Niềng răng cho trẻ có nên không? Phương pháp niềng phù hợp với trẻ

Những đứa trẻ có răng hô, xấu, mọc không đều, thưa, vẩu và lệch thường thiếu tự tin khi cười bởi sự trêu chọc của bạn bè đồng trang nứa. Do đó, niềng răng giúp trẻ nhỏ có được một hàm răng, một nụ cười đẹp và khiến chúng tự tin hơn. Niềng răng cho trẻ nhỏ cũng là cách nhanh nhất giúp chúng những đứa trẻ tự tin tươi cười. Dưới đây là những giải đáp cho những thắc mắc của bậc phụ huynh khi có nên lựa chọn niềng răng cho trẻ.

Có nên niềng răng cho trẻ không?

Hàm răng có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của những đứa trẻ. Nếu những bậc phụ huynh đã từng trải qua quãng thời gian đi học, đã từng chứng kiến bạn bè, hoặc chính bản thân bị bạn bè trêu chọc bằng những câu nói “ ăn dưa hấu, đu đủ không cần thìa”, “thị vẩu”, “hàm răng dùng để nạo dừa”… Tuy chỉ là sự trêu đùa vô thức của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều đó vô thức gây tổn thương đến trẻ về mặt tinh thần cũng như khiên trẻ vô cùng tự ti với ngoại hình, diện mạo của mình. Những biệt danh, những ký ức không được tốt đẹp đó có sẽ gắn liền với trẻ trong suốt những năm tháng tuổi học trò và cũng có thể khiến trẻ càng mặc cảm với bản thân hơn khi trưởng thành. Từ đó gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến công việc và cuộc sống.

Không những vậy, việc niềng răng cho trẻ từ sớm giúp hạn chế được những nguy cơ mắc bệnh về răng miệng và sự phát triển của cơ thể. Răng mọc lệch hoặc thưa khiến trẻ khi nhai sẽ không kỹ, thức ăn không được nghiền kỹ trước khi xuống dạ dày về lâu sẽ khiến cơ thể trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn không được hấp thụ tối đa khiến trẻ ăn nhiều không lớn, niềng răng cửa giúp trẻ không bị hô, vẩu… Ngoài ra, vấn đề vệ sinh răng miệng cũng là một sự khó khăn. Các mảng thức ăn bám sâu trong khe răng, cùng với việc trẻ nhỏ vệ sinh răng miệng thường qua loa và không chú ý tới, điều đó vô hình tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển dẫn đến những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, hôi miệng…

Niềng răng cho trẻ khi còn nhỏ sẽ ít đau đớn và khó chịu hơn, trong giai đoạn phát triển, răng và xương trẻ chưa đạt độ cứng cáp nên sẽ dễ di chuyển, không quá đau và khó chịu. Ngược lại, tuổi càng lớn, răng và xương cứng sẽ khiến quá trình niềng răng phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn, chi phí niềng răng do đó cũng tăng theo. Lợi ích khác của việc niềng răng cho trẻ khi còn nhỏ là sẽ hạn chế được việc nhổ răng, việc mà khi niềng răng cho người lớn cần có.

Tham khảo: Niềng răng có tác dụng gì? 9 tác dụng khiến bạn bất ngờ

niềng răng cho trẻ
Niềng răng cho trẻ

Chi phí niềng răng cho trẻ theo từng phương pháp

Niềng răng đã xuất hiện từ khá lâu và xuất hiện rất nhiều phương pháp niềng tối ưu và phù hợp cho từng người. Các bậc phụ huynh khi muốn niềng răng cho trẻ thường thắc mắc về cách thức niềng, kết quả mà nó đem lại và đặc biệt là chi phí cần chi trả của phương pháp niềng răng mà mình chọn. Dưới đây sẽ là những phương pháp niềng răng phổ biến hiện tại và chi phí cần chi trả của phương pháp niềng răng đó.

1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng với mắc cài kim loại được làm bằng chất liệu thép không gỉ, được biết đến là kỹ thuật cơ bản nhất và hay được sử dụng trong những ngày đầu của quá trình niềng răng. Bác sĩ sẽ cố định một dây cung trên các rãnh của mắc cài được gắn trên răng, tạo ra một lực vô cùng chắc chắn nhằm đưa những chiếc răng lệch về vị trí mong muốn, theo quỹ đạo của khung hàm thông thường.Đặc biệt, có thể niềng răng cửa giúp trẻ không bị tình trạng hô, vẩu về sau. Được xem là phương pháp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả cao và lâu dài.

Đối với chi phí niềng răng bằng mắc cài kim loại có mức độ trung bình giao động từ khoảng 27.000.000 – 31.000.000 VND. Một số trường hợp phức tạp hay phát sinh thì chi phí ước tính lên tới 35.000.000 VND.

niềng răng bằng mắc cài kim loại cho trẻ
Niềng răng bằng mắc cài kim loại cho trẻ

2. Niềng răng mắc cài mặt trong (Mắc cài mặt lưỡi)

Là phương pháp gắn cố định mắc cài vào phía mặt trong của răng, đảm bảo sắp xếp răng về đúng vị trí mong muốn cũng như có tính thẩm mỹ cao hơn bởi vì có thể giấu mắc cài vào bên trong hàm, người khác không thể nhìn thấy niềng. Tuy nhiên niềng răng mắc cài mặt trong thường ít người thực hiện được bởi độ khó mà phương pháp này đem lại, đòi hỏi bác sĩ phải có tính chuyên môn, kỹ thuật cao và cũng đồng thời dùng nhiều loại trang thiết bị hỗ trợ. Do đó, cũng hiểu được rằng giá niềng răng của phương pháp này khá cao so với các phương pháp niềng răng khác.

Cụ thể, chi phí niềng của phương pháp này trung bình khoảng 85.000.000 VND. Những trường hợp phát sinh hoặc răng mọc lệch phức tạp chi phí dao động từ 105.000.000 – 115.000.000 VND.

Niềng răng mắc cài mặt trong cho trẻ (Mắc cài mặt lưỡi)
Niềng răng mắc cài mặt trong cho trẻ (Mắc cài mặt lưỡi)

3. Niềng răng trong suốt Invisalign

Được biết đến là phương pháp phổ biến hiện tại, bởi tính hiệu quả và độ thẩm mỹ mà nó đem lại. Với chất liệu gồm 4 loại : gốm sứ ( Ceramic và Porcelain), nhựa, nhựa giả lập. Độ thẩm mỹ cao bởi đúng như tên gọi trong suốt của phương pháp này. 

Niềng răng trong suốt Invisalign dao động trong khoảng 100.000.000 – 120.000.000 VND. Chi phí niềng răng theo phương pháp này thường cao hơn 3 – 4 lần. Cũng bởi vì quá trình chế tạo ra khay niềng và có ưu thế cao về tính thẩm mỹ.

Niềng răng trong suốt Invisalign cho trẻ
Niềng răng trong suốt Invisalign cho trẻ

4. Niềng răng 3D Clear Aligner

Đúng như tên gọi của phương pháp niềng răng này, tính thẩm mỹ và độ tiện lợi cao so với các phương thức niềng răng trên. Do đó,  giá trị niềng răng của phương pháp này cũng cao hơn các phương pháp mắc cài truyền thống khác. Với chi phí giao động từ 55.000.000 – 60.000.000 VND. Lý do  giá niềng răng 3D Clear Aligner thấp hơn giá niềng răng Invisalign bởi do công đoạn chế tác niềng răng, phương pháp Invisalign sử dụng nhiều trang thiết bị hơn khi lấy dấu răng và có độ chính xác cao hơn.

Niềng răng 3D Clear Aligner cho trẻ
Niềng răng 3D Clear Aligner cho trẻ

Tham khảo: Đeo hàm duy trì bao lâu sau khi tháo niềng răng?

Nên niềng răng cho trẻ theo phương pháp nào

Có rất nhiều phương pháp niềng răng hiện nay mà người có nhu cầu niềng răng có thể tùy ý chọn lựa. Tuy nhiên việc niềng răng cho trẻ cần được các bậc phụ huynh chú ý bởi vì trẻ thường có rất nhiều bệnh về răng, chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách và không có kỷ luật. Thông thường, những phụ huynh thường chọn niềng răng với mắc cài kim loại cho con, bởi ngoài vấn đề về tính thẩm mỹ của phương pháp này, thì niềng răng mắc cài kim loại đem lại nhiều lợi ích khá lớn như : hiệu quả chỉnh nha cao, chi phí được coi là rẻ nhất trong các phương pháp niềng răng thông dụng hiện nay. Trẻ nhỏ thường không để ý về vấn đề thẩm mỹ. Do đó, việc lựa chọn phương pháp này là khá hợp lý và hữu ích đối với trẻ và cả phụ huynh.

Ngoài ra, phương pháp đang phổ biến hiện tại, niềng răng trong suốt Invisalign hoặc niềng răng 3D Clear Aligner là hai phương pháp tốt nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng. Là phương pháp niềng răng tiên tiến, niềng răng trong suốt ít vấn đề và nhiều lợi ích, với độ thẩm mỹ cao, độ chỉnh nha cao, trẻ nhỏ có thể thoải mái ăn uống thay vì tránh những đồ ăn không tốt cho răng như phương pháp niềng răng mắc cài kim loại bởi vì niềng răng trong suốt dễ vệ sinh. Không những thế, vấn đề đau đớn khi niềng răng cũng ít hơn, số lần phải chỉnh nha lại cũng ít hơn và có thể tháo lắp niềng dễ dàng, không phải gắn cố định trên răng. Đối với những phụ huynh có kinh tế thường hay lựa chọn phương pháp này cho trẻ.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào sau khi niềng răng

Sau khi niềng răng cho trẻ, những bậc phụ huynh cần chú ý những cách giúp bảo vệ và chăm sóc răng cho trẻ trong giai đoạn này. Bởi vì trong khoảng thời gian trẻ niềng răng, răng trẻ rất yếu và có khả năng rụng nếu không biết chăm sóc đúng cách. Phụ huynh nên nghiêm túc nhắc nhở bé trong việc vệ sinh răng miệng, không chỉ tốt cho bé trong thời gian niềng răng mà còn tạo thói quen cho trẻ tự biết cách chăm sóc răng miệng cho chính bản thân. Dưới đây là 7 cách giúp trẻ chăm sóc răng miệng mà phụ huynh cần chú ý.

1. Chải răng sau mỗi bữa ăn

Đánh răng là một thói quen quan trọng giúp loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng và giúp duy trì vệ sinh răng miệng tốt hơn khi niềng. Niềng răng bằng mắc cài thường có rất nhiều khe tạo điều kiện cho các mảng thức ăn thừa tồn đọng lại trong răng. Do đó, sau mỗi bữa ăn nên nhắc và giám sát trẻ đánh răng, nếu không thể giám sát trẻ thường xuyên, thì phụ huynh nên nhắc nhở con phải súc miệng sau khi ăn.

2. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày

Tuy rằng sử dụng chỉ nha khoa mất nhiều thời gian nhưng nó lại là đồ vật vô cùng quan trọng đối với người niềng răng. Nên sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng cho người niềng răng vì điều đó sẽ giúp tối ưu việc lấy các vụn thức ăn trong các khe răng và khe mắc cài, nơi mà các loại tăm hay các loại chỉ thông thường không thể với tới. Nên kết hợp cùng một số loại nước súc miệng hoặc thuốc giúp làm sạch kẽ răng cho trẻ.

3. Tránh kẹo dính

Kẹo dẻo là thứ đồ ăn vặt vô cùng thơm ngon đối với tất cả mọi người và đặc biệt là trẻ nhỏ, nhưng lại là kẻ thù của răng miệng và nó gây nhiều vấn đề cho răng đặc biệt là những đứa trẻ đang niềng răng như:

  • Hàm lượng đường trong kẹo dẻo cao gây sâu răng.
  • Rất dễ bám dính vào răng, khiến đường bám chặt vào chân răng tạo điều kiện thúc đẩy sâu răng.
  • Làm rụng mắc cài bởi tính bám dính của kẹo dẻo.

4. Tránh thức ăn giòn và cứng

Giống với kẹo dính, thức ăn cứng hoặc giòn có khả năng bị mắc kẹt vụn thức ăn là khá cao. Chỉ cần không chú ý và ăn uống sai cách có thể gây rất nhiều vấn đề cho trẻ khi đang niềng răng.

5. Mang dụng cụ bảo vệ miệng khi chơi thể thao 

Những môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền thường tạo ra những rủi ro cao cho trẻ khi đang niềng răng, những tình huống bóng bay vào mặt trẻ có nhiều khả năng sẽ khiến rụng mắc cài ở phần niềng răng cửa thậm chí là rụng răng bởi do răng trẻ lúc này vẫn còn rất yếu. Dụng cụ bảo vệ giúp cho trẻ thoải mái chơi và tránh được những tính huống không đáng mong muốn.

6. Thường xuyên đến gặp nha sĩ

Các bác sĩ sau khi niềng răng cho trẻ sẽ thường tư vấn và đặt lịch hẹn mỗi tuần để bác sĩ có thể làm sạch răng sau một tuần trẻ ăn uống. Việc chú ý cho trẻ đi nha sĩ giúp bác sĩ quan sát được tình hình răng miệng của bé và có những phương án tiếp theo.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo