Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Răng sữa lung lay rồi rụng là một quy luật tự nhiên, đánh dấu sự phát triển của trẻ. Quá trình này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành hàm răng vĩnh viễn sau này, do đó chúng ta cần hết sức dành sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về quá trình thay răng của trẻ để từ đó có những sự quan tâm và việc làm nhất định, giúp trẻ hình thành và phát triển một hàm răng đẹp và khoẻ mạnh.

Răng sữa là gì?

Răng sữa chưa xuất hiện khi em bé mới sinh ra nhưng thân răng đã hình thành trong nướu và phát triển dần
Răng sữa chưa xuất hiện khi em bé mới sinh ra nhưng thân răng đã hình thành trong nướu và phát triển dần

 

Răng sữa còn được gọi là răng trẻ em. Răng sữa hầu hết sẽ chưa xuất hiện khi em bé mới sinh ra nhưng thân răng đã hình thành trong nướu và phát triển dần. Có tổng cộng 20 chiếc răng sữa trong bộ răng tạm thời này và sẽ mọc qua nướu của trẻ trong khoảng vài năm đầu đời. Thông thường, khi trẻ được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi thì sẽ mọc đầy đủ tất cả 20 răng sữa. Đến độ tuổi khoảng từ 6 đến 10 tuổi, răng sữa sẽ lung lay và rụng trong để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Răng sữa thường mọc theo trình tự sau:

  • Đầu tiên là bốn chiếc răng cửa ở giữa (hai chiếc ở mỗi hàm trên và dưới). Những chiếc răng này bắt đầu xuất hiện sớm nhất khi trẻ được 6 tháng tuổi
  • Tiếp theo là hai chiếc răng cửa bên ở hàm trên và hàm dưới, cùng với răng cửa ở giữa. Đây là những chiếc răng có chức năng cắn hoặc cắt thức ăn
  • Sau đó là sự xuất hiện của những chiếc răng hàm đầu tiên, giúp trẻ có thể nghiền thức ăn
  • Sau khi mọc răng hàm đầu tiên, trẻ sẽ tiếp tục mọc răng nanh hoặc răng khểnh. Những chiếc răng này được sử dụng để xé thức ăn
  • Cuối cùng là những chiếc răng hàm thứ hai, hai chiếc ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới. 
Bộ răng đầy đủ 20 chiếc răng sữa
Bộ răng đầy đủ 20 chiếc răng sữa

Trẻ thường hoàn thiện việc mọc đầy đủ bộ 20 chiếc răng sữa vào khoảng 27 tháng tuổi.

So với răng vĩnh viễn, răng sữa có kích thước nhỏ hơn và có màu sáng hơn. Bên cạnh đó, răng sữa có chân răng khá mỏng và ngắn nên rất dễ dàng trong quá trình nhổ

Mặc dù chỉ tồn tại trong 1 khoảng thời gian nhất định và có tác dụng tạm thời nhưng răng sữa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học nói và ăn nhai của trẻ. Ngoài ra, răng sữa còn có vai trò giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu như mất răng sữa trước thời điểm răng sẵn sàng rụng thì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn, làm cho răng mọc lệch, mọc muộn hoặc sớm hơn bình thường. 

Các mốc thời điểm thay răng sữa

Mặc dù có các mốc thời điểm tương đối thay răng sữa nhưng với mỗi trẻ lại mọc và rụng răng theo các mốc thời gian riêng. Bình thường, trẻ em sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi, và hoàn thiện mọc toàn bộ 2 chiếc răng sữa vào khoảng 3 tuổi. Từ 6 tuổi đến 12 tuổi sẽ là thời điểm thay răng, nghĩa là răng sữa rụng đi để răng vĩnh viễn mọc lên. Dưới đây là các mốc thời gian mọc và rụng của từng loại răng sữa để các bạn tham khảo:

  • Răng cửa trung tâm dưới: thời gian mọc 6 – 10 tháng tuổi, thời gian thay răng 6 – 7 tuổi
  • Răng cửa trung tâm trên: thời gian mọc 8 – 12 tháng tuổi, thời gian thay răng 6 – 7 tuổi
  • Răng cửa bên trên: thời gian mọc 9 – 13 tháng tuổi, thời gian thay răng 7 – 8 tuổi
  • Răng cửa bên dưới: thời gian mọc 10 – 16 tháng tuổi, thời gian thay răng 7 – 8 tuổi
  • Răng hàm trên thứ nhất: thời gian mọc 13 – 19 tháng tuổi, thời gian thay răng 9 – 11 tuổi
  • Răng hàm dưới thứ nhất: thời gian mọc 14 – 18 tháng tuổi, thời gian thay răng 9 – 11 tuổi
  • Răng nanh trên: thời gian mọc 16 – 22 tháng tuổi, thời gian thay răng 10 – 12 tuổi
  • Răng nanh dưới: thời gian mọc 17 – 23 tháng tuổi, thời gian thay răng 9 – 12 tuổi
  • Răng hàm dưới thứ hai: thời gian mọc 23 – 31 tháng tuổi, thời gian thay răng 10 – 12 tuổi
  • Răng hàm trên thứ hai: thời gian mọc 25 – 33 tháng tuổi, thời gian thay răng 10 – 12 tuổi

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia chia sẻ: tùy vào vị trí và công dụng của răng mà sẽ có những khoảng thời gian khác nhau. Nhưng nhìn chung, răng sữa lung lay chỉ sau vài ngày hoặc 1 tuần là có thể nhổ được do sự thay răng này theo cơ chế tự nhiên.  Tuy nhiên người lớn cũng không nên nhổ răng sữa cho trẻ quá sớm vì sẽ gây đau, làm chảy máu nhiều cho trẻ. Nghiêm trọng hơn là mất định hướng của răng vĩnh viễn,  khiến cho răng bị mọc lệch dẫn đến cấu trúc răng của trẻ bị phá vỡ, làm mất thẩm mỹ và dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng.

Cần lưu ý rằng các cơ chế mọc răng và thay răng ở trẻ đều theo quy luật sinh lý tự nhiên và phụ thuộc vào răng vĩnh viễn. Đến một thời điểm nhất định, mầm răng vĩnh viễn mọc và đẩy ngược lên làm cho chân răng sữa tiêu biến. Khi đó, không cần phải can thiệp bởi bất cứ tác động nào, răng sữa cũng sẽ tự lung lay và rụng đi.

Do vậy, người lớn cần theo dõi và đợi đến lúc răng lung lay nhiều, chân răng bị đứt gần hết thì mới nhổ đi để đảm bảo an toàn, giảm đau và giảm chảy máu cho trẻ.

Thông thường, răng sữa lung lay khoảng một tuần thì có thể nhổ được
Thông thường, răng sữa lung lay khoảng một tuần thì có thể nhổ được

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cần phải nhổ răng sữa khi mới lung lay hoặc chưa lung lay. Cụ thể là trong trường hợp khi răng sữa lung lay quá lâu mà chưa rụng và đã có răng vĩnh viễn mọc lệch ở bên dưới. Bên cạnh đó, trong trường hợp răng sữa lung lay và gây cảm giác sưng đau và viêm nhiễm thì nên nhổ càng sớm càng tốt để tránh hiện tượng nhiễm trùng nguy hiểm đến trẻ.

Răng sữa mới lung lay có nên nhổ không?

Như đã đề cập ở phần trên, việc mọc và rụng răng của trẻ sẽ tuân theo quy chế tự nhiên. Do đó trong hầu hết các trường hợp thì không nên nhổ khi răng sữa mới lung lay. Do răng sữa có vai trò quan trọng trong việc phát âm, ăn nhai và định hình hàm răng nên nếu nhổ răng sữa khi răng mới lung lay có thể dẫn đến một số vấn đề sau: 

  • Răng vĩnh viễn bị mất định hướng khiến răng mọc lệch, không đúng vị trí. Thêm vào đó còn có thể làm hẹp cung xương hàm dẫn đến tình trạng răng mọc lộn xộn, lệch khớp cắn do răng vĩnh viễn không đủ chỗ mọc
  • Nhổ răng sữa bị lung lay sớm sẽ đau  và chảy máu nhiều nên sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ có thể có tâm lý sợ hãi trong những lần nhổ răng tiếp theo 
  • Răng sữa bị mất quá sớm khi răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên sẽ gây khó khăn trong việc phát âm trẻ
Nhổ răng sữa sớm sẽ ảnh ưởng đến sức khoẻ và tâm lý của trẻ
Nhổ răng sữa sớm sẽ ảnh ưởng đến sức khoẻ và tâm lý của trẻ

Để đảm bảo an toàn, đối với những chiếc răng sữa mới lung lay, bố mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để các bác sĩ thăm khám và xác định xem có nên nhổ răng hay không. Bởi đối với những trường hợp răng sữa bị lung lay kèm theo các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy thì sẽ được chỉ định nhổ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn bên dưới cũng như các răng ở xung quanh.

Nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và xác định xem có nên nhổ răng hay không
Nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và xác định xem có nên nhổ răng hay không

Những lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ 

Sau khi nhổ răng sữa, trẻ cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt
Sau khi nhổ răng sữa, trẻ cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt

Khi nhổ răng sữa cho trẻ, người lớn, đặc biệt là cha mẹ cần chú ý đến một số vấn đề sau: 

  • Trong thời gian răng sữa có bị lung lay, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ trong việc vệ sinh răng miệng, không nên để trẻ tự vệ sinh vì có thể sẽ vệ sinh không được sạch sẽ do răng lung lay thường đau, trong thời gian này để trẻ tự vệ sinh răng miệng có thể gây tác động đến răng vì trẻ chưa biết cách.
  • Cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Nếu thấy răng sữa bị lung lay lâu ngày nhưng vẫn chưa rụng hoặc nhìn thấy răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc sai hướng thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và có phương án giải quyết kịp thời
  • Không nên tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà bằng chỉ hoặc tay. Nếu răng sữa chưa lung lay, răng sữa bị sâu nặng, răng bị bể, gãy do tác động ngoại lực…. nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa có uy tín để có hướng giải quyết thích hợp nhất với góc nhìn chuyên môn
  • Nếu không nắm vững cách nhổ răng đảm bảo an toàn thì nên đưa trẻ đến nha khoa để nhổ răng, tránh nhiễm trùng và các hậu quả khác

Những lưu ý sau khi trẻ nhổ răng sữa 

Sau khi trẻ nhổ răng sữa, cũng có những lưu ý đặc biệt để cha mẹ có thể thực hiện để giúp trẻ bớt đau đớn, chảy máu và quan trọng là giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng hướng:

Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ trong khi vệ sinh răng miệng
Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ trong khi vệ sinh răng miệng
Trong bữa ăn cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất
Trong bữa ăn cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất
Trẻ nên uống nhiều nước
Trẻ nên uống nhiều nước
Sốt sau khi nhổ răng là hiện tượng bình thường
Sốt sau khi nhổ răng là hiện tượng bình thường
  • Cắn bông gòn trong vòng 30 phút để cầm máu, ngay sau khi nhổ răng không được súc miệng, khạc nhổ hay sử dụng vòi hút vì có thể gây vỡ cục máu đông
  • Cho trẻ uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau mua ngoài nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ
  • Cho trẻ súc miệng nhẹ nhàng với nước súc miệng diệt khuẩn vệ sinh răng miệng, loại bỏ máu ứ đọng.
  • Tuyệt đối không súc miệng bằng nước muối vì nước muối làm máu khó đông và tính sát khuẩn của muối có thể làm chết hoặc rửa trôi tế bào mới hình thành
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin từ rau xanh, hoa quả, nước ép
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn đồ quá nóng, cứng hay đặc vì có thể làm vỡ cục máu đông và gây chảy máu trở lại. Thay vào đó nên cho trẻ ăn đồ lỏng
  • Vài ngày đầu sau khi nhổ răng, có thể chườm lạnh cho trẻ để hỗ trợ giảm sưng đau. Những ngày tiếp theo đó thì nên chườm ấm bằng khăn sạch hoặc túi giữ nhiệt để giúp lưu thông mạch máu
  • Sốt là phản ứng bình thường sau khi nhổ răng vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ có thể sốt đến 38-39 độ C. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao hơn mức đó thì cần cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với đó nên đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên vì thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong 4-6 tiếng. Nếu không có tiến triển cần liên hệ ngay với bác sĩ
  • Chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ ở những ngày sau nhổ răng vì thời điểm này rất quan trọng. Cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng hay các vật cứng, nhọn để vệ sinh răng miệng. Cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt sau khi nhổ răng, không để trẻ cho tay hoặc các vật dụng khác đụng vào vùng mới nhổ để tránh khả năng nhiễm trùng.
Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Có nên nhổ răng khôn không? Những rủi ro có thể gặp trong Nhổ răngNhổ răng khôn

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo