Cách chữa sâu răng hàm tại nhà hiệu quả, tiết kiệm

Răng hàm là loại răng dễ gặp phải tình trạng sâu răng nhất. Nguyên nhân là do chức năng chính của răng hàm là nghiền nhỏ thức ăn, các mảng bám và vi khuẩn sẽ tập trung nhiều ở đó và dễ dàng khiến răng bị sâu nếu không được vệ sinh đúng cách. Răng hàm có cấu tạo phức tạp, liên quan trực tiếp đến các bộ phận khác và các dây thần kinh của cơ thể. Vì vậy, nếu răng hàm gặp bất cứ vấn đề nào, đặc biệt là sâu răng thì đều tiềm ẩn những nguy hiểm đến sức khoẻ. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề sâu răng hàm, đồng thời đưa ra những cách chữa sâu răng hàm tại nhà hiệu quả để bạn có thể ngăn ngừa, điều trị kịp thời nếu như răng hàm bị sâu.

Răng hàm là gì? 

Vị trí của răng hàm

Răng hàm nằm ở vị trí phía sau của miệng, có diện tích bề mặt trên cao nhất trong hàm răng. Răng hàm gồm răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Răng hàm nhỏ gồm răng số 4 và số 5, răng hàm lớn gồm răng số 6, 7 và số 8.

Sơ đồ răng hàm

Chức năng của răng hàm

Răng hàm có diện tích bề mặt lớn nên có chức năng chủ yếu là để nhai và nghiền thức ăn thành những mảnh nhỏ dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, răng hàm được cố định chắc chắn vào xương hàm để đảm bảo có thể chịu được lực nhai liên tục kể cả các loại thức ăn mềm và cứng.

Ngoài chức năng nhai, nghiền thức ăn, răng hàm còn có vai trò duy trì chiều cao của khuôn mặt.

Vai trò quan trọng của răng hàm

Răng hàm là răng lớn nhất và khỏe nhất trong hàm răng, cũng là loại răng phức tạp nhất ở con người. Chính vì thế, nếu như răng hàm gặp phải vấn đề gì thì việc chữa trị cũng khó khăn hơn, đặc biệt trong trường hợp phải nhổ răng. Nhổ răng hàm là một quá trình nha khoa phức tạp và có thể gây đau hơn so với việc nhổ răng khác.

Tuy nhiên, vì răng hàm nằm ở vị trí sâu trong khoé miệng nên răng hàm thường bị bỏ sót khi đánh răng. Chính vì vậy, răng hàm dễ bị sâu hơn các loại răng khác. Do răng hàm là loại răng phức tạp nên bạn cần hết sức cẩn thận nếu không may bị sâu răng hàm.

Răng hàm bị sâu

Răng hàm nằm trong cùng nên việc vệ sinh khó khăn và dễ gây sâu răng hơn

Hậu quả nếu không chữa sâu răng hàm kịp thời

Không giống như các loại răng khác, răng hàm có cấu tạo 4 chân và có liên quan đến một số dây thần kinh nên nếu không chữa sâu răng hàm kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ tới sức khỏe răng miệng mà còn tới sức khỏe của các bộ phận khác.

Khi răng bị sâu bạn không chữa trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ dần dần ăn sâu vào các lớp bên trong của răng. Vi khuẩn đi theo phần tủy mềm vào phần xương bên dưới răng, sau đó lan sang các răng khác cũng như phần nướu xung quanh gây ra những cơn đau nhức khó chịu.

Nghiêm trọng hơn, các dịch mủ sẽ hình thành ở sâu dưới chân răng và phát triển âm thầm gây nên các cơn đau cấp như  viêm tủy cấp, áp xe cấp hay viêm mô tế bào cấp… Lâu ngày, bệnh sâu răng tiến triển ngày càng nặng và có thể dẫn đến tình trạng mất răng, viêm tủy nặng hơn nữa là gây tiêu xương…ảnh hưởng rất nặng tới tình trạng sức khỏe. 

Một số hậu quả nếu để răng hàm sâu nặng: 

– Gây ra các bệnh răng miệng khác: Vị trí răng sâu là nơi trú ẩn của vi khuẩn do thức ăn bám dính lại, tạo điều kiện để phát sinh các bệnh liên quan đến răng miệng  khác như viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng,…

– Hại dạ dày: Chức năng của răng hàm là nghiền nhỏ thức ăn để dạ dày dễ tiêu hoá. Vì vậy, khi răng hàm sâu khiến việc nhai trở nên khó khăn, đau nhức khi nhai, lực nhai chắc chắn sẽ nhẹ đi so với bình thường. Do đó thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ làm hại dạ dày.

– Ảnh hưởng đến xoang hàm (Sâu răng hàm trên): Trường hợp bị mất răng hàm trên thì xoang hàm sẽ bắt đầu mở rộng xuống vị trí răng bị mất và các khu vực liền kề xung quanh, phá hủy xương hàm từ trong ra ngoài.

Sâu răng hàm ảnh hưởng đến xoang

Sâu răng hàm trên có thể gây ảnh hưởng tới xoang

– Ảnh hưởng đến dây thần kinh (Sâu răng hàm dưới): Răng hàm dưới tiếp xúc với các ống dây thần kinh nên khi răng hàm dưới gặp vấn đề, tệ nhất là mất răng thì xương hàm sẽ bị thoái hóa nhanh, sụt thấp xuống gần các dây thần kinh trong xương hàm, gây cản trở cho việc cấy ghép răng nếu có

Chính vì những hậu quả trên, tốt nhất bạn nên có phương án để điều trị tình trạng sâu răng hàm càng sớm càng tốt để ngăn những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ xảy ra.

Cách chữa sâu răng hàm tại nhà 

1. Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt

Cách đầu tiên cũng là đơn giản nhất đó chính là vệ sinh răng miệng đúng cách. 

Đối với việc chải răng hàng ngày thì bạn cần lưu ý nên chải răng ít 2 lần 1 ngày, mỗi lần ít nhất hai phút. Vì răng hàm nằm sâu phía trong, vì thế khi chải răng hãy đảm bảo rằng cả các răng hàm trên và hàm dưới được chải kỹ lưỡng, đặc biệt chú ý đến việc làm sạch các kẽ răng.

Bên cạnh đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa hàng ngày vào các thời điểm: trước khi ngủ, sau khi thức dậy vào buổi sáng, cũng như sau mỗi bữa ăn. Thêm vào đó nên sử dụng nước súc miệng ít nhất hai lần mỗi ngày để giúp làm chậm sự phát triển của sâu răng.

2. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho răng

Vì vi khuẩn mảng bám sử dụng đường trong thức ăn của chúng ta để tạo ra axit. Các axit này phá vỡ độ bền khoáng của men răng và cuối cùng dẫn đến sâu răng. 

Do răng hàm chuyên nghiền nhỏ thức ăn, mà trên bề mặt lại có các hố, khe nứt nên mảng bám và vi khuẩn càng dễ dàng ẩn náu và phát triển ở đó. Đây cũng là nguyên nhân khiến răng hàm có nhiều nguy cơ bị sâu hơn.

Chế độ ăn lành mạnh có lợi cho răng hàm

Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho men răng, nhằm hạn chế nguy cơ sâu răng hàm

Chính vì vậy, hãy ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách:

  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nếp như: bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt,..
  • Hạn chế thực phẩm có tính axit như: nước ngọt có ga, kẹo chua, rượu, bia,… để tránh làm yếu men răng  
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D như: cá, trứng, sữa,…
  • Bổ sung các loại rau, củ, quả

3. Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride

Sử dụng kem đánh răng, hoặc nước súc miệng có chứa fluoride không chỉ có tác dụng làm giảm nguy cơ sâu răng mà còn giúp tăng cường tái tạo men răng vốn đã bị suy yếu do vi khuẩn và axit trong chế độ ăn uống. 

4. Sử dụng dầu Oregano 

Trong lá cây Oregano chứa một hợp chất tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Vì thế dầu oregano được sử dụng như một chất khử trùng tự nhiên để  làm chậm sự phát triển của sâu răng và ngăn ngừa sâu răng hình thành thêm

Cách thực hiện: 

  • Lấy tăm bông thấm một vài giọt dầu oregano sau đó bôi trực tiếp lên vị trí sâu răng
  • Ngậm chặt trong miệng khoảng 5-7 phút
  • Súc miệng lại bằng nước muối
  • Thực hiện 2 lần 1 ngày

5. Nhai kẹo cao su hoặc dùng kem đánh răng có Xylitol

Xylitol là một chất làm ngọt tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng. Xylitol có nguồn gốc từ sợi thực vật và có thể phân hủy đường để giữ mức độ pH trong miệng của bạn ở mức trung tính. Nó cũng giúp ngăn vi khuẩn trong miệng tiết ra axit gây sâu răng và sâu răng, đồng thời làm cho những vi khuẩn này khó bám vào răng, nướu và các khu vực khác trong miệng hơn. Bạn có thể nhai kẹo cao su xylitol hoặc sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần này để chữa sâu răng 

6. Sử dụng dầu đinh hương 

Đinh hương là một phương thuốc tự nhiên được sử dụng để điều trị đau do sâu răng cũng như để phục hồi men răng. Khi bôi dầu đinh hương sẽ tạo ra cảm giác tê có tác dụng chống lại cơn đau và có giúp răng giữ lại các khoáng chất.

Dùng tinh dầu đinh hương chữa sâu răng hàm

Dầu đinh hương – Gợi ý hay giúp bạn chữa sâu răng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Dùng tăm bông thấm một hoặc hai giọt dầu rồi thấm trực tiếp lên vị trí bị sâu răng 
  • Ngậm trong miệng trong 5-7 phút
  • Thực hiện 2 lần 1 ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ
  • Có thể kết hợp với 1 thìa nhỏ dầu dừa để xoáy xung quanh miệng

7. Nhai cành cây Neem 

Tinh dầu trong cây neem được dùng làm thuốc chữa nhiễm trùng miệng, sâu răng, ngăn ngừa chảy máu và đau nướu từ xa xưa. Cành cây neem được dùng làm thanh nhai để làm giảm mảng bám trên răng, giảm vi khuẩn trong miệng, đồng thời làm trắng răng một cách tự nhiên và loại bỏ triệu chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, nhai lá hoặc hạt cây neem cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.  

8. Sử dụng nước trà xanh 

Trà xanh có chứa một lượng fluoride có tác dụng ngăn ngừa sâu răng, sử dụng nước trà xanh được coi như một cách điều trị bằng fluoride tự nhiên. 

Cách thự hiện: Bạn có thể dùng nước trà xanh để uống hoặc dùng làm nước súc miệng. Đây là phương pháp có thể thực hiện hàng ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn có hại tích tụ trong miệng. 

9. Súc miệng bằng trà bạc hà

Trà bạc hà không chỉ có công dụng diệt khuẩn, vệ sinh răng miệng cực tốt  giúp hơi thở thơm tho hơn mà còn có khả năng gây tê, diệt khuẩn và giảm đau rất hiệu quả. Súc miệng bằng trà bạc hà là một cách chữa sâu răng tại nhà đơn giản mà rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Hãm lá bạc hà khô trong bình trong khoảng từ 20 – 30 phút, để nước nguội bớt rồi sử dụng làm nước súc miệng hàng ngày. Tinh chất từ lá bạc hà sẽ tác động đều lên bề mặt và các kẽ răng giúp tiêu diệt vi khuẩn

10. Chữa sâu răng hàm bằng lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng như một phương pháp chữa sâu răng hiệu quả nhờ tính chất diệt khuẩn, kháng viêm cực tốt. Cách chữa sâu răng hàm bằng lá trầu không sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu được thực hiện thường xuyên, đều đặn.

Chữa sâu răng hàm bằng lá trầu không

Lá trầu không chữa sâu răng hàm được nhiều người áp dụng

  • Cách thực hiện: 
  • Giã nát  2-3 lá trầu không cùng với muối, sau đó đổ vào 1 chén rượu trắng
  • Đợi bã lá trầu lắng xuống để gạn lấy phần nước trong
  • Lấy tăm bông thấm nước đặt vào vị trí răng sâu, giữa chặt trong 5 phút
  • Súc miệng lại bằng nước sạch

Trên đây là một số phương pháp điều trị sâu răng hàm tại nhà tại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần chú ý theo dõi tình trạng sâu răng cũng như sức khỏe của mình một cách thường xuyên. Nếu cảm thấy khó chịu, hoặc không thấy tình trạng sâu răng cải thiện thì bạn cần đến ngay các phòng khám nha khoa để thăm khám kịp thời, được nha sĩ đưa ra lời khuyên cũng như phác đồ điều trị, từ đó tránh những hậu quả không mong muốn do sâu răng hàm gây ra.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo