Răng sâu tự lành được không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Răng sâu là tình trạng xuất hiện các vết hoặc lỗ đen trên răng. Khi răng tổn thương sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Đối với bệnh lý sâu răng có rất nhiều câu hỏi xung quanh, trong đó đáng chú ý và quan tâm hơn cả đó là băn khoăn: Răng sâu tự lành được không? – Để có câu trả lời, mời bạn tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết này.

Các giai đoạn sâu răng

Sâu răng cũng giống như các bệnh lý thường gặp khác ở cơ thể người, chúng sẽ có những giai đoạn với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Sau một thời gian, mảng bám tích tụ dày và oxy hóa tạo thành lớp vôi răng (cao răng), thúc đẩy vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Bạn sẽ phải trải qua một số giai đoạn phát triển của sâu răng qua từng giai đoạn cụ thể như:

Sau-rang-co-rat-nhieu-giai-doan-va-cach-dieu-tri-khac-nhau Sâu răng có rất nhiều giai đoạn và cách điều trị khác nhau

Giai đoạn 1: Phá vỡ lớp khoáng men răng tự nhiên

Bạn đã từng nghe nói rất nhiều về men răng. Và lớp men răng này được cấu thành từ các loại khoáng chất tự nhiên, chúng có nhiệm vụ bao bọc, bảo vệ các cấu trúc bên trong của men răng.

Khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn mảng bám, cao răng tạo ra sẽ dần mất đi lớp khoáng. Vùng mất chất khoáng cảnh báo nguy cơ hỏng lớp men răng và là biểu hiện ban đầu của bệnh sâu răng.

Giai đoạn 2: Hỏng men răng nặng

Sau khi lớp khoáng bị hủy hoại, tiếp theo men răng sẽ bị tấn công. Men răng lúc này sẽ xuất hiện các đốm vàng, trắng loang lổ. Một thời gian sau màu răng sẽ chuyển sang vàng đậm và đen. Lúc này men răng suy yếu, hình thành các lỗ nhỏ (sâu răng).

Giai đoạn này các lỗ sâu cần phải được chữa trị và hàn lại, để ngăn chặn nguy cơ sâu nặng hơn.

Sau-men-rang-la-giai-doan-ban-co-the-nhan-biet-bang-mat-thuong
Sâu men răng là giai đoạn bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Giai đoạn 3: Sâu ngà răng

Ngà răng là lớp mô nằm ngay dưới lớp men răng. Ngà răng sẽ mềm hơn men và dễ nhạy cảm với những tác động từ môi trường khoang miệng cũng như bên ngoài.

Răng sâu ăn vào lớp ngà là giai đoạn bắt đầu tiến triển nặng. Vì ngà răng cũng có chứa các ống dây thần kinh của răng (hay còn gọi là tủy răng), nên khi vi khuẩn ăn làm sâu phần ngà, người bệnh sẽ cảm thấy đau, ê buốt, nhạy cảm hơn với môi trường khoang miệng. Cảm giác đau buốt này bạn dễ thấy khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt,…

Giai đoạn 4: Viêm tủy răng

Sau giai đoạn sâu ngà sẽ là sâu viêm tủy răng, nếu không ngăn chặn sớm. Vì tủy là nơi chứa hệ thống dây thần kinh, mạch máu, cung cấp cảm giác cho răng, nên khi bị tổn thương rất dễ kích ứng, sưng viêm và đau buốt nặng nề.

Lúc này, cần phải điều trị viêm tủy, làm sạch phần sâu của răng và hàn trám hoặc bọc chụp sứ để bảo vệ phần răng còn lại nếu không muốn sâu nặng hơn.

Giai đoạn 5: Chết tủy

Răng sâu chết tủy là giai đoạn nặng nhất. Lúc này vi khuẩn ăn sâu vào tủy, gây nhiễm trùng nặng. Nếu ở giai đoạn này, tình trạng viêm nặng dẫn tới nhiễm trùng, hình thành túi mủ gây áp xe lợi. Làm người bệnh sưng đau lan xuống xương hàm và tấy sốt.

Chet-tuy-la-giai-doan-rang-bi-sau-nang-va-kho-co-the-bao-ton
Chết tủy là giai đoạn răng bị sâu nặng và khó có thể bảo tồn

Các triệu chứng khác có thể bao gồm sưng mặt, nổi hạch bạch huyết ở cổ,…

Nhiễm trùng, chết tủy răng khi bị sâu cần được điều trị sớm vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp này, phần lớn bác sĩ sẽ loại bỏ răng và điều trị ổ viêm, sau đó sẽ đưa ra phương án thay thế răng ở vị trí răng sâu đã loại bỏ đó.

Sâu răng tự lành được không?

Trước khi đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc: sâu răng có tự lành được không, thì bạn cần phải biết, răng không giống với các bộ phận khác của cơ thể, sẽ KHÔNG thể tự lành được trong trường hợp sâu vào men răng và lan rộng vào các phần bên trong của cấu trúc răng. Lúc này, cần phải có sự can thiệp từ bác sĩ nha khoa mới có thể ngăn chặn tình trạng sâu nặng hơn và bảo vệ phần khỏe mạnh còn lại của răng.

Khi răng đã bị sâu, xuất hiện các lỗ màu đen, hoàn toàn không thể loại bỏ hết các vết đó bằng việc vệ sinh răng miệng hay uống thuốc đơn thuần. Chúng bắt buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Nếu không, vi khuẩn sâu răng vẫn tồn tại ở đó và sẽ tiếp tục phá hủy răng khi có cơ hội, môi trường lý tưởng.

Vì quá trình sâu răng sẽ diễn ra không chỉ một thời gian ngắn, thông thường theo các bác sĩ nha khoa, để hình thành từ đốm đen đến lỗ sâu trên răng sẽ mất khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm. Vì vậy, bạn hãy vệ sinh, chăm sóc răng lợi khoa học và nên gặp bác sĩ để được ngăn chặn tình trạng sâu răng một cách kịp thời. Để không làm ảnh hưởng cấu trúc răng, cũng như các răng khác trong cung hàm.

Rang-bi-sau-vao-lop-men-va-nga-rang-se-khong-the-tu-lanh
Răng bị sâu vào lớp men và ngà răng sẽ không thể tự lành

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp răng bắt đầu mới chớm xuất hiện tình trạng mất khoáng khi sâu răng vẫn có thể chữa lành được, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

– Thứ nhất: Tổn thương mới bắt đầu xảy ra ở phần khoáng chưa nặng và chưa làm hỏng men răng, ngà răng và các lớp bên trong. Lớp khoáng mất có thể tái khoáng tại lại. Trong trường hợp tình trạng sâu vượt qua ranh giới giữa men răng và ngà thì sẽ không thể chữa lành được.

– Thứ hai: Thực hiện các biện pháp hạn chế quá trình mất khoáng và tăng cường tái khoáng liên tục như: Chải răng đúng đủ với kem đánh răng chứa hàm lượng Flour cao. Nên giữ kem đánh răng trên răng khoảng 3 – 5 phút trước khi súc miệng sạch. Điều này giúp quá trình tái khoáng diễn ra thuận lợi. Không nên ăn đồ có chứa nhiều đường để giúp bảo vệ răng một cách tốt nhất.

Xem thêm: Sâu răng có lây không? Cách ngăn chặn sâu răng lây lan

Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Để phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ sâu răng hiệu quả, bạn cần áp dụng một số giải pháp sau:

1. Chăm sóc răng miệng đúng – đủ

Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày (tốt nhất là đánh răng sau mỗi bữa ăn). Khi đánh răng, chỉ sử dụng một lượng kem đánh răng phù hợp tùy vào từng lứa tuổi để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, không dùng quá nhiều vì có thể làm mòn men răng. Nên đánh răng đúng cách và chọn bàn chải có lông mềm, mỏng và nhẹ nhàng làm sạch mặt răng. Tránh làm tổn thương men răng và nướu khi vệ sinh răng lợi.

Cham-soc-rang-dung-cach-giup-phong-ngua-sau-rang-hieu-qua
Chăm sóc răng đúng cách giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Bên cạnh việc đánh răng, bạn cần lựa chọn loại nước súc miệng từ các nhãn hiệu uy tín và cần sử dụng thêm chỉ nha khoa để lấy sạch các mảng thức ăn còn lưu lại ở kẽ răng hay đọng ở thân răng.

2. Lưu ý chế độ ăn uống

Không ăn uống quá nhiều thực phẩm, thức ăn có hàm lượng đường và các loại có tính axit, để hạn chế sự tác động đến men răng, quá trình chuyển hóa đường thành axit bám dính trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và gây sâu răng.

Sử dụng nhiều hoa quả, rau củ để cung cấp đầy đủ vitamin và chất xơ, giúp răng miệng sạch sẽ, chắc khỏe hơn và hỗ trợ loại sạch mảng bám trên răng.

Cần bổ sung các chất vitamin, canxi, sắt,… trong thịt, cá, tôm,… để cho nướu và răng chắc khỏe. Không sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… có thể khiến răng bị ố vàng, xỉn màu, gây tích tụ mảng bám, vôi răng dễ gây sâu răng.

3. Bổ sung flour khi có chỉ định

Flour sẽ được bổ sung khi có chỉ định từ bác sĩ nha khoa, răng có cấu tạo yếu, lớp men mỏng hoặc chất lượng men răng xấu bẩm sinh. Flour thường được bổ sung dưới 2 dạng là flour trong kem đánh răng và flour dạng viên uống.

Để có liều dùng và sử dụng flour đúng, bạn hãy gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn chính xác nhé!

4. Thăm khám răng định kỳ

Bạn nên tạo thói quen thăm khám và chăm sóc răng lợi định kỳ tại cơ sở nha khoa uy tín. Nên lấy cao răng 1 – 2 lần/năm, nhằm loại bỏ sạch mảng bám, các loại vi khuẩn có hại. Đồng thời, giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng răng miệng, kiểm soát các bệnh lý liên quan để đảm bảo cho bạn có một hàm răng khỏe mạnh hơn.

Tham-kham-suc-khoe-rang-dinh-ky-de-kiem-soat-tot-cac-benh-ly-rang-loi
Thăm khám sức khỏe răng định kỳ để kiểm soát tốt các bệnh lý răng lợi

Như vậy là, thông qua nội dung bài viết này bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc: sâu răng tự lành được hay không? Đồng thời, cũng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về cách chăm sóc răng lợi mỗi ngày để phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới sức khỏe răng lợi, hãy gọi Hotline: 0989.377.255 hoặc 0988.466.452 để gặp đội ngũ chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ nhé!

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo