Răng sâu bị vỡ: dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Răng bị sâu là bệnh lý nha khoa có xu hướng ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Nó là bệnh lý nha khoa có ở trẻ em và cả người lớn. Tuy nhiên, nếu cứ để tình trạng sâu răng kéo dài mà không có các biện pháp chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó chính là biểu hiện răng sâu bị vỡ.

RĂNG SÂU BỊ VỠ LÀ NHƯ THẾ NÀO?

ĐẶC ĐIỂM

Một chiếc răng sâu bị vỡ là chiếc răng xuất hiện các vết nứt, nếu để lâu ngày có thể xuất hiện những lỗ trống lớn trên răng. Răng sâu bị vỡ có đặc điểm là giòn, rất dễ bị nứt vỡ thông qua quá trình nhai thức ăn. Khi mà một chiếc răng sâu nặng mà không có các biện pháp chữa trị kịp thời, vi khuẩn có trong ổ sâu răng, kết hợp với vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng sẽ tấn công chiếc răng bị sâu. Chúng sẽ dần làm mòn men răng, và để lâu ngày hơn sẽ là tình trạng ăn sâu tới chân tủy. Lúc này, cấu trúc của răng bị mất đi, xảy ra hiện tượng vỡ răng.

Rang-sau-bi-vo-neu-khong-phat-hien-va-dieu-tri-som-se-de-lai-hau-qua-nang-ne
Răng sâu bị vỡ nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại hậu quả nặng nề

Răng sâu bị vỡ nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại hậu quả nặng nề

NHẬN BIẾT

Người bị sâu răng nếu để tình trạng lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi bị sâu răng nặng dẫn đến bị vỡ, bạn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn .Nếu xuất hiện một trong số những triệu chứng sau đây, bạn nên đi tới các trung tâm nha khoa để kiểm tra xem mình có đang gặp phải tình trạng răng sâu bị vỡ hay không. 

  • Biểu hiện rõ ràng nhất khi gặp phải tình trạng răng sâu bị vỡ đó chính là hiện tượng đau răng. Đó là những cơn đau dai dẳng, kéo dài theo từng đợt. Đặc biệt, những cơn đau này biểu hiện rõ ràng nhất khi ăn uống.
  • Cơn đau này 
  • Kèm theo các cơn đau sẽ là biểu hiện ê, nhức và buốt răng.
  • Có thể quan sát được các lỗ, vết nứt trên răng. Chiếc răng sâu bị vỡ thường có màu ngả vàng, bề mặt có màu đen do vi khuẩn tấn công phần men răng, khiến răng mất đi xấu trúc và trở nên giòn hơn, dễ nứt gãy.
  • Nướu bị sưng và có hiện tượng chảy máu. Vi khuẩn có trong ổ sâu và khoang miệng sẽ khiến cho nướu trở nên nhạy cảm hơn, vì thế mà bị sưng nướu. Sưng nướu kéo dài, cùng với quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày, rất có thể bạn sẽ bị chảy máu nướu. Hãy thật chú ý vì khi nướu bị chảy máu, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vết thương, gây nhiễm trùng.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RĂNG SÂU BỊ VỠ

Răng sâu bị vỡ thường kèm theo những biểu hiện đau nhức kéo dài. Những cơn đau răng dai dẳng sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, dẫn đến mất ngủ và ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Không những thế, sưng, viêm răng còn ảnh hưởng tới mặt thẩm mỹ. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để có thể cải thiện tình trạng răng sâu bị vỡ? Trước hết, hãy đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng sâu bị vỡ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng sâu bị vỡ, có cả chủ quan và khách quan.

1. Nguyên nhân chủ quan

Những nguyên nhân chủ quan gây ra tình trạng răng sâu bị vỡ là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân những người đang gặp vấn đề sâu răng, dẫn đến tình trạng vỡ răng. Đó có thể từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những thói quen sinh hoạt thường nhật tưởng chừng không có tác động gì nhưng chính nó lại vô hình chung làm cho tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn.

  • Nghiến răng: Có thể bạn không biết nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng. Nghiến răng làm cho men răng bị bào mòn, khiến cho cấu trúc răng bị yếu đi.

Nghien-rang-la-mot-trong-nhung-tac-nhan-khien-rang-sau-bi-vo

Nghiến răng là một trong những tác nhân khiến răng sâu bị vỡ

  • Thường xuyên sử dụng đồ ăn gây kích thích đến răng miệng. Những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc có hàm lượng acid cao sẽ khiến cho răng, lợi bị kích thích, vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động mạnh dẫn đến sâu răng nặng. Để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Do thói quen vệ sinh răng miệng: Hình thành cho bản thân thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn sẽ giảm thiểu nguy cơ gây sâu răng, tránh gây ra những biến chứng nặng của sâu răng. Tuy nhiên, nhiều người lại quên đi việc chăm sóc sức khỏe nha khoa. Lười vệ sinh răng, vệ sinh răng miệng sai cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sâu bị vỡ.
  • Một số thói quen khác cũng vô hình chung khiến cho sức khỏe răng miệng tệ đi. Có thể kể đến như: sử dụng răn để mở nắp chai, cắn đứt chỉ hoặc xé rách vở bao bì,… Tưởng rằng nó không gây hệ quả gì nhưng qua những thói quen xấu đó, lớp men răng bao phủ bị mài mòn khiến cho răng yếu đi, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng.

2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan dẫn đến hiện tượng răng sâu bị vỡ là những nguyên nhân xuất phát từ phía ngoài, không phải từ chủ ý của người bệnh. Nó có thể xuất phát từ yếu tố ngoại cảnh, các tác động từ bên ngoài. Vì vậy, hãy chú ý đến nó khi gặp những triệu chứng do căn bệnh răng sâu bị vỡ gây nên nhé.

  • Do tác động của ngoại lực: Hoạt động vui chơi, chạy nhảy, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, dưới tác động của một ngoại lực mạnh cũng sẽ khiến răng bị vỡ. Điều này còn dễ xảy ra hơn khi mà răng xuất hiện các vết sâu răng, đặc biệt là sâu răng mức độ nặng. Mặc dù cấu trúc răng của chúng ta rất cứng, rất khó để vỡ nhưng những tác động mạnh của ngoại lực (tai nạn, vật cứng đập vào răng,…) cũng làm cho răng bị vỡ.  
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý khác: Các bệnh lý là nguyên nhân gián tiếp làm răng sâu bị vỡ. Vì khi sâu răng nặng, răng sẽ bị tổn thương và dễ vỡ. Kết hợp với các mệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh lý nha khoa sẽ khiến cho tình trạng răng tồi tệ hơn, gây những biến chứng nặng, có thể là mất răng.
  • Thiểu sản men răng: Trong quá trình hình thành răng, do những lí do khác nhau (thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm trùng,…) mà men răng bị ảnh hưởng, dẫn đến việc thiếu hụt men răng. Men răng được coi như là lớp khiên bảo vệ răng, vì thế mà khi men răng không đủ chắc chắn, nguy cơ mắc bệnh sâu răng là rất cao.
Thieu-san-men-rang-de-dan-toi-nguy-co-sau-vo-rang
Thiểu sản men răng dễ dẫn tới nguy cơ sâu vỡ răng
  • Ợ chua: là hiện tượng dịch vị trong dạ dày trào ngược trở lại miệng. Trong dịch vị có chứa axit – tác nhân bào mòn men răng. Việc răng bị mất đi lớp men sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công răng.
  • Viêm tủy răng: là biến chứng của răng sâu. Khi vi khuẩn xâm nhập, ăn mòn răng, nếu để lâu dài, chúng sẽ tấn công tủy răng. Tủy răng sẽ bị viêm, sưng lên. Kèm theo đó là các triệu chứng đau nhói gay gắt, khiến bạn vô cùng khó chịu.
  • Rối loạn ăn uống: Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít, chán ăn sẽ gây ra các hiện tượng nôn, mửa, trào ngược dạ dày. Giống với ợ chua, dịch vị cùng với thức ăn quay ngược trở lại, axit có trong dịch vị sẽ làm mòn men răng.
  • Di chứng hậu điều trị tủy răng: Tủy răng đóng vai trò nuôi dưỡng răng, chúng giúp ta cảm nhận nhiệt độ, mùi vị. Vì thế mà khi tủy răng mất đi thì khả năng tiếp thu dinh dưỡng giảm, sức khỏe răng vì đó mà cũng suy giảm theo. Cấu trúc răng sẽ yếu đi, dễ bị vi khuẩn làm sâu răng.

Xem thêm: Nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị sâu răng cửa

HẬU QUẢ NẾU ĐỂ RĂNG SÂU BỊ VỠ

Chúng ta thường chú ý đến sức khỏe tổng quát mà quên đi mất rằng, răng miệng cũng cần được chăm sóc. Nếu như tình trạng sâu răng chuyển biến nặng, dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là vỡ răng thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Các hậu quả của răng sâu bị vỡ mà bạn có thể phải đối mặt đó là:

  • Cơn đau đớn kéo dài: Trước hết phải kể đến là đau răng. Răng sâu bị vỡ sẽ để lại những cơn đau đớn kéo dài, dai dẳng. Không chỉ dừng lại ở đau răng mà còn gây ra cho người bệnh cơn đau đầu. Nguyên nhân là bởi tủy răng là nơi chứa các dây thần kinh kết nối trực tiếp với dây thần kinh não bộ. Khi răng sâu bị vỡ, tủy răng sẽ mất đi lớp bảo vệ. Các vi khuẩn tấn công tủy, thậm chí là ăn sâu vào các dây thần kinh sẽ khiến cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn. Dây thần kinh não bộ kết nối với dây thần kinh tủy sẽ gửi tín hiệu để xuất hiện triệu chứng đau đầu.
  • Gây hôi miệng: Vi khuẩn từ ổ sâu răng cùng với vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi sẽ khiến hơi thở có mùi. Điều này khiến cho bạn giảm sự tự tin trong giao tiếp, tạo nên các rào cản trong việc trao đổi trò chuyện.
Rang-sau-vo-ve-sinh-kem-de-xay-ra-tinh-trang-hoi-mieng
Răng sâu vỡ, vệ sinh kém dễ xảy ra tình trạng hôi miệng
  • Làm mòn miếng trám răng: Miếng trám răng thường nằm ở vị trí bề mặt, có tác dụng bảo vệ răng khỏi tác động. Tuy nhiên, khi răng sâu quá nặng, đến mức độ bị vỡ thì miếng trám sẽ bị rơi ra. Nguyên nhân là do cấu trúc răng đã bị thay đổi, răng không còn đủ để miếng trám gắn khít chặt vào răng. Qua các tác động trong quá trình nhai, cắn, miếng trám sẽ bị bung khỏi vị trí.
  • Áp xe răng: Tình trạng áp xe răng chính là hậu quả mà răng sâu bị vỡ gây ra. Răng vỡ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công răng, hình thành các túi mủ ở vùng nướu quanh chiếc răng sâu bị vỡ, hoặc là trong răng hoặc vùng xương xung quanh chiếc răng.
  • Nhiễm trùng: Nếu răng sâu bị vỡ không được chăm sóc kịp thời, tình trạng sâu răng còn diễn ra tệ hơn. Chiếc răng sâu có thể bị ăn mòn đến phần tủy, thậm chí là chân răng. Dây thần kinh có trong răng bị nứt. Nặng hơn còn là tình trạng nhiễm trùng răng, nhiễm trùng xương quanh răng, làm cho phần xương đó bị tiêu đi (hay còn gọi là tình trạng tiêu xương). 
  • Hỏng răng/ Mất răng: Sâu răng quá nặng khiến cho chiếc răng  mất đi cấu trúc. Nếu không khắc phục kịp thời thì chiếc răng sâu bị vỡ đó buộc phải được loại bỏ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của các răng xung quanh.
  • Là nguyên nhân của các bệnh lý khác: Răng sâu bị vỡ có nghĩa là tình trạng sâu đã ở mức nặng. Vi khuẩn tích tụ trong ổ sâu răng sẽ tiếp tục tấn công răng, gián tiếp gây ra các bệnh lý khác:
  • Ung thư liên quan đến nha khoa: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sâu răng chiếm tới 62% trong tổng số nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư liên quan răng miệng như: ung thư vòm họng, ung thư xương, ung thư tủy. Có thể thấy rằng, sâu răng, đặc biệt là sâu đến mức bị vỡ gây ra hậu quả nghiêm trọng như nào đối với sức khỏe. Nguyên nhân là bởi, nếu không điều trị kịp thời, tủy răng sẽ bị tổn thương. Tổn thương không có các biện pháp khắc phục kịp thời sẽ bị hoại tử, dịch tủy hoại tử sẽ tràn ra các bộ phận xung quanh, gây ung thư.
  • Viêm xoang: Có thể bạn không biết, mũi họng được thông với nhau. Vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng và trong chiếc răng sâu bị vỡ sẽ lan đến vùng mũi, gây đau nhức cả răng và mũi. Cơn đau này gián tiếp làm cho tình trạng viêm xoang trở nên trầm trọng hơn.

CÁCH KHẮC PHỤC RĂNG SÂU BỊ VỠ

Sâu răng bị vỡ gây ra cho ta những cơn đau đớn, những bất tiện trong sinh hoạt. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần mà còn ảnh hưởng cả về mặt thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng răng sâu bị vỡ. Bài viết này sẽ chia ra làm hai mục lớn đó là cách khắc phục tạm thời và cách khắc phục chuyên sâu.

1. Cách khắc phục răng sâu bị vỡ tạm thời

Là các cách khắc phục tại nhà. Khi bạn bất ngờ bị vỡ răng do sâu nặng, ngay tại nhà cũng có biện pháp khắc phục. Biện pháp tốt nhất trong trường hợp đó là thực hiện vệ sinh sạch sẽ.

Ve-sinh-cham-soc-rang-mieng-la-cach-kiem-soat-cac-benh-ly-rang-mieng-tot-hien-nay
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng là cách giúp kiểm soát các bệnh lý răng miệng tốt hiện nay
  • Súc miệng: Sử dụng các sản phẩm nước súc miệng hoặc nước muối có tác dụng diệt khuẩn. Vi khuẩn không còn hoạt động mạnh mẽ sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng từ chiếc răng sâu bị vỡ gây ra.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng: Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa sau khi đánh răng xong để loại bỏ các mảng bám còn tồn tại trong răng. Nếu các mảm bám còn tồn tại, nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm cho tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, ta cần lưu ý rằng đây chỉ là các biện pháp tạm thời. Để loại bỏ dứt điểm các cơn đau do răng sâu bị vỡ, nhất định phải sử dụng các phương pháp chuyên sâu.

2. Cách khắc phục răng sâu bị vỡ chuyên sâu

Các phương pháp chuyên sâu này buộc các bạn phải đến các trung tâm nha khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát tình trạng sức khỏe nha chu và đưa ra các biện pháp khắc phục. Tùy vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu, bạn có thể lựa chọn một trong số các phương pháp sau.

  • Trám răng: Đây là biện pháp dành cho các ca sâu răng vỡ nhỏ. Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ loại bỏ hết các phần răng sâu. Sau đó là vệ sinh sạch sẽ để trám lỗ trống lại, khôi phục hình dạng của răng.
  • Bọc răng: Cũng là một phương pháp khắc phục tình trạng răng sâu bị vỡ. Phương pháp này áp dụng với tình trạng vỡ răng lớn hơn, nhưng vẫn còn giữ được cấu trúc mô răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu, vệ sinh sạch và tiến hành bọc răng sứ cho bệnh nhân.
  • Trồng răng: Áp dụng với trường hợp các răng đã bị sâu quá nặng. Ổ sâu ăn mòn hết chân răng và tủy. Ở trường hợp này, bắt buộc các bác sĩ phải tiến hành nhổ chiếc răng sâu kia đi để tránh lây lan ổ sâu tới xung quanh, làm ảnh hưởng sức khỏe các răng khác.
Rang-sau-bi-vo-khong-the-bao-ton-co-the-khac-phuc-bang-phuong-phap-trong-rang-gia-thay-the
Răng sâu bị vỡ không thể bảo tồn có thể khắc phục bằng phương pháp trồng răng giả thay thế

BIỆN PHÁP BẢO VỆ RĂNG, TRÁNH TÌNH TRẠNG RĂNG SÂU BỊ VỠ

Răng sâu bị vỡ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe chung cũng như sức khỏe tinh thần. Vì thế mà chúng ta cần phải lưu ý các biện pháp để bảo vệ răng miệng. Ta cần hiểu rõ rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sâu bị vỡ đó là vi khuẩn. Vì thế, cách khắc phục đó là vệ sinh răng miệng thật sạch, bổ sung các chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe nha khoa nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung.

  • Vệ sinh răng miệng hai lần một ngày.
  • Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám sau khi ăn xong.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường.
  • Thường xuyên sử dụng các sản phẩm nước súc miệng.
  • Bổ sung thực phẩm chứa canxi, chất xơ và vitamin.
Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo