Niềng răng có đau không? – Cùng chuyên gia giải đáp

Niềng răng sẽ giúp khắc phục mọi khuyết điểm hàm răng như: Thưa, hô, móm,… giúp cho gương mặt trở nên hài hòa và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện phương pháp này nhiều người thường lo ngại không biết: Niềng răng có đau không?

Niềng răng là gì?

Niềng răng (chỉnh nha) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nha khoa khi nói về phương pháp giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn nhờ những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.

Niềng răng – Phương pháp nắn chỉnh răng được đông đảo mọi người lựa chọn

Thông thường, quá trình niềng răng của một người có thể kéo dài trong 1 – 3 năm, thậm chí là lâu hơn, tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.

Niềng răng có đau không?

Vậy, niềng răng có đau không là câu hỏi mà các bác sĩ đều được lắng nghe khi tất cả những bệnh nhân (khách hàng) đến để thăm khám và thực hiện điều trị. Câu trả lời đó là, niềng răng có đau. Nhưng, cơn đau trong khi niềng thì bạn có thể dễ dàng vượt qua được vì thực chất nó chỉ là những cơn căng tức và ê buốt mà thôi.

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những cơn đau trong chỉnh nha đó chính là do lực tác dụng của các dây chằng nha chu xung quanh răng. Cảm giác đau không xuất hiện trên tất cả các răng mà răng nào càng xoay nhiều thì mới càng đau nhiều. Vậy thì những cơn đau trong chỉnh nha xuất hiện khi nào?

Niềng răng có đau không là nỗi băn khoăn không phải của riêng ai

Đau do nhổ răng 

Nhổ răng trong chỉnh nha thường là nhổ những răng cối nhỏ. Có thể nhổ 1 hay nhiều cái và tùy thuộc vào thể lực của từng bệnh nhân và thường thì không đau đến mức cần phải uống thuốc giảm đau. Trên thực tế, các chỉ định của các bác sĩ chủ yếu là nhổ 04 chiếc răng số 04 trên cả hai cung hàm.

Mục đích của việc nhổ răng này, đó chính là nhằm tạo ra khoảng trống để sắp đều giữa các răng trong quá trình chỉnh nha – niềng răng. Đặc biệt với những công nghệ hiện đại hiện nay hỗ trợ rất nhiều trong nhổ răng cùng với kỹ thuật chính xác của bác sĩ, bạn có thể HOÀN TOÀN YÊN TÂM VỚI CƠN ĐAU GIAI ĐOẠN NÀY.

Đau do dây cung đâm vào má 

Nếu như ai hỏi niềng răng có đau không, thì đây chính là câu trả lời thứ hai cho thắc mắc này. Đau do dây cung đâm vào má cũng là một trong những tình huống mà bệnh nhân dễ gặp phải. Những bệnh nhân niềng răng bằng máng chỉnh thì sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề này. Tình huống này thật đơn giản. Bạn chỉ cần liên hệ ngay với bác sĩ để bác sĩ có thể cắt dây dư cho bạn mà không cần đi theo lịch hẹn.

Hoặc trong thời gian chờ cắt dây, bạn có thể dùng sáp chỉnh nha hoặc bông gòn đặt vào vùng dây dư để cách ly với niêm mạc để xử lý tạm thời ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra cần phải nhanh chóng báo cho các bác sĩ trực tiếp điều trị của bạn nhé.

Đau khi mang khí cụ tháo lắp chỉnh nha 

Khí cụ nong rộng khẩu là cái dễ làm đau nhất vì bản chất là tách đường khớp giữa khẩu cái sáng bên. Cảm giác đau xuất hiện vào thời điểm đường khớp tách, sau đó thì việc nong rộng không còn đau nữa. Ngoài ra mỗi lần thay dây cung cũng khiến cho bạn cảm thấy hơi khó chịu. Nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi.

Với những thông tin ở trên chắc hẳn, chúng ta đã có thể trả lời được câu hỏi niềng răng có đau không? Và chúng ta cũng đã biết cách để giảm thiểu cảm giác đau đớn, khó chịu sẽ xuất hiện trong những trường hợp được nên lên ở trên. Tuy nhiên, những lưu ý trong quá trình chỉnh nha cũng thật sự rất cần thiết. Chính vì vậy những yếu tố cơ bản như:

  • Không ăn các loại thức ăn quá cứng, quá dài vì nó dễ gây ra tình trạng bong, sút mắc cài trên cung hàm.
  • Nên chia thức ăn thành từng phần nhỏ và nhai kĩ để tiện cho quá trình ăn uống, không bị vướng mắc cài.
  • Tiến hành vệ sinh răng miệng trong quá trình đeo mắc cài theo đúng như hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ tại nhà.
  • Răng trong giai đoạn điều trị còn rất yếu, chính vì vậy hạn chế những tác động lực mạnh trực tiếp vào răng, vì nó dễ dàng làm tổn thương răng.
  • Thực hiện lịch tái khám định kì theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, không tự ý tháo hay cắt dây cung trên cung hàm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mà bạn sẽ nhận được sau này.

Những trường hợp cần niềng răng

  • Khớp cắn ngược
  • Khớp cắn sâu
  • Khớp cắn hở
  • Khớp cắn đối đầu
  • Các răng trên hàm mọc thưa
  • Răng mọc lệch lạc
  • Hàm hẹp….

Niềng răng có giải quyết được tất cả các vấn đề sai lệch về khớp cắn? 

Chắc hẳn hiện nay cũng có rất nhiều người quan tâm và lo lắng về câu hỏi này. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy được rằng, các vấn đề về sai lệch khớp cắn được nêu trên hầu hết đều được các bác sĩ chỉ định niềng răng. Lý do, bởi vì niềng răng dưới tác động nhất định lên bề mặt răng có thể kéo các răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.

Không chỉ cải thiện được độ đều của các răng trên cung hàm mà nó còn giúp khớp cắn của bạn chuẩn hơn. Kết thúc quá trình điều trị, bạn sẽ được sở hữu hàm răng đều đẹp, bảo tồn răng thật tối đa nhất. Đặc biệt là với những đối tượng khách hàng còn quá trẻ hoặc những người không muốn sử dụng phương pháp bọc răng sứ. Đó cũng chính là lý do vì sao không chỉ có người trẻ mà phụ huynh của các bạn nhỏ cũng lo lắng niềng răng có đau không.

Niềng răng giúp cải thiện khớp cắn an toàn và hiệu quả

Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ khác như: những người bị dị tật hô, móm bẩm sinh ở mức độ nặng thì cần phải thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm thì mới có thể giải quyết được triệt để các vấn đề trên. Còn lại, hầu hết niềng răng có thể xử lý được hết tất cả các vấn đề về sai lệch khớp cắn.

Như vậy, chắc hẳn với những thông tin vừa rồi đã giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc niềng răng có đau không rồi. Đừng quên theo dõi các bài viết sau để chúng ta cùng đi tìm hiểu về các chủ đề khác thú vị và hấp dẫn hơn xoay quanh dịch vụ này nhé.

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: TỔNG QUAN: NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ trong Kiến thức nha khoa

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo