Răng bị sâu đen: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Răng sâu bị đen là hiện tượng dễ phát hiện khi ta thấy xuất hiện các vết đen hoặc lỗ đen trên bề mặt răng. Thực chất đây là dấu hiệu sâu răng đã chuyển sang giai đoạn nặng, cần điều trị ngay lập tức bởi lúc này sâu răng sẽ tấn công vào các lớp bên trong của răng một cách rất nhanh, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, hậu quả và các cách điều trị, phòng ngừa tình trạng răng bị sâu đen này. 

Nguyên nhân răng bị sâu đen
Răng sâu bị đen là khi răng sâu chuyển sang giai đoạn nặng. Do đó nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này chính là sâu răng không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Men răng là lớp ngoài cùng trong cấu trúc của răng. Khi men răng bị phá vỡ, vi khuẩn sẽ tấn công vào ngà răng. Khi đó để ngăn sự phát triển của sâu răng,  ngà răng sẽ cứng lại đổi sang màu sẫm đen. Tuy nhiên ngà răng khá mềm và dễ bị tấn công nên ở vị trí răng sẫm đen sau này dễ hình thành các lỗ sâu lớn màu đen. Đó là tình trạng răng bị sâu đen.

Co-rat-nhieu-nguyen-nhan-khien-rang-bi-sau-den
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị sâu đen

Dẫn đến tình trạng răng sâu nặng, chuyển sang màu đen thì phải kể đến một số nguyên nhân như sau: 

Do kết cấu răng: Kết cấu răng là yếu tố tự nhiên có thể gây ra sâu răng. Những kết cấu răng kém như: hàm răng bị sứt mẻ, mọc xiêu vẹo, men răng yếu bẩm sinh, mức khoáng hóa răng thấp… sẽ gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh mẽ 

Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chính gây ra răng sâu nặng. Việc tiêu thụ những loại thức ăn có nhiều đường, đặc biệt là đường hoá học sẽ tạo ra các mảng bám khó làm sạch trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ. Ngoài ra các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc ra hay những đồ ăn có vị chua sẽ có khả năng làm mòn và suy yếu men răng 

Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng là vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Răng miệng không được vệ sinh, đặc biệt sau khi ăn uống sẽ làm tích tụ các mảng bám thức ăn, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng có thể gây tổn thương răng, lợi khiến vi khuẩn có hại dễ lây lan mầm bệnh.

Ve-sinh-rang-mieng-kem-de-dan-den-rang-sau-den

Vệ sinh răng miệng kém dễ dẫn đến răng sâu đen

Hậu quả khi để răng bị sâu đen
Khi răng sâu bị đen có nghĩa rằng tình trạng sâu răng của bạn đang ở giai đoạn nặng. Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời thì tình trạng nặng sẽ tiến triển ngày càng nhanh. Lúc đó sẽ đem lại những hậu quả nghiêm trọng đến cả sức khỏe và tinh thần.
1. Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng
Răng bị sâu đen nếu không được điều trị đúng cách thì sâu răng sẽ ăn sâu vào tủy dẫn đến  viêm tủy cấp. Các lỗ sâu ở răng càng dễ bị vi khuẩn tấn công gây hiện tượng chèn ép làm máu không được cung cấp đến răng. Từ đó khiến tủy bị hoại tử hoặc chết tủy. Nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng, có thể sẽ gây mất răng. 

Răng bị sâu đen sẽ kèm theo các cơn đau, ê buốt dữ dội và liên tục. Ngoài ra khi có viêm nhiễm thì có thể dẫn đến những biến chứng ở mô quanh cuống, làm viêm quanh cuống, sưng lợi, má, góc hàm…

Rang-sau-den-khien-nguoi-benh-bi-dau-nhuc
Răng sâu đen khiến người bệnh bị đau nhức

Răng bị sâu đen có thể dẫn đến hình thành áp xe, gây viêm quanh răng, viêm xương tủy hàm do nhiễm trùng lan ra các mô xung quanh. Nếu răng bị sâu nằm ở vị trí sát xoang hàm thì có thể gây. Sâu răng khiến cấu trúc răng bị phá hủy, gây đau nhức khiến vấn đề ăn uống bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Khi răng bị sâu đen thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ. Giai đoạn đầu bề mặt răng chỉ xuất hiện những đốm đen li ti nhưng nếu để lâu các đốm đen sẽ trở thành những lỗ, hốc đen với kích thước và hình dạng khác nhau. Do đó người bệnh sẽ cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp, cười nói. Bên cạnh đó, sâu răng cũng kèm theo tình trạng hôi miệng, gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. 
3. Tinh thần bị ảnh hưởng
Sâu răng thường kèm theo những cơn đau răng dai dẳng vô cùng khó chịu dẫn đến đau đầu, mất ngủ. Việc này khiến sức khỏe tinh thần bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng, dễ cáu gắt, dễ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực… 
4. Ảnh hưởng đến tính mạng
Sâu răng tưởng chừng là vấn đề đơn giản nhưng thực tế nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Răng sâu bị đen đã ở giai đoạn răng bị sâu nặng, rất dễ xảy ra hiện tượng viêm tủy, hoại tử tuỷ nếu không được điều trị đúng cách. Vết hoại tử nếu nặng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu rồi lan đến trung thất gây nguy hiểm đến tính mạng. 
Cách điều trị răng bị sâu đen
Chính vì những biến chứng và hậu quả khôn lường nếu răng sâu bị đen nên cần phải điều trị kịp thời và dứt điểm. Ở giai đoạn răng sâu bị đen thì các cách điều trị tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên gần như không đem lại hiệu quả tối ưu. Chính vì vậy bạn nên đến gặp nha sĩ để được điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp xử lý răng sâu bị đen phổ biến nhất thường được áp dụng rộng rãi.

Rang-bi-sau-den-co-the-chua-tri-bang-nhieu-cach-khac-nhau
Răng bị sâu đen có thể chữa trị bằng nhiều cách khác nhau

1. Hàn trám răng
Nguyên tắc chữa sâu răng đầu tiên chính là bảo tồn răng nên nếu có thể nha sĩ sẽ sử dụng tối đa các cách để có thể giữ lại răng, không cần nhổ bỏ. Trong thực tế vẫn có những chiếc răng được phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai cơ bản mặc dù đã bị sâu đến 80 – 90% .

Phương pháp hàn trám được áp dụng trong trường hợp răng có những dấu hiệu bị sứt, mẻ hoặc vỡ do sâu quá nặng. Chất trám sẽ là chất composite cùng màu với răng. Phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa tối đa vi khuẩn tấn công răng đồng thời tạo được độ thẩm mỹ tự nhiên của răng giống như ban đầu. Tuy nhiên tùy theo mức độ mà cách hàn trám lại được áp dụng khác nhau

Trường hợp nhẹ: Trường hợp các lỗ đen còn nhỏ thì vật liệu dùng để hàn trám thường là GIC, Composite. Sau khi hàn xong răng vẫn cần được theo dõi và chăm sóc kĩ càng. Nếu sau đó vẫn còn hiện tượng đau hay ê buốt thì cần đi khám để xử lý, có trường hợp cần chuyển chữa tuỷ. 

Trường hợp nặng: Khi các lỗ sâu đen lớn thì có thể hàn che tủy bằng các vật liệu có tính sinh học cao như Ca(OH)2, MTA… Sau khi hàn che tủy cần theo dõi từ 1 tuần đến 6 tháng. Nếu trong khoảng thời gian đó nếu răng không đau thì có thể lấy bớt phần chất hàn bên trên và hàn vĩnh viễn.
2. Điều trị nội nha (chữa tủy răng)
Phương pháp điều trị nội nha được áp dụng cho trường hợp sâu răng tiến triển đến viêm tủy. Ở phương pháp này có bao gồm các bước: lấy sạch tủy tổn thương, tạo hình, làm sạch ống tủy sau và cuối cùng là trám bít kín hệ thống ống tủy với mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và bảo vệ các phần mô răng còn lại.

Chua-tuy-cho-rang-sau-den-la-phuong-phap-dieu-tri-duoc-nhieu-nguoi-benh-lua-chon
Chữa tủy cho răng sâu đen là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn

3. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một trong những biện pháp tối ưu để chữa trị trường hợp răng sâu nặng, đặc biệt là đối với răng hàm khi răng bị vỡ quá lớn, chỉ còn lại phần chân răng. Phương pháp này có tác dụng bảo vệ răng tối đa đồn thời ngăn chặn tình trạng sâu răng một cách triệt để. Răng được bọc sứ sẽ phục hồi được chức năng nhai và có tính thẩm mỹ cao.
4. Nhổ răng và trồng răng implant
Khi tình trạng răng sâu quá nghiêm trọng không thể bảo tồn răng thật được nữa thì bắt buộc phải loại bỏ chiếc răng đó đi. Sau đó biện pháp tốt và phổ biến nhất là trồng lại răng mới để đảm bảo chức năng nhai cũng như thẩm mĩ của răng.

Trồng răng Implant được cho là phương pháp tiên tiến, hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả tối ưu giúp bạn có lại chiếc răng hoàn chỉnh như thật mà còn đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhai.
Cách phòng ngừa răng bị sâu đen như thế nào?
Răng sâu bị đen nhìn chung là một tình trạng bệnh lý khá phức tạp và có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Mặc dù có những phương pháp điều trị tối ưu nhưng tốt nhất bạn vẫn cần có những biện pháp để phòng ngừa tình trạng này xảy ra. Về cơ bản bạn cần thủ những nguyên tắc trong chế độ ăn uống và vệ sinh chăm sóc răng miệng để phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Dưới đây là một số cách cụ thể để phòng ngừa răng bị sâu đen:
Đối với vệ sinh răng miệng: 

  • Chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần
Thay-ban-chai-danh-rang-dinh-ky-gop-phan-bao-ve-rang-va-phong-ngua-sau-rang
Thay bàn chải đánh răng định kỳ, góp phần bảo vệ răng và phòng ngừa sâu răng
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để làm sạch hoàn toàn các vụn thức ăn trong kẽ răng. Xem thêm: Dấu hiệu của sâu kẽ răng và cách điều trị hiệu quả
  • Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa thành phần Fluor hợp lý để tăng cường chống sâu răng, hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng
  • Nếu đánh răng sau khi ăn thì tốt nhất là chờ sau khoảng 30 phút để tránh men răng bị bào mòn dễ gây sâu răng.
  • Khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để răng miệng luôn sạch sẽ, loại bỏ những nguy cơ gây sâu răng hoặc các bệnh về răng miệng khác 

Đối với chế độ ăn uống:

  • Hạn chế ăn đồ ăn có chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, kem,… Hạn chế ăn vặt, ăn đêm
  • Không nên thường xuyên uống đồ uống có ga, ăn đồ ăn có vị chua vì những loại đồ ăn/ uống này có thể làm tăng lượng axit trong miệng, dễ làm mòn men răng
  • Tăng cường nguồn thức ăn giàu canxi, vitamin D: các sản phẩm từ, rau lá xanh, cá, phomat, hạt đậu khô…  
  • Ăn nhiều rau quả: những thực phẩm giàu chất xơ sẽ có tác dụng giúp kích thích tiết nước bọt, làm sạch răng và góp phần tái khoáng men răng, ngăn ngừa sâu răng. Những loại thực phẩm như dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, củ cải, cà rốt, rau diếp… có khả năng giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bám
Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo