10 cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả nhất

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng như hôi miệng, đau hoặc chảy máu ở lợi thì khả năng cao bạn đang bị viêm lợi. Viêm lợi không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm nha chu, rụng răng, viêm phổi… gây tổn hại đến sức khoẻ. Tuy nhiên việc chữa viêm lợi lại không quá phức tạp, có thể thực hiện tại nhà.  Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những cách đơn giản mà hiệu quả để điều trị viêm lợi giúp bạn loại bỏ sự khó chịu mà nó gây ra, đồng thời bảo vệ bạn khỏi những bệnh răng miệng khác.

Làm thế nào để sử dụng hiệu quả các cách chữa viêm lợi tại nhà

Điều trị tại nhà là cách tiện lợi và hiệu quả để điều trị viêm lợi, đặc biệt khi phát hiện sớm thì bạn có thể tự chữa khỏi viêm lợi hoàn toàn, nhanh chóng.

Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám tồn tại lâu trong khoang miệng, gây đau nhức, tổn thương phần lợi. Cho nên điều quan trọng là phải xử lý mảng bám đó trước khi nó trở thành cao răng. 

Để tăng hiệu quả của các cách trị viêm lợi tại nhà, bạn cần chú ý thực hiện đều đặn, đúng liều lượng. Đối với một số phương pháp sử dụng thành phần tự nhiên, bạn nên nhớ luôn chọn các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa tác dụng, bên cạnh đó là bảo quản kỹ càng để tránh việc chúng bị biến đổi thành những chất không tốt cho sức khỏe. 

Các biện pháp khắc phục tại nhà được giới thiệu dưới đây đều an toàn. Nhưng để đảm bảo, bạn vẫn nên tìm hiểu xem bản thân có bị dị ứng với thành phần nào không. Nếu bản thân đang mang thai, cho con bú hoặc có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào thì bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

Nếu các triệu chứng bạn đang gặp phải khá nghiêm trọng như đau, sưng, chảy máu quá mức,  hoặc không thể điều trị bằng cách phương pháp tự nhiên thì lời khuyên cho bạn là hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời. 

Dưới đây là những cách điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả giúp loại bỏ các triệu chứng do viêm lợi gây ra, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa viêm lợi tái phát.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để điều trị viêm lợi hiệu quả, trước hết, bạn nên đảm bảo việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu không, các biện pháp điều trị khác sẽ không mang lại hiệu quả. Giữ vệ sinh răng miệng tốt là việc làm quan trọng để tránh viêm lợi cũng như các vấn đề răng miệng khác. 

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày. 
  • Nên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh làm tổn thương lợi
  • Thay bàn chải đánh răng ba tháng một lần.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để vệ sinh răng miệng
  • Súc miệng sau khi ăn
  • Không hút thuốc, nhai thuốc hạn chế sử dụng các chất kích thích
  • Hạn chế ăn đồ ngọt 
  • Khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần

Sử dụng các loại nước súc miệng

Sử dụng các loại nước súc miệng

1. Nước muối 

Muối là chất khử trùng tự nhiên giúp cơ thể tự chữa lành vết thương. Sử dụng nước muối súc miệng có thể chữa lành lợi bị viêm do viêm lợi, làm dịu lợi bị viêm, giúp giảm đau, giảm vi khuẩn, loại bỏ các mảnh thức ăn và giảm hôi miệng.

Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối

Cách sử dụng nước muối súc miệng:

  • Cho 1/2 đến 3/4 thìa cà phê muối vào cốc nước ấm, khuấy đều.
  • Súc miệng trong vòng 30 giây
  • Lặp lại hai đến ba lần mỗi ngày

Tuy nhiên, dùng nước muối súc miệng quá thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến men răng vì đặc tính axit của hỗn hợp này.

2. Nước súc miệng tinh dầu sả

Súc miệng bằng nước súc miệng tinh dầu sả có khả năng làm giảm mảng bám và điều trị viêm lợi.

Cách sử dụng nước súc miệng bằng sả:

  • Cho từ từ hai đến ba giọt tinh dầu sả vào nước
  • Súc miệng trong vòng 30 giây
  • Lặp lại hai đến ba lần mỗi ngày

Cần lưu ý tinh dầu sả có tính mạnh, vì thế bạn nên sử dụng dung dịch pha loãng để không gây kích ứng.

3. Nước súc miệng tinh dầu trà

Nước súc miệng bằng tinh dầu trà cũng có khả năng điều trị viêm lợi.

Cách sử dụng nước súc miệng bằng tinh dầu trà:

  • Pha 2-3 giọt dầu cây trà vào cốc nước ấm.
  • Súc miệng trong vòng 30 giây
  • Lặp lại hai đến ba lần mỗi ngày

Ngoài sử dụng để pha nước súc miệng, thêm một giọt tinh dầu trà vào kem đánh răng khi đánh răng cũng là một cách hiệu quả để điều trị viêm lợi.

Lưu ý, bạn nên pha loãng dung dịch tinh dầu trà để súc miệng vì dung dịch nồng độ cao có thể gây nóng trong, dị ứng, phát ban.

4. Nước súc miệng lá ổi

Lá ổi có đặc tính kháng khuẩn và chống vi trùng nên súc miệng bằng nước lá ổi sẽ có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát mảng bám, chữa trị viêm lợi, giữ hơi thở thơm tho

Cách sử dụng nước súc miệng bằng lá ổi:

  • Giã nát 5 đến 6 lá ổi mềm 
  • Cho lá đã nghiền đun nhỏ lửa trong 15 phút.
  • Để nguội và thêm một ít muối.
  • Súc miệng trong vòng 30 giây
  • Lặp lại hai đến ba lần mỗi ngày.

Sử dụng các loại dầu súc miệng

Súc miệng bằng dầu là việc bạn di chuyển dầu xung quanh khoang miệng từ 20 đến 30 phút để giảm vi khuẩn có hại, loại bỏ độc tố và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Dầu súc miệng

5. Dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit lauric, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Súc miệng bằng dầu dừa cũng có tác dụng làm trắng răng, giữ hơi thở thơm tho và làm thông xoang

Cách sử dụng dầu dừa

  • Cho 1 đến 2 thìa cà phê dầu dừa phân đoạn (dạng lỏng) vào miệng.
  • Súc dầu quanh miệng trong 20 đến 30 phút, chú ý không để dầu chạm vào phía sau cổ họng, súc xong thì sau đó nhổ ra
  • Súc miệng lại bằng nước sạch
  • Uống nước 
  • Chải lại răng 

Lưu ý: Trong quá trình súc miệng tuyệt đối không nuốt dầu dừa bởi nó chứa chất độc và vi khuẩn trong khoang miệng

6. Dầu Arimedadi

Dầu Arimedadi có khả năng ức chế sự phát triển của mảng bám, giảm sưng, giảm đau, tăng cường sự khỏe mạnh của răng và lợi

Cách sử dụng dầu Arimedadi cũng tương tự như cách sử dụng dầu dừa: 

  • Cho 1 đến 2 thìa cà phê dầu Arimedadi vào miệng.
  • Súc dầu trong khoảng 20 đến 30 phút, chú ý không để dầu chạm vào phía sau cổ họng, súc xong thì nhổ ra
  • Súc miệng lại bằng nước sạch
  • Uống nước 
  • Chải lại răng 

Lưu ý: Không sử dụng dầu Arimedadi nếu bạn bị viêm xoang.

Bôi/ thoa trực tiếp lên lợi

Bôi/thoa trực tiếp lên lợi

7. Đinh hương

Đặc tính kháng virus và chống oxy hóa của đinh hương tác dụng ngăn ngừa mảng bám và giảm viêm, giảm đau.

Cách chữa viêm lợi bằng đinh hương

  • Băm nhỏ 1 thìa cà phê đinh hương.
  • Nhúng một miếng bông gòn ẩm vào bột đinh hương, để đinh hương thấm càng nhiều càng tốt
  • Chà nhẹ nhàng miếng bông gòn phủ đinh hương  lên lợi trong 1 phút
  • Súc miệng lại bằng nước sạch

8. Gel nghệ

Củ nghệ có đặc tính chống viêm, có khả năng kháng khuẩn và chống nấm, có tác dụng hiệu quả để điều trị viêm lợi

Cách chữa viêm lợi bằng đinh hương

  • Chải răng sạch sẽ
  • Bôi gel trực tiếp lên lợi, để trong 10 phút.
  • Súc miệng lại bằng nước sạch

9. Gel nha đam

Nha đam cũng có tác dụng trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.

Cách chữa viêm lợi bằng nha đam

  • Chiết gel từ bên trong nhánh nha đam
  • Thoa gel trực tiếp vào chỗ viêm
  • Chải lại răng sạch sẽ

Lưu ý: Sử dụng 100% nha đam nguyên chất, để đảm bảo an toàn bạn nên mua lô hội từ những nguồn có uy tín, xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng phương pháp này nếu bạn bị dị ứng với nha đam.

Khi nào nên gặp nha sĩ ?

Điều trị viêm lợi sớm và đúng cách sẽ giúp lợi nhanh chóng phục hồi. Ngược lại, nếu không điều trị hoặc điều trị không dùng phương pháp sẽ khiến lợi bị tổn thương nghiêm trọng, hơn nữa có thể dẫn tới những vấn đề sức khoẻ khác. Nếu các cách điều trị tại nhà không hiệu quả, hoặc khi bạn có những triệu chứng sau đây thì cần lập tức đến gặp nha sĩ để được điều trị kịp thời.

Hãy đến gặp nha sĩ nếu bạn có những triệu chứng:

  • Đau răng nghiêm trọng
  • Hơi thở rất hôi
  • lợi rất sưng và đau
  • Nước chảy nhiều máu

Nha sĩ sẽ khám kĩ càng và cho bạn những lời khuyên, hướng dẫn cụ thể để tiến hành điều trị. Tùy theo tình trạng viêm lợi của bạn mà nha sĩ có thể kê đơn thuốc súc miệng, thuốc kháng sinh, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ và sản phẩm nha khoa để vệ sinh răng miệng… Chữa trị viêm lợi không quá phức tạp, gần như không cần dùng đến các phương pháp phẫu thuật

Viêm lợi bao lâu thì khỏi?

Các triệu chứng khi bị viêm lợi có thể cải thiện sau một vài ngày điều trị nhưng để chúng biến mất hoàn toàn thì cần mất một khoảng thời gian. Trong hầu hết các trường hợp, người bị viêm lợi thường khỏi trong vòng 10 đến 14 ngày. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, thời gian hồi phục sẽ mất lâu hơn.

Tốt hơn hết, bạn nên duy trì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng để ngăn ngừa viêm lợi tái phát, cũng như tránh các bệnh về răng miệng khác. Bên cạnh đó, bạn cần đến gặp nha sĩ nếu gặp các tình trạng khiến khả năng bị viêm lợi cao hơn, để họ có thể theo dõi và đưa ra cách điều trị kịp thời, giúp bạn chữa viêm lợi một cách nhanh chóng, hoàn toàn.

Cách ngăn ngừa viêm lợi tái phát

Việc làm đầu tiên cũng là quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo vệ sinh răng miệng thật tốt. Trước hết, trong thói quen hàng ngày hãy đảm bảo:

  • Chải răng đúng cách ít nhất hai lần một ngày, dùng các loại kem đánh răng có chứa chất fluoride
  • Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày
  • Sử dụng nước súc miệng tự nhiên một hoặc hai lần một ngày.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất  

Ngoài ra, bạn nên đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để có thể theo dõi được tình trạng răng miệng, phát hiện và loại bỏ kịp thời những nguy cơ gây ra các bệnh nha khoa. 

Xem thêm: Sưng chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo