Có nên nhổ răng khôn không? Những rủi ro có thể gặp

Trong nha khoa, nhổ răng khôn được xem là một quá trình tiểu phẫu (phẫu thuật nhỏ), được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt. Trên thực tế, răng khôn là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng trong cung hàm, chúng không có chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ. Vì vậy, nha sĩ thường sẽ chỉ định nhổ khi chúng mọc bất thường: Lệch, ngầm, nghiêng,… gây đau nhức, sưng, sốt, áp xe cho người bệnh. 

Tổng quan về răng khôn

Răng khôn là chiếc răng hàm cuối cùng (hay còn gọi là răng hàm thứ 3 mọc trong cùng) và thường sẽ mọc trước 25 tuổi. Vì là răng mọc ở độ tuổi trưởng thành nên chúng được gọi với tên dân gian là răng khôn.

Rang-khon-moc-khi-ban-o-do-tuoi-truong-thanh

Răng khôn mọc khi bạn ở độ tuổi trưởng thành

Đối với một số người, răng khôn khi mọc thẳng, đủ chỗ thì không hề gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Có chăng, bạn sẽ gặp chút đau đớn, khó chịu khi giai đoạn chúng bắt đầu trồi lên qua lợi. Cảm giác ấy sẽ nhanh chóng qua đi, cơn đau “đến và đi nhẹ nhàng như 1 cơn gió”.

Thế nhưng, ở nhiều người thì răng khôn như một “ác mộng”, khi xuất hiện chúng đã bắt đầu gây ra những ảnh hưởng lớn cho sức khỏe răng lợi, khả năng ăn nhai,… và tinh thần của người bệnh. Bởi lẽ, răng khôn nếu không đủ chỗ mọc, chúng sẽ mọc sai vị trí như: Mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang, lợi trùm…

Trong trường hợp, răng khôn mọc bất thường, thì nha sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phẫu thuật, tiến hành loại bỏ răng khôn đó. Quyết định này nhằm ngăn chặn các vấn đề nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai. Nhiều trường hợp nha sĩ cũng khuyên tiểu phẫu ngay cả khi răng không gây ra vấn đề nặng nề cho bạn.

Tại sao phải thực hiện nhổ răng khôn?

Như đã chia sẻ ở trên, nhổ răng khôn cần phải tiến hành bởi vì chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu bạn giữ lại chúng. 

Răng khôn có thể gây ra một số tác hại khi chúng:

– Mọc nghiêng về phía răng bên cạnh (răng số 7 hay còn gọi là răng hàm thứ 2).

Rang-khon-moc-nghieng-gay-anh-huong-nghiem-trong-toi-rang-so-7

Răng khôn mọc nghiêng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng số 7

– Răng khôn phát triển nghiêng một góc về phía má và có thể bị lợi trùm lên, dễ giắt kẽ thức ăn và khó vệ sinh.

– Răng mọc ngang, nằm vuông góc và đâm vào răng 7 và nằm trong xương hàm.

– Mọc thẳng lên nhưng lại bị kẹt trong xương hàm, mỗi lên phát triển gây sưng viêm lợi, đau buốt.

1. Các vấn đề bị ảnh hưởng bởi răng khôn

Bạn có thể sẽ cần nhổ chiếc răng khôn khi chúng mọc bất thường và gây ra các vấn đề như:

– Cảm giác đau nhức răng, thậm chí có thể buốt, sưng và sốt.

– Răng khôn tồn tại khiến thức ăn bị mắc kẹt, khó vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ sâu răng kế cận.

– Răng khôn có hiện tượng làm ảnh hưởng răng bên cạnh, viêm, nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh nha chu (viêm nướu, nhiễm trùng,…).

– Răng khôn mọc lợi trùm.

– Vùng răng khôn xuất hiện nang, u men xương hàm,…

Nếu gặp các vấn đề trên, chỉ định tiểu phẫu răng khôn sẽ được nha sĩ đưa ra và người bệnh không nên do dự để tránh tổn hại các răng bên cạnh và gây hệ lụy về sau.

2. Ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng trong tương lai

Có nhiều người băn khoăn không biết có nên nhổ răng khôn khi chưa có triệu chứng sưng đau hay bất thường gì hay không? – Các chuyên gia nha khoa khuyên bạn: Răng khôn bản chất chúng không có chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Do đó, dù ở thời điểm hiện tại chúng chưa mang lại nhiều phiền toái thì bạn cũng không nên giữ lại. Bởi rất khó để dự đoán trước những gì có thể xảy ra trong tương lai với chiếc răng khôn này.

Để giúp bạn có thể đưa ra được quyết định giữ hay nhổ, bạn cần hiểu rằng:

– Răng khôn không có triệu chứng vẫn có thể mang nhiều mầm bệnh.

– Nếu không có đủ khoảng trống cho chiếc răng nhú ra, bạn thường khó lấy và làm sạch nó đúng cách.

– Các biến chứng nghiêm trọng với răng khôn ít xảy ra hơn ở những người trẻ tuổi.

– Người lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong phẫu thuật và các biến chứng sau phẫu thuật.

Rủi ro có thể gặp khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là một quá trình tiểu phẫu, cũng như bao loại phẫu thuật khác có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhưng không kéo dài quá lâu. Một số vấn đề có thể xảy đến sau tiểu phẫu răng khôn như:

– Cục máu đông bị long ra khỏi vị trí huyệt ổ răng. Lúc này xương hàm có thể bị lộ ra và khô, gây đau nhức và làm chậm quá trình phục hồi sau tổn thương.

– Hậu phẫu sẽ để lại lỗ hổng (ổ răng), khi ăn nhai thức ăn dễ bị mắc trong đó. Nếu người bệnh vệ sinh không sạch, rất dễ gây viêm, nhiễm trùng huyệt ổ răng.

– Nếu phẫu thuật bởi nha sĩ chuyên môn kém dễ dẫn tới các vấn đề về xoang và sức khỏe xương hàm răng. Một số ít trường hợp có thể bị tổn thương dây thần kinh cảm giác, môi dưới, lưỡi và cằm (đối với người nhổ răng khôn hàm dưới).

Nho-rang-khon-som-giup-ngan-chan-nhung-rui-ro-tiem-an-ve-sau

Nhổ răng khôn sớm giúp ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn về sau

Nếu bạn đang băn khoăn, lo lắng khi nhổ răng khôn có thể gặp phải biến chứng, hãy xem xét và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, với đội ngũ nha sĩ chuyên môn giỏi, cơ sở vật chất hiện đại. Đặc biệt, hãy tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, nhiều người để có lựa chọn tốt nhất và tránh được rủi ro trong và sau nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn cần chuẩn bị gì?

Nếu hiện tại bạn đang quan tâm và muốn nhổ răng khôn, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc về việc nhổ răng khôn cần chuẩn bị những gì phải không? – Bạn hãy chia sẻ với nha sĩ nếu đã tới gặp và thăm khám với họ. Khi ấy, bạn có thể hỏi nha sĩ – Người trực tiếp khám và tư vấn cho bạn, một số các câu hỏi như sau:

1. Chuẩn bị một số câu để hỏi

Những câu hỏi bạn có thể đang muốn hỏi nha sĩ bao gồm:

– Có bao nhiêu chiếc răng khôn cần phải nhổ bỏ?

– Tiểu phẫu răng khôn, tôi cần phải gây tê hay gây mê?

– Quy trình và các thủ tục nhổ răng khôn như thế nào?

– Thời gian nhổ răng kéo dài bao lâu?

– Răng khôn hiện tại có gây tổn hại cho các răng khác không?

– Nhổ răng khôn xong tôi có bị ảnh hưởng dây thần kinh không?

– Trước khi nhổ răng khôn tôi cần phải chuẩn bị gì?

– Có nhổ cùng lúc 4 cái được không? (trong trường hợp bạn muốn nhổ 4 cái)

– Quá trình tiểu phẫu răng khôn, nha sĩ sử dụng phương pháp nào?

– Mất bao lâu để có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Có cần kiêng khem gì không?

Có rất nhiều câu hỏi liên quan khi bạn qua thăm khám trước nhổ răng khôn. Bạn có băn khoăn nào, hãy mạnh dạn hỏi nha sĩ để được giải đáp tất cả các khúc mắc nhé!

2. Chuẩn bị khi phẫu thuật răng khôn

Tiểu phẫu răng khôn hầu như luôn được thực hiện như một thủ tục ngoại trú. Bạn có thể về nhà ngay sau khi nhổ răng khôn xong.

Thông thường, bạn sẽ nhận được hướng dẫn từ nha sĩ hoặc phụ tá ở nơi bạn lựa chọn nhổ răng. Họ sẽ cho bạn biết những việc cần làm trước khi tiến hành nhổ răng khôn và những điều cần thực hiện sau khi kết thúc ca tiểu phẫu.

Nếu bạn chưa biết đặt câu hỏi nào trong thời điểm này, có thể tham khảo một số gợi ý sau:

– Tôi có cần phải sắp xếp để ai đó chở tôi về nhà sau khi làm thủ tục không?

– Khi nào tôi cần đến nha khoa để giải quyết các vấn đề gặp phải?

– Tôi có cần ăn uống kiêng khem hoặc lưu ý gì không?

– Khi nào tôi có thể bắt đầu tiến hành?

– Tôi có thể dùng thuốc theo toa trước khi phẫu thuật không? Nếu vậy, bao lâu trước khi phẫu thuật tôi có thể dùng một liều thuốc?

– Tôi có nên tránh bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào trước khi phẫu thuật không?

Những gì bạn nên biết khi tiểu phẫu nhổ răng khôn

1. Chuẩn bị trước giờ tiểu phẫu

Nha sĩ khi tiểu phẫu răng khôn cho bạn, có thể sử dụng một trong 3 loại gây tê khác nhau. Tùy thuộc vào độ khó, phức tạp dự kiến của ca nhổ và tinh thần của bạn. Một trong 3 tùy chọn đó là:

– Gây tê tại chỗ: Nha sĩ trước khi tiểu phẫu răng sẽ tiến hành gây tê cục bộ bằng một hoặc nhiều lần tiêm gần vị trí của răng cần loại bỏ. Trước khi bạn được tiêm, nha sĩ sẽ bôi một chất lên nướu của bạn để làm tê nướu. Và với phương pháp gây tê tại chỗ này bạn hoàn toàn tỉnh táo và vẫn theo dõi được toàn bộ quá trình mà vẫn không hề có cảm giác đau đớn gì.

– Gây mê an thần: Nha sĩ sẽ giúp bạn gây mê an thần qua đường truyền tĩnh mạch (IV) trên cánh tay của bạn. Gây mê an thần ngăn chặn ý thức của bạn trong suốt quá trình tiểu phẫu răng. Bạn không cảm thấy đau và sẽ bị hạn chế trí nhớ về quy trình. Bạn cũng sẽ được gây tê cục bộ để làm tê nướu.

– Gây mê toàn thân: Trong những tình huống đặc biệt, bạn có thể được gây mê toàn thân. Bạn có thể được hít thuốc và khí oxy tươi qua đường mũi hoặc đặt ống truyền tĩnh mạch ở cánh tay hoặc cả 2. Khi thuốc mê đã ngấm bạn sẽ bất tỉnh ngay sau đó. Và bác sĩ bắt đầu theo dõi chặt chẽ nhịp thở, nhiệt độ và huyết áp của bạn. Quá trình tiểu phẫu bạn hoàn toàn không đau và không biết gì về quy trình này.

2. Trong quá trình

Sau khi gây tê hoặc gây mê, nha sĩ bắt đầu sẽ thực hiện các bước:

– Tạo một đường rạch trên mô nướu để lộ răng và xương.

– Sử dụng công nghệ máy Bien Air hoặc Piezotome để chia cắt răng và chân răng thành nhiều phần, để dễ loại bỏ ra khỏi hàm.

– Gắp đảm bảo hết thân và chân răng.

– Làm sạch vị trí của chiếc răng đã loại bỏ, đảm bảo không còn bất kỳ mảnh vụn nào từ răng hoặc xương sót lại trong huyệt ổ răng.

– Đặt huyết tương PRF (nếu có) vào huyệt ổ răng để giúp cầm máu và lành thương nhanh.

– Khâu vết thương đóng lại để thúc đẩy quá trình (điều này không thực sự cần thiết đối với những răng khôn hàm trên).

– Đặt gạc lên vị trí răng vừa nhổ để kiểm soát chảy máu và giúp hình thành cục máu đông.

3. Hậu phẫu

Nếu quá trình nhổ răng khôn của bạn được gây mê an thần hoặc gây mê toàn thân, thì bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức sau thủ thuật. Nếu bạn được gây tê tại chỗ, thời gian phục hồi ngắn, nên bạn có thể ngồi chờ ngay trên ghế nha.

Sau khi ổn định, bạn hãy làm theo hướng dẫn của nha sĩ:

– Kiểm soát sự chảy máu: Máu có thể chảy trong ngày đầu tiên sau nhổ răng. Bạn cố gắng tránh khạc nhổ quá nhiều, để không làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành và làm bong cục máu đông ra khỏi huyệt ổ răng. Bạn nên thay băng gạc theo lời dặn của nha sĩ.

– Quản lý cơn đau: Bạn có thể kiểm soát cơn đau bằng cách, uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc được nha sĩ kê.

Bạn có thể chườm ngay túi lạnh để giúp cầm máu, giảm đau, giảm sưng sau phẫu thuật.

Chuom-lanh-giup-ban-giam-dau-hieu-qua-sau-nho-rang-khon

Chườm lạnh giúp bạn giảm đau hiệu quả sau nhổ răng khôn

– Sưng tấy và bầm tím: Sau nhổ răng khôn một số ít trường hợp gặp phải tình trạng sưng tấy, bầm tím. Bạn đừng quá lo lắng, hãy chườm đá theo chỉ dẫn của nha sĩ. Sau đó 1 – 2 ngày là tình trạng ấy sẽ cải thiện và được chấm dứt.

– Hoạt động: Sau khi tiểu phẫu răng, bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Nếu bạn cảm thấy hơi mệt, có thể dành thời gian nghỉ ngơi ngay sau đó.

– Đồ uống: Uống nhiều nước sau khi nhổ răng khôn. Không uống đồ uống có cồn, caffein, có ga hoặc đồ uống nóng trong 24 giờ đầu tiên. Không uống bằng ống hút trong vòng ít nhất một tuần vì động tác hút có thể đánh bật cục máu đông ra khỏi ổ cắm.

– Món ăn: Nên ăn thức ăn mềm, chẳng hạn như sữa chua, cháo, súp,… trong 24 giờ đầu (nên ăn đồ nguội). Bắt đầu ăn bình thường sau khoảng 24h sau đó.

– Chăm sóc, vệ sinh: Không súc miệng hoặc đánh răng quá mạnh vào vùng nhổ răng, để không gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành cục máu đông trong khoảng 6 – 24 giờ đầu sau phẫu thuật.

Nếu quá trình tiểu phẫu, nha sĩ khâu bằng chỉ tự tiêu thì bạn không cần phải qua nha khoa cắt chỉ. Một số nha khoa khâu chỉ không tiêu thì bạn cần lui tới đó để nha sĩ để được cắt chỉ.

3. Khi nào nên gọi cho nha sĩ

Gọi cho nha sĩ phẫu thuật răng trong trường hợp bạn gặp các triệu chứng bất thường, có thể gây nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh hoặc biến chứng nghiêm trọng khác:

– Khó nuốt hoặc thở.

– Chảy máu quá nhiều, kéo dài.

– Sốt

– Đau dữ dội không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau được kê đơn.

– Sưng nặng hơn sau 2 – 3 ngày.

– Chảy mủ, tanh,… từ huyệt ổ răng.

– Tê bì dai dẳng hoặc mất cảm giác.

– Máu hoặc mủ trong dịch mũi xuất hiện.

Nếu có bất thường này, bạn cần liên hệ ngay với nha sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Các kết quả sau nhổ răng khôn

Bạn có thể không cần phải tái khám sau khi nhổ răng khôn nếu:

– Chỉ khâu nha sĩ sử dụng là loại chỉ tự tiêu, bạn không cần phải qua nha khoa.

– Sau nhổ răng khôn, bạn không gặp phải bất kỳ bất thường nào phát sinh.

– Bạn không gặp phải các vấn đề dai dẳng, chẳng hạn như: Đau, sưng, tê hoặc chảy máu. Các biến chứng nêu trên không xuất hiện thì bạn hoàn toàn yên tâm, không cần quay lại nha khoa nữa.

Nếu các biến chứng xuất hiện, hãy liên hệ với nha sĩ của bạn để thảo luận về các lựa chọn điều trị phù hợp.

Nhổ răng khôn có rất nhiều vấn đề liên quan và bài viết đã giúp bạn làm sáng tỏ một số vấn để nổi trội trong quá trình tiểu phẫu này. Để hạn chế những rủi ro trong quá trình tiểu phẫu răng khôn, trước hết bạn nên chuẩn bị tâm lý tốt, lựa chọn nha khoa uy tín với bác sĩ giàu kinh nghiệm để nhận về kết quả tốt nhất, đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới nhổ răng khôn, hãy liên hệ ngay Hotline: 0989.377.255 hoặc 0988.466.452 để được đội ngũ chuyên gia nha khoa tư vấn MIỄN PHÍ.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không? trong Nhổ răngNhổ răng khôn

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo