Nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị sâu răng cửa

Sâu răng cửa là bệnh lý răng miệng phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu không được điều trị sớm, sâu răng cửa sẽ chuyển nặng vừa khó điều trị vừa gây ra nhiều hậu quả, không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng, sức khỏe, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về răng cửa, bệnh sâu răng cửa để bạn có những kiến thức cần thiết, phục vụ cho việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng và để có hướng xử lý trong trường hợp bị sâu răng cửa.

Răng cửa là gì? 

Vị trí và đặc điểm

Răng cửa nằm ở vị trí phía trước miệng, vì vậy còn có tên gọi khác là răng trước. Răng cửa có cấu tạo phẳng, hình chiếc xẻng với cạnh mỏng sắc bén. Hàm răng bao gồm 8 răng cửa – bốn răng cửa chính giữa ở phía trước miệng, hai răng trên mỗi hàng, với một răng cửa bên nằm ở hai bên.

Hinh-anh-mo-ta-vi-tri-rang-cua-giup-ban-de-hinh-dung
Hình ảnh mô tả vị trí răng cửa giúp bạn dễ hình dung

Vai trò

Chức năng quan trọng nhất của răng cửa là cắn và cắt nhỏ thức ăn để quá trình nghiền thức ăn diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.

Ngoài ra răng cửa còn có chức năng thẩm mỹ vì nó có vị trí nằm phía ngoài hàm răng, dễ lộ ra khi cười, nói. Răng cửa còn có vai trò quan trọng trong việc phát âm, giúp chúng ta phát âm rõ ràng, tròn vành rõ chữ.

Chính vì thế bảo vệ và giữ gìn răng cửa khoẻ mạnh là điều vô cùng cần thiết

Nguyên nhân sâu răng cửa

Thực tế, răng cửa có vị trí dễ tiếp cận nhất và cấu tạo không gồ ghề như răng sau, nên việc vệ sinh chúng cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra xét về thời gian tiếp xúc với thức ăn thì răng cửa cũng ít tiếp xúc hơn so với răng sau. Cho nên có thể thấy khả năng sâu răng trên răng cửa sẽ ít hơn. Tuy nhiên, sâu răng cửa vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

Sau-rang-cua-co-rat-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau
Sâu răng cửa có rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Đối với người lớn, sâu răng cửa hình thành vì những lý do tương tự và giống như sâu răng ở bất kỳ răng nào. Chúng đều hình thành từ những thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách nên vi khuẩn trong các mảng bám trên răng tạo ra axit ăn mòn men răng dẫn đến sâu răng.

Một số nguyên nhân gây sâu răng cửa phổ biến do thói quen sinh hoạt:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách và không thường xuyên hàng ngày: Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ thì các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại ở các kẽ răng không được làm sạch. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi nảy nảy và xâm nhập trực tiếp,  gây ra sâu răng.
  • Thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường: bánh kẹo ngọt,, nước giải khát có gas,… hoặc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
  • Không cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày khiến cơ thể thiếu nước, khô miệng

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:

  • Hàm răng bị thô hoặc yếu
  • Rối loạn tiêu hóa và tụt nướu
  • Cao răng hình thành quá nhiều bởi những mảng bám thức ăn lâu ngày không được làm sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập

Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân gây sâu răng cửa liên quan đến việc bú bình sữa qua đêm trong thời gian dài trong ngày. Việc này khiến cho đường tự nhiên từ sữa, sữa công thức hoặc nước trái cây đọng lại trong miệng, từ đó vi khuẩn có thể gây ra sâu răng. 

Bên cạnh đó, răng của trẻ nhỏ là răng sữa, có kích thước nhỏ, men và ngà răng mỏng nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây sâu răng. 

Ngoài ra sâu răng cửa ở trẻ em xuất hiện cũng có thể do di truyền. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra việc trẻ dễ bị sâu răng sớm là hệ quả của việc mất cân đối dinh dưỡng, hoặc các bệnh lý trong thai kỳ. Các vấn đề xảy ra trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển men răng của trẻ.

Mặc dù răng sữa sẽ rụng và được thay thế khi trẻ lớn lên nhưng chúng vẫn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển răng miệng của trẻ. Sâu răng khi còn nhỏ có thể cản trở việc ăn nhai và nói chuyện, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và cách phát âm của trẻ.

Xem thêm: Sâu chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hậu quả của sâu răng cửa

Ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng

Vi khuẩn sâu răng sẽ phá huỷ sâu vào các lớp bên trong của răng, trước tiên là men răng khiến cho răng trở nên yếu dần đi, nếu nghiêm trọng hơn thì tủy răng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Răng cửa là vị trí thức ăn tiếp xúc đầu tiên ở những vị trí sâu răng, vi khuẩn có hại càng có điều kiện để xâm nhập gây tổn thương phần nướu và viêm nhiễm nặng nề.

Sau-rang-anh-huong-toi-suc-khoe-rang-loi-va-kha-nang-an-nhai-cua-nguoi-benh
Sâu răng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng lợi và khả năng ăn nhai của người bệnh

Ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể

Răng cửa có chức năng cắn và xé thức ăn, nên khi bị sâu thì sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và tiêu hoá. Chức năng nhai nghiền không tốt sẽ tạo áp lực lên dạ dày. Răng sâu bị đau nhức khiến người bệnh thường chán ăn, sụt cân và giảm sức đề kháng.

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Sâu răng là gây ra các vết màu đen hoặc nâu xám trên răng khiến cho hàm răng mất đi tính thẩm mỹ, khiến người bị sâu răng cảm thấy thiếu tự tin khi nói, cười. Bên cạnh đó, khi răng bị sâu thì mảng bám thức ăn trên răng không được làm sạch cũng sẽ dẫn đến hiện tượng răng ố vàng.

Sau-rang-cua-gay-mat-tham-my-khien-ban-thieu-tu-tin-trong-cuoc-song

Sâu răng cửa gây mất thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tự tin trong cuộc sống

Ảnh hưởng tới tinh thần 

Sâu răng cửa gây ra những cơn đau nhức và khó chịu, kèm theo là sự mệt mỏi khiến tinh thần bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh kết nối với răng gặp vấn đề kéo theo toàn bộ hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng.

Cách điều trị sâu răng cửa

Điều trị sâu răng cửa kịp thời, đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng, gây những ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn nên đến nha sĩ để thăm khám và được điều trị dứt điểm sâu răng cửa. Một số phương pháp điều trị sâu răng cửa hiệu quả:

Hàn/ trám răng 

Đây là phương pháp điều trị sâu răng cửa phổ biến nhờ thực hiện đơn giản, nhanh chóng và chi phí phù hợp. Trám răng là việc nha sĩ sẽ dùng các vật liệu trám nhân tạo để đắp lên răng trám răng, giúp tạo hình lại thân răng và bảo vệ sức khỏe răng, đồng thời đáp ứng tính thẩm mỹ. Vật liệu thường dùng để trám răng sâu là Composite, vật liệu này có màu sắc tương đồng với răng thật nên được sử dụng rộng rãi.

Ưu điểm trám răng cửa sâu

  • Tiết kiệm tối đa thời gian cho bạn vì thao tác thực hiện nhanh chóng, trong vòng khoảng  15-20 phút tuỳ tình trạng răng sâu
  • Đảm bảo an toàn tối đa, không ảnh hưởng đến răng thật.
  • Trong quá trình trám không phải mài răng, làm mất mô răng thật

Tuy nhiên, trám răng cũng có một số, điểm hình là không bền vĩnh viễn. Trám răng sau khoảng từ vài năm là có thể hư hỏng, vật liệu trám rơi rớt và dễ vỡ ra bên ngoài. Bên cạnh đó do độ bền chắc của trám răng cũng không cao nên khó có thể ăn một số loại thức ăn. Để giữ cho răng sau khi trám chắc khỏe, bạn nên chú ý đến việc chăm sóc răng miệng, tránh cắn, nhai đồ ăn dai cứng.

Bọc răng sứ 

Bọc răng sứ là phương pháp được sử dụng nhiều để điều trị sâu răng cửa. So với hàn/ trám răng thì phương pháp bọc răng sứ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn: răng có màu sắc tự nhiên, sức nhai và độ bền chắc, tuổi thọ lâu hơn… Trong những trường hợp sâu răng cửa nặng thì bọc răng sứ còn có khả năng bảo vệ sức khỏe răng thật một cách tối đa.

Boc-su-rang-sau-la-cach-dieu-tri-pho-bien-duoc-ap-dung-hien-nay
Bọc sứ răng sâu là cách điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay

Quy trình bọc răng sứ chữa sâu răng cửa:

  • Bước đầu tiên, nha sĩ sẽ nạo sạch vết sâu răng
  • Sau khi nạo sạch vết sâu răng sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để mài cùi răng thật theo một tỷ lệ cho phép để đảm bảo không xâm lấn nhiều đến răng thật
  • Lấy dấu răng và thiết kế mão sứ sao cho phù hợp với răng thật để bọc/ chụp ra phía bên ngoài

Bọc răng sứ không chỉ trị dứt điểm tình trạng sâu răng mà còn giúp răng trở nên chắc khỏe, và đáp ứng tính thẩm mỹ cao như răng tự nhiên.

Nhổ răng và trồng răng giả

Trong trường hợp sâu răng cửa quá năng, không thể khắc phục bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thì loại bỏ răng là cách tối ưu nhất để điều trị cũng như bảo vệ cho cả hàm răng. Tuy nhiên do răng cửa nằm ở vị trí đặc biệt nên sau khi nhổ răng thì cần trồng răng giả để đảm bảo tính thẩm mĩ, việc thực hiện chức năng cắn, cắt thức ăn cũng như không làm ảnh hưởng đến các răng ở vị trí xung quanh. 

Phòng ngừa răng cửa bị sâu hiệu quả 

Mặc dù việc điều trị phục hồi răng sâu hiện nay rất tốt với công nghệ hiện đại, nhưng việc phòng ngừa sâu răng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Các biện pháp phòng ngừa sâu răng nên được duy trì thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng, cũng như giúp cho các phương pháp trị sâu răng (trám răng, bọc răng sứ, trồng răng,…) đạt được hiệu quả tốt, đảm bảo độ chắc khoẻ và bền của răng sau khi điều trị.

Các thao tác cần thực hiện đề ngăn ngừa sâu răng cửa:

  • Chải răng đều đặn thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Chải răng đúng cách bằng bàn chải có lông mềm, size phù hợp và thực hiện chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tránh chải theo chiều ngang làm làm tổn thương đến vùng nướu: tụt nướu, gây viêm…
Chai-rang-dung-cach-va-du-se-giup-phong-ngua-sau-rang-hieu-qua
Chải răng đúng cách và đủ sẽ giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả
  • Thay bàn chải răng định kỳ khoảng 3 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả, bàn chải lâu ngày không thay sẽ bị cứng, tích tụ vi khuẩn, khi chải răng sẽ làm tổn thương răng và nướu
  • Nên sử dụng loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa nồng độ flour phù hợp để giúp răng tái khoáng, men răng chắc khỏe
  • Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ thức ăn thừa, các mảng bám, vụn thức ăn còn sót giắt lại ở kẽ răng. Việc làm này sẽ có tác dụng kháng khuẩn, giữ cho hơi thở thơm mát đồng thời bảo vệ mô răng được chắc khỏe hơn mỗi ngày
  • Duy trì thói quen ăn uống hợp lý, khoa học và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường, như bánh kẹo ngọt, nước ngọt,… Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, canxi, sắt trong chế độ ăn
  • Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để có thể không bị thiếu nước
  • Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để loại bỏ vi khuẩn trong cao răng, tác nhân gây sâu răng
  • Nên thường xuyên đến phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để sớm được phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng về sau.
Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo