Sưng nướu răng khôn có nguy hiểm không? Cách điều trị

Răng khôn là răng mọc muộn nhất trong hàm răng, cũng là chiếc răng có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình nó mọc lên. Một tình trạng phổ biến nhất đó là hiện tượng nướu răng khôn bị sưng, đau… Tình trạng này xuất hiện do nguyên nhân nào? Có nguy hiểm không? Cần xử lý thế nào khi sưng nướu răng khôn?… Tất cả những câu hỏi xoay quanh vấn đề này sẽ được giải đáp một cách kĩ càng trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi để có thêm những thông tin cần thiết về tình trạng sưng nướu răng khôn.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là chiếc răng hàm thứ ba, nằm xa nhất trong miệng, hay còn được gọi là răng số 8. Đây là chiếc răng mọc muộn nhất trong hàm răng, thông thường răng khôn sẽ mọc khi chúng ta ở trong độ tuổi 18-25.

Răng khôn mọc khi hàm răng đã hoàn thiện, do đó răng mới mọc lên thường sẽ không có chỗ mọc như bình thường, việc này gây ra nhiều ảnh hưởng đến hàm răng nói chung và nướu răng nói riêng.

Khi răng khôn mọc sẽ làm cho phần nướu quanh vị trí răng mọc bị sưng tấy, trở nên đỏ và gây cảm giác đau đớn. Bên cạnh đó, do bị thiếu không gian để mọc hoàn toàn răng mới, răng khôn thường mọc nhiều góc cạnh khác nhau, làm chèn ép các răng, gây nên các va chạm, tổn thương trên nướu. Tình trạng này còn được gọi là sưng nướu răng khôn, đây là hiện tượng thường gặp ở nhiều người ở độ tuổi trưởng thành.

Răng khôn thường mọc nhiều góc cạnh khác nhau
Răng khôn thường mọc nhiều góc cạnh khác nhau

Xem thêm: [Tổng hợp] Hình ảnh viêm nướu răng để nhận biết dấu hiệu

Tại sao nướu răng khôn bị sưng?

Về cơ bản, răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc lên trên cung hàm, trong khi đó các răng khác đã mọc và có được một vị trí ổn định trong suốt 1 khoảng thời gian dài. Do đó khi mọc lên, chiếc răng này phải chen chúc nếu như cung hàm nhỏ và không đủ chỗ. Ngoài ra, kích thước của răng khôn lại khá lớn so với diện tích còn lại trên cung hàm. Vì thế, răng khôn không thể mọc lên hết được và bị ẩn dưới nướu, đội nướu lên khiến bị nướu bị sưng lên.

Để hiểu rõ hơn tại sao nướu răng khôn bị sưng, hãy cùng tìm hiểu 1 số nguyên nhân cụ thể như sau:

Nướu bị kích ứng: Khi mọc răng khôn, mô nướu sẽ dễ bị kích thích làm cho nướu răng bị sưng. Thông thường, nướu răng hàm dưới sẽ bị sưng nặng nề hơn nướu răng hàm trên. Khi nướu bị sưng, các mảnh vụn thức ăn sẽ dễ bị mắc kẹt lại khó vệ sinh sạch sẽ. Điều này khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi phát triển gây ra hiện tượng viêm nhiễm, làm nướu càng sưng hơn. Bên cạnh đó, nướu cũng bị kích ứng khi răng hàm trên cắn vào phần lợi của răng khôn hàm dưới trong khi ăn nhai hoặc ngược lại.

Răng bị cản trở khi mọc lên: Trong 1 số trường hợp, khi mọc răng khôn bị xương hàm hoặc các răng khác cản trở đi lên qua nướu. Việc này có thể dẫn đến hình thành u nang, hoặc túi chất lỏng xung quanh răng. Khi chân răng dài ra và bám chặt hơn vào nướu, tình trạng sưng nướu vẫn có thể tiếp diễn

Phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng: Trong trường hợp răng khôn không bị cản trở, có thể mọc ra hoàn toàn bình thường thì hiện tượng sưng nướu ở vị trí mọc răng vẫn có thể xảy ra. Khi đó, xung quanh khu vực đó có thể sẽ xuất hiện những cơn đau, nướu bị đỏ và sưng. Nguyên nhân là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị thương, bị nhiễm trùng. Đối với trường hợp này, khi răng khôn mọc ra khỏi đường viền nướu, cơ thể sẽ tự động vận chuyển máu giàu oxy, tế bào hồng cầu và các chất dinh dưỡng cần thiết đến vùng răng mọc. Khi đó, các mạch máu nhỏ sẽ mở rộng, lưu lượng máu đến khu vực này tăng lên, và dẫn đến đau và sưng tấy.

Hình ảnh sưng nướu răng khôn
Hình ảnh sưng nướu răng khôn
Vị trí nướu răng bị sưng khi mọc răng khôn
Vị trí nướu răng bị sưng khi mọc răng khôn

Những triệu chứng sưng nướu răng khôn

Vùng xung quanh nướu bị sưng, đau
Vùng xung quanh nướu bị sưng, đau
  • Sưng nướu răng khôn có những triệu chứng rất rõ rệt dễ nhận biết:
  • Nướu có màu đỏ hơn bình thường, sưng phồng to lên
  • Nướu bị đau, hoặc bị tưa, nhất là khi bị kích ứng
  • Trong miệng có vị đắng hoặc khó chịu do kết quả của sự phân giải của vi khuẩn
  • Nướu nhạy cảm, dễ chảy máu khi đánh răng
  • Má ngoài bị sưng lên 

Sưng nướu răng khôn có nguy hiểm không?

Nếu gặp phải tình trạng sưng nướu răng khôn, bạn cần hết theo dõi một cách cẩn thận và có thể đến gặp nha sĩ để thăm khám xác định tình hình bởi sưng nướu răng khôn cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Một số biến chứng thường gặp:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Sưng nướu răng khôn làm cho việc ăn nhai hằng ngày trở nên khó khăn, ăn uống không ngon miệng. Ngoài ra những cơn đau kèm theo có thể làm mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên  
  • Vùng nướu răng khôn bị sưng tấy, viêm nhiễm có khả năng lây lan sang những vùng răng kế bên nếu không được xử lý kịp thời
  • Hình thành u nang xung quanh răng khôn bị kẹt không mọc lên được
  • Nhiễm trùng miệng do vi khuẩn gây ra, nhiễm trùng miệng gây tổn hại đến sức khoẻ tổng thể

Làm thế nào để giảm sưng nướu răng khôn?

Biện pháp tại nhà

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp làm sạch vụn thức ăn, tránh gây kích ứng nướu
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp làm sạch vụn thức ăn, tránh gây kích ứng nướu

Một số biện pháp giúp làm giảm sưng nướu răng khôn bạn có thể tham khảo để áp dụng ngay tại nhà

  • Chải răng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn còn sót lại trên răng để tránh gây kích ứng nướu 
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh có trong khoang miệng 
  • Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt để hạn chế vi khuẩn phát triển bởi nước bọt có tính sát trùng
  • Chườm đá trực tiếp lên vùng má bên ngoài chỗ lợi bị sưng tấy để giúp giảm sưng
  • Ngậm đá bào trên hoặc gần khu vực bị sưng cũng có thể giúp giảm sưng
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể sử dụng để chống viêm, giảm đau như: thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn, aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin). Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc giảm đau, nếu tình trạng nghiêm trọng cần gặp ngay bác sĩ để chữa trị

Biện pháp của nha khoa

Trong trường hợp nướu vẫn tiếp tục bị sưng, đau mà các biện pháp tại nhà không đem lại hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt khi thấy xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Hàm bị khít lại, vận động há ngậm miệng khó khăn và thiếu linh hoạt
  • Khi ăn nhai hoặc khi bị va chạm nhẹ thường bị đau
  • Miệng có mùi hôi

Khi đến khám ở nha khoa, tùy theo tình trạng hiện tại mà bác sĩ có thể tư vấn cho bạn những phương pháp điều trị khác nhau: 

  • Vệ sinh chuyên nghiệp để loại bỏ phần thức ăn khó vệ sinh và mảng bám xung quanh khu vực răng khôn đang mọc
  • Kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để giảm mức độ của các triệu chứng

Nếu nặng hơn sẽ có thể tính đến phương án cắt nướu trùm hoặc nhổ bỏ răng khôn 

Cắt nướu trùm răng khôn để hạn chế tái phát: Phương pháp này áp dụng đối với những răng khôn có hướng mọc thẳng trên cung hàm, cần cắt bỏ nướu trùm để răng mọc bình thường. Sau khi thực hiện, bạn sẽ được nha sĩ kê cho những loại thuốc hỗ trợ như thuốc kháng sinh, hạ sốt, đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng để tránh viêm nhiễm tái phát.

Nhổ bỏ răng khôn để điều trị dứt điểm cơn đau: Phương pháp này áp dụng đối với những răng khôn có những hướng mọc bất thường như mọc lệch, mọc ngầm,… Thực tế, răng khôn không ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng, hơn nữa răng mọc lệch, mọc ngầm còn có ảnh hưởng đến các răng xung quanh nên cần loại bỏ theo chỉ định của bác sĩ

Cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống khi bị sưng nướu răng khôn

Nếu đang gặp phải tình trạng sưng nướu răng khôn, bạn càng cần phải quan tâm hơn đến cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn hàng ngày. Chăm sóc răng miệng tốt kèm theo chế độ ăn hợp lý sẽ giúp hạn chế tình trạng sưng viêm phát triển nặng và xoa dịu cơn đau nhức tốt hơn

Cách chăm sóc răng miệng

  • Chải răng đều đặn 2-3 lần/ngày. Nên sử dụng bàn chải có lông mềm, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần để tránh làm tổn thương nướu. Sử dụng những loại kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng nhạy cảm
  • Khi chải răng cần lưu ý chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc ở khắp các bề mặt răng, nhớ vệ sinh cả phần nướu răng khôn trong cùng và vùng lưỡi một cách sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám 
  • Sau mỗi bữa ăn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn thừa còn sót lại tại kẽ răng, tránh tích tụ vi khuẩn hình thành mảng bám gây hại cho răng và nướu
  • Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên để tăng cường diệt khuẩn, loại bỏ giác khó chịu ở khoang miệng và phòng ngừa hôi miệng 

Chế độ ăn uống

  • Khi nướu răng khôn bị sưng sẽ làm việc ăn nhai trở nên khó khăn, do đó cần ưu tiên những món ăn mềm, dễ nhai nuốt như canh hầm, súp, cháo, các đồ ăn xay nhuyễn… để hạn chế dùng nhiều lực nhai nhiều, giảm áp lực lên răng và nướu
  • Bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước ép, sinh tố rau củ, trái cây tươi 
  • Không nên ăn các thực phẩm quá cứng, quá dai, thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, đồ ăn có vị chua… để tránh kích ứng răng, nướu. Hạn chế ăn, uống những đồ ăn ngọt, có nhiều đường vì những loại đồ ăn này không tốt cho răng miệng, dễ tạo mảng bám cho vi khuẩn có hại sinh sôi
  • Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá 
  • Kiêng các món từ đồ nếp, thịt gà, rau muống vì những món ăn này có thể khiến tình trạng sưng nướu thêm nặng và khó chữa trị hơn

Kết luận

Việc nướu răng bị sưng và đau khi khi răng khôn mọc là một hiện tượng bình thường mà ai cũng có thể gặp trong giai đoạn mọc răng khôn. Nướu bị sưng tấy có thể do răng bị chèn ép do không đủ không gian để mọc trong cung hàm, hoặc do thức ăn còn sót lại, vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào nướu…

Mặc dù đây là hiện tượng phổ biến nhưng không nên chủ quan, cần theo dõi cẩn thận để kiểm soát được tình trạng của mình, tránh những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể áp dụng những phương pháp đơn giản tại nhà để làm giảm nướu răng bị sưng. Chú ý theo dõi, phát hiện những bất thường của cơ thể, đến gặp bác sĩ kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể cho chính bản thân mình.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo