Răng sâu bị chảy máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị

Răng sâu là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên sâu răng nếu không được điều trị đúng cách sẽ chuyển nặng và gây nguy hiểm. Một trong số những dấu hiệu chuyển nặng của sâu răng đó là hiện tượng răng sâu bị chảy máu. Tình trạng này khá nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều hậu quả, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân tại sao răng sâu bị chảy máu, đồng thời biết được các phương pháp điều trị cũng như làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. 

Nguyên nhân răng sâu bị chảy máu

Rang-sau-chay-mau-do-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau-gay-ra
Răng sâu chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Răng sâu bị chảy máu là tình trạng răng sâu bị viêm nhiễm, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sâu răng đang rất nghiêm trọng và có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khoẻ. Về cơ bản, nguyên nhân dẫn đến răng sâu bị chảy máu là do buồng tuỷ bị viêm và nhiễm trùng do sâu răng tấn công vào phần thân răng khiến tuỷ bị lộ ra ngoài. Răng sâu bị chảy máu sẽ kèm theo những cơn đau nhức tê tái, đặc biệt khi tiếp xúc với đồ ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh bởi dây thần kinh và mạch máu của răng bị ảnh hưởng.

Cụ thể, có thể kể đến những nguyên nhân gây ra hiện tượng răng sâu bị chảy máu như sau: 

Viêm nướu

Vi khuẩn sâu răng lây lan có thể gây viêm nướu, nướu bị viêm sẽ sưng lên và phần nướu dưới chân răng có hiện tượng bị co lại và rút dần xuống chân răng. Sự liên kết giữa nướu răng, thân răng và chân răng có cảm giác như không còn sự chắc chắn. Nếu cứ để tình trạng như vậy diễn ra, phần nướu ngày càng sưng, chuyến màu đỏ sậm và sẽ bị chảy máu khi có tác động nhẹ từ bên ngoài như khi ăn uống, súc miệng, đánh răng,…. Tình trạng nặng hơn có thể có cả mủ chảy ra

Áp xe chân răng

Nếu sâu răng lâu ngày không được chữa trị có thể dẫn đến tình trạng áp xe chân răng. Khi sâu răng tấn công sâu vào thân răng sẽ làm cho buồng tủy bị lộ ra. Khi buồng tủy lộ ra sẽ tạo cơ hội cho thức ăn và các chất bên ngoài dễ dàng xâm nhập, từ đó gây nhiễm trùng và viêm tủy. Sau một thời gian viêm nhiễm, buồng tủy sẽ biến thành dạng lỏng, chất lỏng chảy xuống phía dưới chân răng làm cho ống tuỷ cũng bị nhiễm trùng theo. Chất dịch này chứa rất nhiều vi khuẩn có hại nên khi nó bị tồn đọng lại dưới chân răng thì sẽ hình thành nên một khối mủ được gọi là áp xe. Áp xe chân răng là một bệnh lý nhiễm trùng răng miệng cực ký nguy hiểm vì khối áp xe có thể thông qua đường máu mà lây lan sang các bộ phận khác, nguy hiểm nhất là lan đến não. Nếu như khối áp xe bị vỡ ra thì sẽ khiến chảy máu và chảy mủ, khiến miệng có mùi khó chịu.

Ap-xe-chan-rang-gay-chay-mau-va-dau-nhuc-cho-nguoi-benh
Áp xe chân răng gây chảy máu và đau nhức cho người bệnh

Răng sâu bị chảy máu có nguy hiểm không?

Răng sâu bị chảy máu có những ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế không nên chủ quan khi không may gặp phải tình trạng răng sâu bị chảy máu. Dưới đây là một số ảnh hưởng cụ thể:

Ảnh hưởng đến sinh hoạt 

Răng sâu bị chảy máu khiến miệng có mùi tanh, hôi cực kì khó chịu. Do đó người bệnh sẽ thấy mất tự tin khi nói chuyện, giao tiếp với người khác. Bên cạnh đó việc ăn uống cũng trở nên khó khăn. Răng sâu bị chảy máu thường kèm theo những cơn đau nhức kéo dài, cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khiến cho người bệnh khó ngủ, mệt mỏi. Từ đó làm suy giảm sức khỏe, mất tập trung, dễ cáu gắt.

Nhiễm trùng máu

Tình trạng răng sâu bị chảy máu có thể dẫn đến nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Khi bị nhiễm trùng máu người bệnh có nguy cơ rất cao phải cắt bỏ đi phần nướu và răng đang mang mầm bệnh để chữa trị, ngăn cho nhiễm trùng lây lan đến các vị trí khác trên cơ thể. Một khi nhiễm trùng máu lây lan đến các bộ phận các trên cơ thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Nhiem-trung-mau-Bien-chung-nguy-hiem-khi-rang-bi-sau-chay-mau
Nhiễm trùng máu – Biến chứng nguy hiểm khi răng bị sâu chảy máu

NHiễm trùng máu cũng sẽ khiến việc điều trị sâu răng trở nên khó khăn hơn, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị mất răng vĩnh viễn.

Giảm sức đề kháng

Răng sâu bị chảy máu tưởng chừng là vấn đề đơn giản nhưng lại có thể khiến cho cơ thể bị giảm sức đề kháng. Khi răng sâu bị chảy máu sẽ kèm theo những cơn đau nhức và vị khó chịu trong miệng, răng cũng trở nên nhạy cảm hơn, từ đó làm ảnh hưởng đến sức nhai của răng. Thức ăn không được nghiền kĩ trước khi xuống dạ dày sẽ gây áp lực cho dạ dày phải co bóp nhiều hơn bình thường. 

Sức khỏe răng miệng không tốt khiến người bệnh phải cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thức ăn, chế độ ăn uống không được như bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho hệ tiêu hoá hoạt động không phát huy được tính hiệu quả, làm cho cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng.

Cách điều trị răng sâu chảy máu hiệu quả

Răng sâu bị chảy máu nghĩa là lúc này tủy răng đã bị viêm nhiễm nặng, có thể gây nguy cơ mất răng bất cứ lúc nào. Nhìn chung tình trạng sâu răng lúc này đã ở giai đoạn nặng, không thể áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà được Điều quan trọng cần làm để chữa răng sâu bị chảy máu hiệu quả đó là cần đến ngay phòng khám nha khoa để được thăm khám, xác định mức độ viêm nhiễm tủy răng để từ đó có phương án thích hợp để điều trị.

Dựa vào mức độ tổn thương của răng, nha sĩ sẽ có những phương án điều trị khác nhau:

Trường hợp viêm tủy còn có thể điều trị, có thể bảo tồn răng

Dieu-tri-tuy-la-cach-chua-sau-va-bao-ton-rang-hieu-qua
Điều trị tủy là cách chữa sâu và bảo tồn răng hiệu quả

Sau khi tiến hành khám và xác định trường hợp tình trạng viêm tuỷ của bệnh nhân có thể điều trị được, bác sĩ tiến hành vệ sinh và làm sạch vùng răng sâu bị chảy máu, loại bỏ mảng bám vôi răng để ngăn không cho chúng gây ảnh hưởng hiệu quả sau điều trị.

Sau đó bác sĩ xử lý viêm tủy rồi trám bít ống tủy lại với mục đích ngăn không cho vi khuẩn lây lan, tránh hình thành áp-xe. Ngoài ra, có thể tiếp tục bọc răng sứ để phục hình bảo tồn răng, giúp bảo vệ răng và giúp răng chắc khỏe. 

Trường hợp viêm tủy không thể điều trị, không thể bảo tồn được răng

Trong trường hợp viêm tuỷ quá nặng, không thể điều trị được, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện nhổ chiếc răng sâu này. Sau khi nhổ răng, cấy ghép răng Implant là phương pháp cần thiết ở bước tiếp theo để có tác dụng khôi phục chức năng nhai và chức năng thẩm mĩ. 

Một số lưu ý

Trước khi đến nha khoa để xử lý, khắc phục tình trạng răng sâu chảy máu, bạn có thể áp dụng một số cách sau để hạn chế chảy máu:  

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, ngăn chặn chảy máu và nhiễm trùng lây lan. Nếu không có nước muối sinh lý có thể dùng nước muối ấm pha loãng để thay thế.

Suc-mieng-bang-nuoc-muoi-giup-giam-thieu-nguy-co-nhiem-trung-chay-mau-khi-bi-sau-rang
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu khi bị sâu răng

– Tăng cường ăn các loại rau củ quả mềm, trái cây giàu vitamin C để làm dịu bớt cơn đau.

– Không ăn các loại thức ăn cứng, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không uống bia rượu, cà phê để tránh răng bị kích ứng.

– Tránh nhai thức ăn ở vùng răng bị đau.

– Có thể sử dụng một số giải pháp giảm đau tại nhà như: ngậm nước lá ổi, giấm táo, dầu đinh hương,…

Phương pháp phòng ngừa răng sâu chảy máu

Răng sâu chảy máu là tình trạng phức tạp, khá nguy hiểm và việc điều trị cũng phức tạp và khó khăn, chính vì vậy để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, tốt hơn hết bạn nên có những biện pháp để phòng ngừa tình trạng này xảy ra. Về cơ bản, cách tốt nhất bạn nên cố gắng giữ gìn, vệ sinh răng miệng, thực hiện chế độ ăn hợp lý để tránh hoàn toàn sâu răng. Tuy nhiên nếu như gặp phải tình trạng sâu răng, bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh.

Thực hành tốt vệ sinh răng miệng

Để ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng đến mức chảy máu, việc đầu tiên cần làm là thực hành tốt vệ sinh răng miệng. Vệ sinh răng miệng tốt sẽ làm sạch được những mảng bám tích tụ dọc theo đường viền nướu, ngăn vi khuẩn tích tụ và lây lan.

Ve-sinh-rang-mieng-dung-va-du-giup-phong-ngua-sau-rang-va-chay-mau

Vệ sinh răng miệng đúng và đủ giúp phòng ngừa sâu răng và chảy máu

Để đảm bảo răng miệng được vệ sinh sạch sẽ bạn cần chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp với chỉ nha khoa để làm sạch răng hoàn toàn. Bên cạnh đó cần chú ý thay bàn chải định 3 tháng/ lần, lựa chọn loại kem đánh răng có chứa chất fluoride để hỗ trợ tái khoáng men răng.

Súc miệng bằng dung dịch hydrogen peroxide

Dung dịch hydrogen peroxide có thể sử dụng như một chất khử trùng, có khả năng loại bỏ mảng bám, tăng cường sức khỏe cho răng lợi và đồng thời có tác dụng cầm máu. Nên súc miệng bằng dung dịch hydrogen peroxide ngay sau khi đánh răng sau khi đánh răng. lưu ý không được nuốt dung dịch.

Không hút thuốc

Hút thuốc không chỉ gây hại cho phổi, gan, tim mà còn làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó cơ thể sẽ khó chống lại vi rút, vi khuẩn, trong đó có cả vi khuẩn mảng bám. Khi đó tình trạng sâu răng dễ dàng chuyển biến nặng, gây viêm nhiễm. Nhìn chung, bỏ thuốc lá và các chất kích thích nói chung sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, đồng thời giúp ngăn ngừa sâu răng phát triển mạnh.

Khong-hut-thuoc-la-se-giup-giam-thieu-nguy-co-sau-rang-va-chay-mau-chan-rang

Không hút thuốc lá sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng và chảy máu chân răng

Tăng cường lượng vitamin C trong chế độ ăn

Thực phẩm giàu vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng nướu răng. Nếu không bổ sung đủ vitamin C trong chế độ ăn sẽ có thể dẫn đến nướu răng bị chảy máu kể cả khi bạn thực hiện tốt việc vệ sinh răng miệng. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng cường mô liên kết và bảo vệ niêm mạc nướu răng của bạn, vì vậy cung cấp đầy đủ vitamin C là vô cùng cần thiết để phòng ngừa răng sâu bị chảy máu. Các chuyên gia khuyến nghị lượng vitamin C hàng ngày cần thiết cho người lớn là 65 đến 90 miligam mỗi ngày. Những thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như: cà rốt, các loại rau xanh,… Tuy nhiên do khi răng bị sâu sẽ nhạy cảm với đồ ăn có vị chua nên bạn cần lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp 

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm vi khuẩn, ngăn ngừa sưng viêm và cũng có tác dụng cầm máu ở nướu. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối ấm để súc miệng. Nên thực hiện việc súc miệng nước muối 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Đến gặp nha sĩ định kỳ

Tao-thoi-quen-tham-kham-rang-dinh-ky-de-bao-ve-suc-khoe-rang-mieng-tot-nhat
Tạo thói quen thăm khám răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất

Đến các phòng khám nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ khám răng, chẩn đoán những vấn đề bạn đang gặp phải, đồng thời đưa ra lời khuyên và pháp đồ điều trị để xử lý hoàn toàn vấn đề đó. Nếu sâu răng ở tình trạng nhẹ, nha sĩ sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng và dứt điểm, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không điều trị, trong đó có cả tình trạng răng sau bị chảy máu.

Xem thêm: Sâu răng: Nguyên nhân, quá trình và phương pháp điều trị

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo