Nguyên nhân đau nhức chân răng hàm và một số cách chữa trị tốt nhất

Đau nhức chân răng hàm là hiện tượng rất hay gặp, chúng gây ra rất nhiều phiền toái và làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Do đó, để chấm dứt cơn đau, bạn cần tìm ra nguyên nhân và lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả, mang lại sự an toàn cho sức khỏe răng lợi và sức khỏe tổng thể.

Nguyên nhân đau nhức chân răng hàm

Cơn đau nhức chân răng hàm có thể xuất hiện bất chợt rồi mất đi hoặc cũng có thể là kéo dài âm ỉ, gây mệt mỏi, mất ngủ,… ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Thông thường, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bị yếu tố nào đó kích thích.

Đau nhức chân răng hàm do nhiều nguyên nhân

Đau nhức chân răng hàm do nhiều nguyên nhân

Theo các bác sĩ chuyên khoa răng lợi, những nguyên nhân gây đau răng hàm bao gồm:

– Chấn thương răng:

Do một tác động nào đó khiến răng hàm của bạn có thể bị gãy hoặc nứt. Lúc này, lớp ngà răng bị lộ ra ngoài khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn hay thậm chí là phần tủy và các dây thần kinh quanh răng cũng đã bị ảnh hưởng. Khi bị nứt, gãy răng hàm, bạn sẽ có hiện tượng đau nhức chân răng và không có khả năng nhai.

– Do sâu răng:

Khi răng hàm bị sâu, vi khuẩn có thể đâm thủng lớp men rồi tiến sâu vào ngà răng, chúng còn tiếp cận tới buồng tủy răng. Do răng bị phá hủy cấu trúc, không còn đủ khả năng cách nhiệt, bảo vệ tủy nên lúc này chân răng có cảm giác đau nhức dữ dội.

– Viêm tủy:

Xảy ra khi vi khuẩn đã xâm nhập được vào tủy răng và làm cho tủy sưng lên. Khi viêm tủy răng mới ở giai đoạn đầu, sẽ hơi nhạy cảm khi sử dụng đồ ăn nóng hoặc lạnh. Lâu dần, hiện tượng đau từ chân răng có thể lan sang vùng răng khác.

– Bệnh về nướu:

Mắc các bệnh lý nha chu không chỉ gây đau nhức chân răng hàm dữ dội, mà trong trường hợp xấu có thể dẫn tới nhiễm trùng răng và mất răng.

– Mọc răng khôn:

Mọc răng khôn cũng được xem là một nguyên nhân dẫn tới đau răng hàm (đau chân răng hàm). Bởi đây là chiếc răng cuối cùng trong cung hàm mọc và gần như vị trí còn trống để răng trồi lên là không có. Khi đó, răng mọc sẽ bị lệch, bị kẹt giữa xương hàm và nướu, thậm chí mọc ngầm,… gây đau hàm.

Răng khôn mọc sẽ gây hiện tượng đau răng hàm trong cùng

Răng khôn mọc sẽ gây hiện tượng đau răng hàm trong cùng

>>> Xem thêm: Cách giảm đau khi mọc răng khôn

Các vị trí đau chân răng hàm phổ biến

Đau răng hàm là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng này trở nên đau nhức, ê buốt. Tùy theo nguyên nhân gây đau mà triệu chứng cũng chút khác biệt. Thế nhưng, nhìn chung khi cơn đau răng xuất hiện, đáng chú ý nhất đó chính là hiện tượng mọc răng khôn gây ra.

Và răng khôn mọc gây đau nhức chân răng hàm có thể xuất hiện tại một số vị trí khác nhau, cụ thể như:

  1. Đau răng hàm bên phải
  2. Đau răng hàm bên trái
  3. Đau nhức răng hàm trong cùng bên trên
  4. Đau nhức chân răng hàm dưới,…

>>> Xem thêm: Nhổ răng khôn gây tê hay gây mê?

Đau nhức chân răng hàm có nguy hiểm không?

Đau răng hàm gây đau đầu, gây sốt,… là những biểu hiện ban đầu bạn gặp phải khi xảy ra tình trạng đau răng. Thế nhưng, không dừng lại ở đó, đau răng hàm (đau nhức chân răng hàm) nếu kéo dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:

Đau răng hàm kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm

Đau răng hàm kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm

– Ảnh hưởng đến việc ăn, nhai: Khi răng hàm bị đau nhức thì chắc chắn, hoạt động ăn nhai của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn.

– Tổn thương các răng lân cận: Nếu răng hàm bị viêm, không được điều trị sớm thì vi khuẩn sẽ tấn công sang các răng bên cạnh.

– Mất răng: Răng hàm bị viêm nhiễm nặng, lan sang tới tủy thì bạn sẽ có nguy cơ mất răng. Ngoài ra, nếu răng khôn mọc lệch đâm vào răng hàm thì răng này có thể bị lung lay và mất chân răng.

– Tiêu xương răng: Đau răng do vi khuẩn nếu không điều trị kịp thời sẽ ăn mòn từng lớp cấu trúc răng và khiến xương hàm bị tiêu biến. Lúc này, gương mặt của bạn sẽ trở nên méo mó, gây mất thẩm mỹ.

– Nguy hiểm đến sức khỏe: Ổ vi khuẩn nếu phát triển mạnh có thể gây nhiều biến chứng như: áp xe, nhiễm trùng máu, ung thư phổi, đột quỵ, đau tim…

>>> Xem thêm: Cách giảm hôi miệng khi mọc răng khôn

Các cách điều trị đau răng hàm

Khi bị đau nhức chân răng hàm, bạn có thể áp dụng một số các phương pháp giảm đau ngay. Sau đó đến cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, đem lại hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số gợi ý hay, bạn có thể tham khảo:

Một số cách chữa đau nhức răng hàm

Một số cách chữa đau nhức răng hàm

Cách trị nhức răng tức thời tại nhà

Để giảm cơn đau nhức chân răng hàm tạm thời, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà như:

– Chườm đá giảm đau răng hàm:

Chườm đá là cách làm đầu tiên, được nhiều người áp dụng khi bị đau răng. Bởi phương pháp này không chỉ đơn giản, dễ làm mà còn có tác dụng gây tê vị trí đau vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện: Cho đá vào túi chườm rồi áp lên vùng má tại vị trí răng hàm bị đau. Chườm đá liên tục nhiều lần trong ngày để giảm đau.

– Cách giảm đau nhức răng hàm bằng lá trà xanh:

Trà xanh là vị thuốc dân gian giúp điều trị nhiều bệnh. Do có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm sạch khoang miệng nên có thể sử dụng để giảm đau răng hàm hiệu quả tại nhà.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá trà xanh tươi, đem rửa sạch nhiều lần với nước rồi để ráo. Vò nát lá trà rồi cho vào bình thủy tinh, đổ thêm 200ml nước sôi rồi ủ ấm trong 15 phút.

Để giảm đau răng, bạn hãy lấy nước trà xanh tươi vừa pha để ngậm và súc miệng trong khoảng 5 phút rồi nhổ bỏ. Nên áp dụng liên tục vài ngày để có hiệu quả tốt nhất nhé.

Lá trà xanh giúp giảm đau răng hàm hiệu quả

Lá trà xanh giúp giảm đau răng hàm hiệu quả

– Súc miệng lá trầu không:

Trầu không là một trong những vị thuốc dân gian được áp dụng rộng rãi. Nhờ công dụng sát khuẩn, tiêu viêm mà loại lá này cũng được dân gian áp dụng để giảm đau răng hiệu quả.

Cách thực hiện: Hái 5 lá trầu không tươi, đem rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, vớt ra để ráo nước và giã nát lá trầu, hòa cùng với ít muối hoặc rượu. Đợi lắng phần bã trầu xuống đáy, thì lọc lấy phần nước để súc miệng.

Nên súc miệng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ngậm khoảng 3 phút rồi mới được nhổ bỏ.

>>> Xem thêm: Tại sao phải nhổ răng khôn?

Điều trị đau nhức chân răng hàm tại Nha khoa

Những phương pháp trên chỉ có tác dụng khắc phục cơn đau nhức chân răng hàm tạm thời. Để điều trị triệt để tình trạng này, bạn cần phải sắp xếp thời gian, tới gặp bác sĩ nha khoa.

Sau khi tới nha khoa, bạn sẽ được chụp film X-Quang nội nha. Sau đó bác sĩ sẽ dựa vào kết quả film để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Nếu bị đau răng hàm bạn cần tới nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm

Nếu bị đau răng hàm bạn cần tới nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm

– Đau do sâu răng:

Tùy vào mức độ sâu, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục cụ thể. Có thể là hàn trám răng hoặc nhổ bỏ.

– Đau do viêm tủy:

Khi bị đau răng do viêm tủy, bác sĩ sẽ loại bỏ hết phần tủy bị viêm – nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Tiếp đó, phương pháp trám răng sẽ được áp dụng nếu răng bạn chưa vỡ. Nếu răng hàm đã vỡ thì bạn cần phải bọc răng sứ để bảo tồn răng lâu hơn.

– Do viêm nha chu:

Lấy cao răng chính là phương pháp tốt nhất để loại bỏ cơn đau nhức chân răng hàm. Bởi cao răng chính là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Khi loại bỏ chúng, tình trạng viêm, đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

– Đau do mọc răng khôn:

Giải pháp tốt nhất khi cơn đau răng do mọc răng khôn là nhổ bỏ chiếc răng này. Lúc này, bạn không chỉ khắc phục triệt để được cơn đau đớn khó chịu, mà còn tránh được khá nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh tình trạng đau nhức chân răng hàm và hướng điều trị. Khi bị đau nhức chân răng hàm, bạn nên tới nha khoa thăm khám và điều trị sớm để không ảnh hưởng sức khỏe.


BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN BÌNH

NHA KHOA SUNSHINE DENTAL CLINIC

Địa chỉ: 146 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline: 0989.377.2550988.466.452.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: TỔNG QUAN: NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ trong Kiến thức nha khoa

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo