Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả nhất

Bệnh sâu răng có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên trong các nhóm người bị sâu răng thì người lớn lại chiếm tỷ lệ cao nhất mặc dù cấu trúc răng miệng đã được hoàn thiện. Mặc dù có những phương pháp chuyên biệt để điều trị sâu răng, nhưng ở mỗi lứa tuổi lại được áp dụng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về đặc điểm bệnh sâu răng ở người lớn và các cách chữa trị sâu răng phù hợp dành cho nhóm tuổi này.

Đặc điểm của răng sâu ở người lớn và trẻ em

Sâu răng ở trẻ em

Răng của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị sâu răng hơn răng trưởng thành. Các khoang tủy (nơi dây thần kinh sinh sống) ở răng trẻ em rộng hơn, do đó cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sâu răng nghiêm trọng hơn. Sâu răng ở trẻ em đa phần là sâu răng sữa. Răng sữa có chức năng đặc biệt quan trọng là giữ chỗ cho răng vĩnh viễn và kích thích sự phát triển của xương hàm. Vì thế, nếu răng sữa bị sâu sẽ ảnh hưởng đến bộ răng vĩnh viễn của trẻ sau này.

Các dấu hiệu sâu răng ở trẻ em

Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết được là có sự thay đổi màu sắc trong răng: răng trở nên trắng và không có độ bóng. Nếu sâu răng tấn công mạnh hơn thì ở răng sẽ xuất hiện một đường viền màu vàng, nâu hoặc đen.

Bên cạnh đó còn 1 số triệu chứng khác để nhận biết như: răng bị đau hoặc ê buốt, hơi thở có mùi hôi,…

Sự tiến triển của sâu răng thường rất chậm, vì vậy trẻ em cần được theo dõi kĩ càng và đến khám nha khoa thường xuyên để được phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời. 

Sâu răng ở người lớn

Bệnh sâu răng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào nhưng theo các thống kê thì người lớn có tỷ lệ mắc sâu răng cao nhất. Ở người lớn lúc này, răng vĩnh viễn đã hoàn toàn thay thế vị trí của răng sữa và chúng sẽ tồn tại đến già. Nếu để răng vĩnh viễn bị sâu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, sức khỏe, sinh hoạt,… vì lúc này răng không thể thay thế tự nhiên được nữa.

Đau răng sâu
Đau răng sâu

Dấu hiệu nhận biết sâu răng ở người lớn

  • Xuất hiện những đốm đen, răng ngả màu nâu, vàng trên răng: Đây là giai đoạn đầu khi men răng mới bắt đầu bị sâu răng tấn công 
  • Răng xuất hiện những lỗ sâu lớn: Đây là dấu hiệu cho biết sâu răng đã phá vỡ men răng và tiến vào nhà răng 
  • Nướu sưng hoặc chảy máu: Vi khuẩn gây sâu răng sẽ khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn. Nướu dễ bị sưng tấy, chảy máu khi có tác động như lực chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa. Sưng nướu cũng sẽ gây cảm giác đau, tức khi nhai thức ăn
  • Đau buốt răng khi kích thích: Dấu hiệu này nhận biết rõ ràng nhất trong khi ăn, khi thức ăn lọt vào hố sâu răng hoặc khi ăn đồ ăn nóng, lạnh,…
  • Hơi thở có mùi: Vi khuẩn phát triển trong các mảng bám thức ăn sẽ gây ra mùi hôi trong hơi thở. Bên cạnh đó, vi khuẩn còn gây ra vị đắng trong miệng khiến bạn khó chịu và mất cảm giác khi ăn.
  • Đau buốt khi ăn nhai: Ở giai đoạn ngà răng bị vi khuẩn bào mòn sẽ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, dẫn đến răng dễ bị ê buốt. 
  • Xuất hiện các cơn đau răng: Đau răng do sâu răng cơn đau sẽ khiến người bị giật mình kèm theo cảm giác ê buốt rất khó chịu.
  • Một số dấu hiệu khác: Ngoài các dấu hiệu kể trên, còn có một số triệu chứng khác như: đau sốt nhẹ, răng ê buốt lan sang những chiếc kề cận… Đa số những trường hợp này dùng thuốc giảm đau không hiệu quả.

Các phương pháp chữa sâu răng cho người lớn phù hợp

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ quan trọng trong quá trình điều trị sâu răng mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ bạn khỏi hầu hết các bệnh nha khoa.

Vệ sinh răng miệng đúng cách gồm những việc làm sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Sử dụng loại kem đánh răng có chứa Fluor để làm răng chắc khỏe, tái khoáng men răng và ngăn chặn sự hình thành các axit có hại
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày 1 lần để lấy sạch những mảng bám thức ăn khó làm sạch còn sót lại trong kẽ răng 
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn các loại thức ăn có đường, không ăn vặt. Bổ sung các vitamin và khoáng chất, ăn nhiều rau, củ, quả.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá,…
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác để điều trị kịp thời

2. Vitamin D

Bổ sung Vitamin D là một cách hiệu quả để ngăn ngừa, chữa trị sâu răng cho người  lớn. Chính vì thế các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin D trong bữa ăn như các sản phẩm từ sữa, các loại cá,…để giúp cho hàm răng khoẻ mạnh.

Vitamin D

3. Tinh dầu đinh hương

Cây đinh hương được biết đến là loài cây có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn tốt. Sử dụng tinh dầu đinh hương có thể giúp tình trạng sâu răng giảm đi đáng kể.

Cách thực hiện: Bạn có thể bôi trực tiếp dầu đinh hương lên vùng răng sâu 2-3 lần một ngày. Ngoài ra có thể thực hiện bằng cách nhỏ 1-2 giọt dầu đinh hương vào tăm bông rồi thoa nhẹ nhàng lên lỗ răng sâu. 

Tinh dầu đinh hương chữa sâu răng

4. Tỏi

Tỏi được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh, trong đó có sâu răng vì có khả năng giảm đau, chống khuẩn tốt.

Cách thực hiện: Lấy 2-3 tép tỏi bóc trắng, rửa sạch rồi đem giã nát cùng một it muối. Dùng hỗn hợp đắp lên vùng răng sâu. Bạn nên kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tỏi chữa sâu răng

5. Chanh vàng

Sử dụng chanh vàng cũng là một cách tốt để trị sâu răng vì trong quả chanh chứa nhiều axit citric có tác dụng giảm đau. 

Cách thực hiện: Thái chanh thành lát mỏng và nhai trong vòng vài phút để nước cốt ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời giúp giảm đau. Nên thực hiện sau khi ăn.

Chanh vàng chữa sâu răng cho người lớn

6. Bột nghệ

Nghệ có tính chống viêm, kháng khuẩn, có khả năng tăng cường sự chắc khoẻ của  răng lợi khỏe mạnh. Vì thế nghệ cũng là một nguyên liệu tự nhiên dùng để chữa sâu răng tại nhà.

Cách thực hiện: Bôi bột nghệ cho vị trí răng sâu, để nguyên trong vòng vài phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm. Bột nghệ không gây tác dụng phụ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Bột nghệ chữa sâu răng

7. Vỏ trứng

Vỏ trứng chứa canxi và khoáng chất có khả năng phục hồi men bị răng tổn thương do sâu răng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Cho vỏ trứng vào luộc trong vài phút rồi để khô hoàn toàn
  • Giã vỏ trứng thành bột, sau đó trộn cùng với muối nở để tạo thành dạng bột nhão
  • Dùng bột này bôi vào vùng răng sâu hoặc dùng để đánh răng

8. Lá trầu không

Súc miệng nước lá trầu không có thể chữa trị sâu răng và giảm đau hiệu quả bởi nó có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn sâu răng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 3 – 4 lá trầu không rồi đem giã nhỏ một ít muối 
  • Trộn hỗn hợp với 1 chén rượu, để ngâm khoảng 10 phút cà gạn lấy nước trong
  • Dùng nước đó để súc miệng 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 phút 

9. Dầu Oliu

Dầu Oliu có tác dụng hiệu quả đối với việc giảm đau, kháng viêm. Dầu Oliu thường được kết hợp với dầu đinh hương để giảm thiểu tình trạng sâu răng.

Cách thực hiện:

  • Trộn dầu oliu và dầu đinh hương theo thỉ lệ 1:2
  • Lấy hỗn hợp này bôi lên vùng răng bị sâu
  • Nên bôi 3 – 4 lần mỗi ngày

10. Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng chứa các chất có khả năng diệt khuẩn, chống viêm, ức chế sự tăng trưởng của nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy chữa sâu răng bằng hoa cúc vàng là phương pháp rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chọn  2 – 3 bông hoa cúc tươi, nở rộ, cánh hoa to rồi bứt hết cánh hoa
  • Ngâm cánh hoa trong nước muối loãng từ 3-5 phút, sau đó vớt ra để ráo nước
  • Lấy 5-10 cánh hoa lên vị trí răng sâu ngậm hoặc nhai trong khoảng 15 phút
  • Thực hiện 3-4 lần mỗi ngày

Chữa trị ở nha khoa

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, các bạn vẫn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn điều trị sâu răng tận gốc. Các phương pháp điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sâu răng. Dưới đây là một số cách được sự dụng phổ biến với hiệu quả cao

11. Điều trị bằng florua 

Trong giai đoạn đầu của sâu răng, florua phát huy tác dụng tốt trong việc hỗ trợ phục hồi men răng, thậm chí có thể giúp răng phục hồi nhanh chóng. Ở phương pháp này, florua được chải trực tiếp lên răng hoặc đặt trong khay vừa miệng dưới dạng lỏng, gel, bọt hoặc dầu bóng tuỳ theo từng trường hợp.

12. Trám răng

Khi tình trạng sâu răng tiến triển nặng và xuất hiện những lỗ sâu thì trám răng là phương pháp được ưu tiên. Đối với phương pháp trám răng, nha sĩ loại bỏ sâu răng ở khu vực bị ảnh hưởng, sau đó lấp đầy bằng sứ, hoặc các chất chuyên dụng.

13. Mão răng

Mão răng được sử dụng để vệ răng sâu trước khi vi khuẩn lây lan mạnh làm nhiễm trùng đến chân răng. Mão răng thường được làm bằng vàng, sứ, nhựa thông hoặc vật liệu composite, một, được chế tạo để vừa khít với răng bị sâu sau khi đã được khoan sâu.

14. Lấy tủy răng

Khi sâu răng lan đến lớp tủy răng sâu bên trong răng, thì lấy tủy răng là phương pháp tối ưu nhất. Lấy tuỷ răng sẽ ngăn chặn sự phát triển và lây lan của sâu răng. Sau khi răng bị lấy tuỷ sẽ được nha sĩ trám lại. Nha sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc cho bạn để giúp chống lại nhiễm trùng.

15. Nhổ răng

Nếu tình trạng sâu răng ở giai đoạn nặng nhất, phương pháp duy nhất có thể sử dụng là nhổ bỏ răng hoàn toàn để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Sau khi nhổ răng, nha sĩ cũng có thể đưa ra các tư vấn về việc trồng răng giả nếu cần thiết và đảm bảo an toàn.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo