Đeo hàm duy trì bao lâu sau khi tháo niềng răng?

Dù bạn niềng răng theo phương pháp nào. Sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ tiếp tục yêu cầu bạn thực hiện đeo hàm duy trì để cố định và không cho răng “chạy” lung tung. Vậy đeo hàm duy trì bao lâu thì có thể tháo? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một loại khí cụ được đưa vào răng sau khi đã tháo niềng. Việc này nhằm đảm bảo thành quả cho quá trình niềng răng kiên trì của bạn. Đồng thời góp phần quyết định kết quả cho toàn bộ quy trình chỉnh nha.

Cụ thể, sau khi tháo mắc cài và dây cung, hàm răng của bạn dường như đã đạt được kết quả bạn mong muốn. Tuy nhiên, lúc này, răng chưa thực sự chắc khoẻ và ổn định. Do đó rất cần được hỗ trợ để chúng có thể đứng vững hơn. Chính vì vậy, hàm duy trì là công cụ trợ giúp đắc lực cho bạn ở giai đoạn này.

Có hai dạng hàm duy trì phổ biến nhất hiệu nay

Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại hàm duy trì phù hợp. Có hai dạng hàm chính là cố định và tháo lắp với nhiều dạng khác nhau như khay nhựa, móc kim loại hay khung cố định.

Tham khảo: Niềng răng có tác dụng gì? 9 tác dụng khiến bạn bất ngờ

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì?

Có một thực tế rằng, rất nhiều người nóng vội muốn khoe ngay hàm răng mới, đẹp của mình sau khi tháo niềng. Do vậy, họ cho rằng việc đeo hàm duy trì thêm một thời gian là không cần thiết. Chính quan điểm đó sẽ đưa tới hệ quả là răng bị xô lệch trở lại và chạy về vị trí ban đầu. Điều đó cho thấy, việc đeo hàm duy trì ở giai đoạn sau khi tháo niềng là rất cần thiết với những lý do sau.

Sau khi tháo niềng răng, tức là bạn đã kết thúc quá trình tìm một vị trí mới lý tưởng cho răng của mình. Lúc này, răng đã ở vị trí khác so với bạn đầu. Tuy nhiên, chúng cũng có vị trí nhớ – tức vị trí cũ trước khi niềng và chúng sẽ có xu hướng trở về vị trí này nếu bạn không có phương pháp can thiệp hợp lý.

Đeo hàm duy trì giúp bảo vệ thành quả của quá trình chỉnh nha

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình niềng, răng và xương đã phải chịu những tác động lực vô cùng lớn. Điều này làm cho chúng chúng trở nên yếu, nhạy cảm và khó giữ được tính ổn định trong xương ổ răng. Không những vậy, chúng không được nghỉ ngơi mà vẫn phải thực hiện các hoạt động như nhai, nói… Do đó, càng làm tăng sự dịch chuyển và chúng càng có nguy cơ tái lệch về vị trí ban đầu.

Đồng thời, sau khi niềng, xương và răng cũng chưa thể thích nghi ngay lập tức với những sự thay đổi lớn này. Chúng cần được hỗ trợ. Do đó, hàm duy trì lúc này có vai trò như một “người bạn” đồng hành giúp răng trải qua giai đoạn nhạy cảm đầy non nớt này.

Bằng việc đeo hàm duy trì đúng cách, đủ thời gian răng của bạn sẽ có thời gian để ổn định và chắc khoẻ. Điều này có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ thành quả niềng răng của bạn và duy trì kết quả lâu dài.

Tham khảo: Răng sứ có niềng được không?

Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Tuỳ từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau về thời gian đeo hàm duy trì. Cụ thể:

  • Với trẻ em: Lúc này răng và xương còn trong giai đoạn phát triển và chưa được ổn định. Do đó, khả năng cao các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phải đeo hàm duy trì cho đến tuổi trưởng thành.
  • Với người trưởng thành: Thông thường thời gian đeo hàm duy trì là 6 tháng. Nhưng những trường hợp răng và xương hàm phục hồi lâu thì có thể lên tới 12 tháng.
  • Với răng và xương hàm khoẻ mạnh: Đây là điều kiện lý tưởng cho một sự hồi phục nhanh chóng và ổn định. Do đó, bạn sẽ có thể chỉ cần đeo hàm duy trì từ 1- 3 tháng.
  • Với răng và xương hàm yếu, người có sức khoẻ yếu: Việc đeo hàm duy trì sẽ phải diễn ra trong khoảng thời gian khá lâu. Thậm chí là vĩnh viễn.
Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để quyết định thời gian đeo hàm duy trì

Chúng ta đã phải trải qua quãng thời gian rất dài gắn bó với bộ niềng răng. Không có lý do gì để chúng ta từ chối công việc đeo hàm duy trì vào lúc này. Kiên trì thêm chút nữa, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được kết quả như ý.

Mẹo vệ sinh hàm duy trì

Sau khi được đeo hàm duy trì tức là bạn đã có thêm “người bạn” mới. Do đó, bạn cần phải biết cách chăm sóc đúng cách để bảo vệ tuổi thọ của chúng đồng thời đảm bảo vệ sinh răng miệng của mình.

Cách vệ sinh hàm duy trì tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng. Nếu thực hiện sai kỹ thuật, rất có thể bạn sẽ làm hàm bị hư hỏng và không thể mang lại hiệu quả làm việc tốt. Hiện nay, có hai loại hàm phổ biến là hàm cố định và hàm tháo lắp. Mỗi loại sẽ có những cách vệ sinh khác nhau. Cùng khám phá ngay sau đây nhé.

Hàm duy trì cố định

Hàm cố định có chất liệu từ dây thép ở dạng thẳng hoặc xoắn được gắn trực tiếp và cố định trên răng. Loại hàm này có ưu điểm là đạt hiệu quả cao, thời gian sử dụng ngắn và rất chắc chắn.

Với loại hàm cố định này, bạn sẽ không thể tháo lắp dễ dàng để vệ sinh. Cách tốt nhất là hãy đến nha khoa để thăm khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện các bước vệ sinh chuyên nghiệp. Đồng thời phát hiện sớm những vấn đề để điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể vệ sinh hàm cố định tại nhà bằng cách đánh răng 2-3 lần mỗi ngày. Lưu ý dùng bàn chải mềm mại, nhẹ nhàng chải ở khu vực hàm duy trì để loại bỏ mang bám, thức ăn thừa. Kết hợp súc miệng nhiều lần một ngày để vệ sinh khoang miệng, duy trì hơi thở thơm tho.

Mẹo vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp được làm từ chất liệu nhựa trong suốt có thiết kế ôm khít bề mặt răng. Ưu điểm của loại hàm này là cho phép chúng ta có thể dễ dàng tháo rời và vệ sinh ngay tại nhà.

Bạn có thể thực hiện hành động này khi đánh răng. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng bàn chải mềm cùng kem đánh răng có hàm lượng  Fluor để đánh bay vi khuẩn, mảng bám và thức ăn thừa. Trong quá trình vệ sinh cần hết sức nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương. Ngoài ra, khi chưa có nhu cầu sử dụng, bạn nên cất giữ hàm trong hộp cẩn thận để bảo quản sản phẩm trong điều kiện tốt nhất.
Với trường hợp hàm duy trì của bạn bị ngả màu, ố vàng và không thể làm sạch. Hãy đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ có thể sử dụng biện pháp chuyên dụng để giúp bạn làm mới hàm duy trì của mình.

Những lưu ý nhất định phải biết

Nhằm bảo về tốt hàm duy trì và chức năng của nó. Sau đây là danh sách những lưu ý nhất định bạn phải biết:

Những lưu ý cần biết khi sử dụng hàm duy trì
  • Khi ăn uống, chơi thể thao, vận động mạnh hay vệ sinh răng miệng, nếu là hàm tháo lắp thì bạn có thể tháo ra và bảo quản cẩn thận.
  • Thời gian tháo hàm duy trì tháo lắp không quá 12 tiếng liên tục trong vòng 6 tháng đầu
  • Tái khám theo lịch chỉ định của bác sĩ để luôn theo dõi được sức khoẻ răng miệng và có những phương pháp điều chỉnh kịp thời.
  • Với hàm duy trì cố định, không được tự ý điều chỉnh hay tháo rời
  • Tránh các thực phẩm cứng, dai hay quá dẻo.
  • Hạn chế đồ uống có cồn, nhiều gas
  • Từ bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, cắn bút, cắn móng tay…
  • Luyện tập thói quen ăn uống nhẹ nhàng, từ tốn, không nhai quá nhanh hay căn quá mạnh. Việc này nhằm tránh gây tổn thương lên răng. Cũng như tác động tiêu cực đến chức năng của hàm duy trì

Trên đây là những thông tin bổ ích giúp bạn có những hiểu biết về hàm duy trì. Đặc biệt là biết được cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích cho bạn. Nếu còn nhiều thắc mắc thì đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho Sunshine Dental Clinic nhé!

 

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng bao nhiêu lâu? trong Niềng răng

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo