Sâu răng có lây không? Cách ngăn chặn sâu răng lây lan

Nhiều người băn khoăn, không biết sâu răng có lây không mà sao tỷ lệ người dân Việt Nam bị sâu răng cao như vậy? Theo thống kê, tại nước ta có tới 90% dân số mắc các bệnh lý răng lợi, trong đó nổi bật nhất là sâu răng. Hầu hết mọi người thường phát hiện răng bị sâu khi ở giai đoạn tiến triển nặng. Vậy sâu răng có lây không? Cần làm gì để ngăn chặn chúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay cho bạn.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là bệnh lý phổ biến mà hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng ít nhất 1 lần mắc phải. Răng sâu là tình trạng xuất hiện những lấm tấm màu vàng sậm, hoặc lỗ đen trên răng, do quá trình oxy hóa, mảng bám và vi khuẩn trên răng gây ra.

Sau-rang-Benh-ly-pho-bien-ai-cung-co-nguy-co-mac-phai
Sâu răng – Bệnh lý phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải

Sâu răng có thể gây ra những ảnh hưởng như: hỏng men răng, hỏng ngà răng, thậm chí là chết tủy răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Không những vậy, khi răng sâu người bệnh sẽ phải chịu những đau đớn, ê buốt, sưng sốt,… Tất cả như một cơn “ác mộng” cho những ai đã từng trải qua căn bệnh sâu răng này.

Xem thêm: Răng bị sâu đen: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Sâu răng có lây không?

Có thể, bản thân bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết sự thật rằng: Sâu răng CÓ khả năng lây lan, không những thế chúng rất dễ lây lan khi có môi trường và điều kiện thích hợp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sâu răng không chỉ lây truyền sang các răng kế cận, mà chúng còn có khả năng lây từ người sang người, khi có những tiếp xúc gần gũi với người khác vệ sinh răng miệng kém.

Sau-rang-rat-de-lay-lan-neu-khong-chua-tri-dut-diem
Sâu răng rất dễ lây lan nếu không chữa trị dứt điểm

Dưới đây là con đường lây nhiễm sâu răng, cụ thể:

1. Sâu răng lây từ răng này sang răng khác

Các nhà nghiên cứu cho thấy, chủng vi khuẩn Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus là căn nguyên gây bệnh sâu răng. Chúng tham gia và là chất xúc tác mạnh nhất cho quá trình sâu răng ở con người. 2 chủng vi khuẩn này có khả năng làm ảnh hưởng và lây lan sâu răng rất cao, nếu gặp môi trường lý tưởng.

Một số môi trường sinh sôi và phát triển lý tưởng cho vi khuẩn này bao gồm:

– Khoang miệng khô hoặc bạn uống ít nước mỗi ngày

– Người thường xuyên ăn vặt, nạp đồ ngọt (thực phẩm nhiều đường)

– Người không chăm sóc răng miệng đúng cách hoặc không có thói quen thăm khám và lấy cao răng.

2. Sâu răng lây từ người sang người

Như đã phân tích ở trên, vi khuẩn gây sâu răng có khả năng lây lan và trường hợp lây từ người sang người, khi có điều kiện thuận lợi cũng là điều dễ hiểu.

Các nhà nghiên cứu ước tính, có tới 30% trẻ em ba tháng tuổi, 60% trẻ em sáu tháng tuổi và 80% trẻ em hai tuổi đã bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus mutans gây sâu răng. Và họ cho biết, trẻ em bị sâu răng như vậy là do quá trình tiếp xúc với cha mẹ, những người thân trong gia đình có tiền sử sâu răng trước đó.

Vi khuẩn gây sâu răng sẽ lây từ người sang người thông qua các con đường khác nhau như: Dụng cụ ăn uống; Chung đồ ăn thức uống; Ho; Hắt hơi; Hôn;…

Khong-nen-hon-mieng-be-neu-ban-bi-sau-rang
Không nên hôn miệng bé nếu bạn bị sâu răng

Chính vì vậy, việc hạn chế hoặc tránh tiếp xúc gần gũi khi răng bị sâu hoặc chưa vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều được khuyến nghị nếu bạn và người thân không muốn bị sâu răng lây truyền. Đừng tự nếm thức ăn trước khi cho bé ăn, bởi khi làm điều này bạn vô tình đã tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan và trú ngụ trong thức ăn của bé, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng con bạn.

Cách ngăn chặn sâu răng lây lan

Dù biết, việc ngăn chặn hoàn toàn các con đường lây sâu răng là rất khó. Tuy nhiên, bạn cần tạo thói quen và ý thức trước về những nguy cơ tiềm ẩn khi bạn hay ai đó cố tình tiếp xúc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng lây lan sang nhau.

Dưới đây là một số biện pháp góp phần giúp bạn ngăn chặn sâu răng lây lan như:

1. Vệ sinh răng sạch sẽ và dùng nước súc miệng diệt khuẩn thường xuyên

Dù bạn có đang bị sâu răng hay không, thì cũng nên chọn cho mình một loại nước súc miệng diệt khuẩn, làm sạch răng hiệu quả.

Nếu bạn không biết lựa chọn loại nước súc miệng nào phù hợp thì có thể tham khảo ý kiến từ nha sĩ.

Chon-nuoc-suc-mieng-diet-khuan-de-kiem-soat-nguy-co-lay-lan-sau-rang
Chọn nước súc miệng diệt khuẩn để kiểm soát nguy cơ lây lan sâu răng

2. Hạn chế ăn uống chung đồ

Chúng ta nên hạn chế các vật dụng cũng như ăn chung đồ ăn, thức uống. Đặc biệt, với trẻ nhỏ cha mẹ nên hạn chế ăn chung đồ hay nếm thức ăn trước khi cho con ăn.

Nếu đang ngồi cùng mọi người, bạn muốn hắt hơi hoặc ho có thể quay mặt ra hướng không có ai. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn sâu răng hiệu quả.

Không hôn hít vào miệng bé hoặc bạn đời nếu chưa vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Cách tốt nhất là không nên tiếp xúc, để có thể ngăn ngừa một số các bệnh lây nhiễm, trong đó có sâu răng.

3. Vệ sinh răng miệng đúng

Đánh răng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng hàng ngày để làm sạch các kẽ răng.

Ngoài ra, không dùng chung bàn chải đánh răng hoặc các đồ dùng cá nhân khác.

Đối với trẻ nhỏ, hãy dạy con cách chải răng đúng, tạo thói quen vệ sinh – chăm sóc răng lợi cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên bắt đầu lau nướu cho con nhẹ nhàng với khăn sạch, nước hoặc dụng cụ vệ sinh răng miệng phù hợp với lứa tuổi.

4. Gặp nha sĩ

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, chúng ta cũng nên hình thành thói quen đến nha sĩ định kỳ để thường xuyên được kiểm tra sức khỏe răng miệng và tầm soát các bệnh lý răng, đặc biệt là sâu răng ngay từ sớm.

Hay-gap-nha-si-dinh-ky-de-tam-soat-cac-benh-ly-rang-mieng-hieu-qua
Hãy gặp nha sĩ định kỳ để tầm soát các bệnh lý răng miệng hiệu quả

Đối với sâu răng, người bệnh thường phát hiện khi chúng đã trở nặng kèm các dấu hiệu: đau nhức, ê buốt, sưng tấy,… như vậy thì thật đáng tiếc. Do đó, bạn nên hình thành thói quen ngay từ sớm để có thể phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả.

Răng miệng của chúng ta, ngoài việc chăm sóc vệ sinh hàng ngày chủ động thì việc tới thăm khám định kỳ 6 tháng một lần là điều rất cần thiết. Vì vậy, để nói không với sâu răng ngay bây giờ bạn hãy chọn địa chỉ nha khoa để thăm khám và tầm soát sâu răng sớm nhé!

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc: Sâu răng có lây không? Hy vọng rằng, với những kiến thức mà bài viết cung cấp, đã giúp ích rất nhiều cho bạn. Để nói không với các bệnh lý về răng miệng nói chung và sâu răng nói riêng, bạn và gia đình hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám răng định kỳ 1 – 2 lần/năm và sở hữu hàm răng chắc khỏe mỗi ngày.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo