm

Xem thêm: Cách chữa trị sâu răng nhẹ dứt điểm không bị nặng thêm

Các trường hợp sâu răng hàm cần nhổ

Nếu như ở trên là các giai đoạn đầu của sâu răng thì khi các vi khuẩn phát triển, các ổ sâu lan ra rộng rãi thì sẽ gây ra hiện tượng sâu răng ảnh hưởng tới tủy và áp xe răng. Bởi vì lúc này vết sâu răng đã chuyển biến nặng, bắt buộc các bác sĩ sẽ phải loại bỏ chiếc răng sâu đó. Cấu trúc răng đã bị ảnh hưởng quá nhiều, nếu giữ lại sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi. Chính vì thế mà nhổ răng là phương pháp lựa chọn tốt nhất.

  • Sâu răng ảnh hưởng tới tủy: Có thể nói, tủy răng được ví như là não bộ của chiếc răng. Tủy đóng một vai trò quan trọng vì ở tủy răng có chứa các mạch máu và dây thần kinh duy trì sức khỏe của răng. Khi vết sâu răng ảnh hưởng tới tủy, bạn sẽ gặp phải các tình trạng như: ê buốt, đau răng kéo dài, sưng răng,… Nếu như một chiếc răng mà đã bị tổn thương phần tủy, bắt buộc sẽ phải thực hiện phương pháp nhổ răng.
  • Áp xe răng: là mức độ tổn thương cáo nhất của sâu răng. Đó là lúc mà sâu răng ăn sâu vào tủy, vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương, nhiễm trùng. Nó sẽ tạo ra các ổ mủ trong răng. Kéo theo đó là các cơn đau dữ dội, cơ hàm bị ảnh hưởng, sốt, sưng răng,… Nếu không thực hiện nhổ răng, rất có thể, các ổ sâu răng sẽ còn lây lan rộng hơn nữa, ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. 

Xem thêm: 14 cách chữa trị đau răng sâu hiệu quả tức thời, nhanh nhất

Cách chữa sâu răng hàm

Nhận biết được tầm vấn đề nghiêm trọng mà sâu răng hàm gây ra mà chúng ta cần phải thực hiện các phương pháp chữa trị ngay khi phát hiện mình bị sâu răng hàm. Có rất nhiều cách để điều trị sâu răng hàm, nhưng nó sẽ phù hợp với từng mức độ nặng, nhẹ của vết sâu răng. Ở đây, chúng ta sẽ chia ra thành các mức độ sâu răng, từ nhẹ đến nặng để chữa trị.

Phương pháp chữa sâu răng hàm

Điều trị mức độ 1: sâu răng nhẹ (chớm sâu)

Ở thời điểm này, sâu răng mới dừng lại ở mức độ nhẹ, chưa có những ảnh hưởng mạnh mẽ. Chính vì vậy mà ngay tại nhà cũng có thể thực hiện các phương pháp điều trị sâu răng. Đó là nghiêm túc thực hiện các phương pháp phòng ngừa sâu răng. Chăm chỉ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng thường xuyên sẽ giúp cho khoang miệng luôn được sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến phòng khám nha khoa để điều trị bằng phương pháp florua. Fluoride được sử dụng trong phương pháp florua có dạng gel bóng. Florua lúc này đóng vai trò bảo vệ men răng khỏi axit o vi khuẩn gây ra.

Điều trị mức độ 2: Suy mòn men răng

Men răng lúc này sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra những tổn thương và vết sâu răng. Vết sâu răng được khắc phục bằng phương pháp trám răng, hay còn gọi là hàn răng. Các bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu và lấp đầy các lỗ hổng bằng vật liệu trám răng. Có thể là sứ, composite, vàng,…

Điều trị mức độ 3: sâu ngà răng

Nếu để đến mức độ sâu răng này, vi khuẩn xâm nhập và lây lan với tốc độ cực kì nhanh, tạo các vết sâu răng. Lúc này các bác sĩ sẽ phải thực hiện bước loại bỏ ổ sâu răng. Sau đó có thể cân nhắc lựa chọn các phương pháp: trám răng hoặc mão răng. Như đã giải thích ở trên, trám răng là việc lấp đầy lỗ trống bằng các vật liệu trám răng. Còn mão răng là bọc một lớp (có thể là vàng, bạc, kim loại,…) lên bề mặt răng để khôi phục hình dạng của răng.

Điều trị mức độ 4: Sâu răng ảnh hưởng tới tủy

Khi mà ổ sâu đã lan rộng, gây ảnh hưởng tới tủy, rất có thể các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp trồng răng, bọc răng sứ hoặc trám răng. Nếu tủy bị tổn thương ở mức độ vừa, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng, sau đó là vệ sinh sâu và trám răng. Hoặc sẽ trồng răng thay vì trám.Nếu như tủy bị tổn thương nặng, chiếc răng sâu sẽ bị nhổ đi và thay thế vào đó là một chiếc răng giả giống hệt với chiếc răng đã loại bỏ. 

Điều trị mức độ 5: Áp xe răng

Đây là giai đoạn mà ổ áp xe đã xuất hiện trong răng. Ở mức độ nhẹ thì chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng sâu răng. Nghiêm trọng hơn chút thì bác sĩ sẽ lấy tủy răng, loại bỏ phần áp xe và vệ sinh sâu. Sau đó là trám răng hoặc trồng răng. Và nếu nặng hơn, vết sâu răng đã ăn sâu vào chân răng, gây mất chân răng thì sẽ phải nhổ và trồng răng mới. 

Các biện pháp phòng ngừa sâu răng hàm

Chúng ta cần phải hiểu rằng, nguyên nhân gây ra sâu răng chính là do vi khuẩn tồn tại trong miệng, tấn công răng gây ra hiện tượng sâu răng. Chính vì thế mà cách tốt nhất để tránh sâu răng là thực hiện các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Hình thành các thói quen tốt sẽ giúp cho sức khỏe răng miệng của bạn được cải thiện một cách đáng kể. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa sâu răng

  • Luôn giữ cho khoang miệng được sạch sẽ: Luôn giữ khoang miệng sạch là phương pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả 90%. Bởi vì khi khoang miệng được giữ ở trạng thái sạch sẽ, vi khuẩn không thể hoạt động mạnh để có thể tấn công răng, lợi. Các phương pháp để có một hàm răng sạch có thể kể đến như
  • Chải răng ít nhất hai lần một ngày
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. 
  • Sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám sau mỗi bữa ăn
  • Khám nha khoa định kì, 6 tháng một lần
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng khỏi các bệnh nha khoa, đặc biệt là sâu răng. 
  • Hạn chế ăn vặt và các thức ăn có chứa nhiều đường: Đường chính là tác nhân chính gây ra bệnh sâu răng
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ men răng: táo, cà rốt, trứng,…
Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo