Răng sứ có niềng được không?

Bọc răng sứ được biết đến là phương pháp trị liệu thẩm mỹ kì diệu giúp thay đổi diện mạo của răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng đã được bọc sứ vẫn có thể cần điều trị chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên niềng răng trong khi đã bọc răng sứ hay không? Đây là một trong những thắc mắc vô cùng phổ biến của các bệnh nhân khi tìm hiểu về các phương pháp chỉnh nha.

Niềng răng sứ
Niềng răng sứ

Khi nào nên bọc răng sứ?

Theo thời gian răng có thể bị hư hại vì nhiều lý do như sâu răng, chấn thương… khiến răng có thể bị mất hình dạng hoặc kích thước. Khi đó, có thể bọc răng sứ như một phương pháp phục hình nhằm tái tạo thẩm mỹ và chức năng của răng. Một lớp mão răng sứ sẽ được tạo ra với màu sắc và công dụng giống như răng thật, bao bọc lấy răng đã được mài cùi và ôm khít nướu răng. Bọc răng sứ sẽ giúp phục hồi hình dạng, kích thước, độ chắc khỏe và diện mạo của răng. Vậy khi nào thì nên bọc răng sứ?

1. Khi răng bị nhiễm màu nặng

Răng bị nhiễm màu nặng
Răng bị nhiễm màu nặng

Trẻ sơ sinh trong quá trình phát triển răng có thể bị nhiễm màu răng tetra nếu người mẹ khi mang thai dùng quá nhiều thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, răng nhiễm màu nặng có thể là hệ quả của việc nghiện thuốc lá lâu ngày hay nhiều nguyên nhân khác.

2. Khi răng bị mẻ, vỡ

Răng bị mẻ, vỡ
Răng bị mẻ, vỡ

Răng có thể bị tổn hại do các thói quen như nhai cắn thức ăn dai cứng, dùng răng khui nắp chai hay va đập do tai nạn hoặc do các bệnh lý về răng, do cơ thể thiếu chất…

3. Khi răng bị hư, chết tủy

Răng bị hư, chết tủy
Răng bị hư, chết tủy

Tình trạng răng bị chết tủy sẽ khiến răng bị giòn hơn, chịu lực kém hơn và dễ gãy.

4. Khi răng mọc lệch lạc, lộn xộn

Răng mọc lệch lạc, lộn xộn
Răng mọc lệch lạc, lộn xộn

Hàm răng mọc lệch lạc không chỉ thiếu tính thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát triển các bệnh lý nguy hiểm. Việc niềng răng sẽ mất khá nhiều thời gian trong khi phương pháp bọc răng sứ vừa tiết kiệm thời gian, vừa đem lại diện mạo đẹp cho hàm răng.

Tham khảo: Niềng răng một hàm có được không?

Khi nào nên niềng răng?

Niềng răng là phương pháp được nhiều người tìm đến khi gặp các tình trạng:

1. Răng khấp khểnh, chen chúc

Răng khấp khểnh, chen chúc
Răng khấp khểnh, chen chúc

Răng khấp khểnh, chen chúc là do răng mọc không đúng vị trí, mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong hay mọc chồng lên nhau trên khung hàm gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng, lâu ngày sẽ gây ra ố vàng hoặc sâu răng.

2. Răng thưa, hở kẽ

Răng thưa, hở kẽ
Răng thưa, hở kẽ

Tình trạng răng thưa, hở kẽ xảy ra khi có một khoảng trống lớn giữa hai răng, cho phép thức ăn dễ dàng xen vào và gây khó khăn cho việc phát âm. Răng trở nên yếu hơn và dễ lung lay theo thời gian.
Khi đó, phương pháp niềng răng thưa sẽ đưa một hệ thống các giá đỡ hoặc khay niềng răng trong suốt gắn vào răng và tác dụng lực hỗ trợ các răng di chuyển sát gần nhau hơn.

3. Răng cắn hở, hai hàm không chạm nhau

Răng cắn hở, hai hàm không chạm nhau
Răng cắn hở, hai hàm không chạm nhau

Khi hai hàm không thể chạm tới nhau sẽ gây khó khăn cho việc ăn uống, nhai nuốt, phát âm và nhanh chóng dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác. Một số trường hợp còn do các thói quen xấu như tưa lưỡi, thở bằng miệng, mút ngón tay cái,…

4. Răng hô vẩu

Răng hô vẩu
Răng hô vẩu

Đây là tình trạng mọc chìa ra ngoài do gặp phải bệnh lý về khớp cắn, gây khó khăn cho việc ăn nhai và ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình. Hàm trên thì nhô ra, còn hàm dưới thì hóp lại rõ ràng khiến khuôn mặt bị mất cân đối. Với tình trạng này thì niềng răng được xem như một phương pháp thẩm mỹ vượt trội.

5. Răng móm, khớp cắn ngược

Răng móm, khớp cắn ngược
Răng móm, khớp cắn ngược

Khi hàm trên thụt vào trong và hàm dưới chìa ra được gọi là tình trạng răng móm, khiến khuôn mặt mất đi vẻ cân đối tự nhiên. Tình trạng răng móm cũng gây ra nhiều bất tiện cho việc nhai và phát âm trong cuộc sống thường nhật.

Xem thêm: Niềng răng trong suốt có hiệu quả không?

Bọc răng sứ có niềng được không?

Câu trả lời là vẫn có thể niềng răng trong lúc đang bọc răng sứ. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng tình huống:

– Nếu chỉ bọc một ít răng sứ thì quá trình niềng răng vẫn có thể đem lại hiệu quả trong việc di chuyển cả răng sứ và răng tự nhiên về đúng vị trí để có thể nắn chỉnh khi cần thiết.

– Trường hợp răng đã được bọc sứ nguyên hàm thì được sắp xếp sao cho các răng đều và chuẩn khớp cắn nên việc niềng răng là không cần thiết nữa.

Những lưu ý khi niềng răng sau bọc răng sứ

Cần nhớ là không phải trường hợp răng bọc sứ nào cũng có thể niềng răng. Tốt nhất là việc niềng răng sau bọc sứ nên được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề, nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cần chú ý đảm bảo những điều dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Răng sứ cứng cáp, sát khít với răng thật, không bị nứt, vỡ

– Chân răng phải khỏe mạnh đủ để tạo ra lực kéo trong suốt quá trình niềng răng để làm dịch chuyển chân răng. 

– Sau khi niềng răng cân thực hiện đúng theo yêu cầu đặc biệt của bác sĩ trong quá trình chăm sóc, giữ gìn răng miệng.

Niềng răng sau bọc răng sứ
Niềng răng sau bọc răng sứ

Kết luận

Với những hiệu quả tích cực mà chúng mang lại, bọc răng sứ và niềng răng đã trở thành những phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng nhất hiện nay. Bọc răng sứ giúp cải thiện diện mạo thẩm mỹ của răng như màu sắc, hình thức,.. còn niềng răng có thể khắc phục tối ưu những vấn đề thuộc về cấu trúc răng như: răng mọc thưa, hàm lệch, răng mọc khấp khểnh, răng hô, móm… Việc kết hợp sử dụng hai phương pháp này là hoàn toàn có thể song cần tham khảo với nha sĩ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe răng. Chăm sóc răng miệng không chỉ giúp chúng ta có một vẻ ngoài tự tin hơn mà còn có ý nghĩa với răng, nướu và hơi thở và duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo