Cách chữa trị sâu răng tận gốc hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ bắt đầu mọc răng sữa đến người già. Thường bạn sẽ phát hiện bị sâu răng trong trường hợp bệnh đã nặng, khi chúng bắt đầu có những biểu hiện đau nhức, khó chịu và răng bắt đầu hình thành những đốm đen. Vậy nên, việc quan tâm chăm sóc răng miệng, chữa sâu răng tận gốc luôn phải được đề cao, nhằm ngăn chặn ngay những hệ lụy mà răng sâu có thể gây ra.
Cách chữa sâu răng tận gốc tại nhà
Hiện nay, có nhiều cách chữa trị sâu răng tận gốc để bạn tham khảo, áp dụng tại nhà hoặc tới nha khoa điều trị sâu răng chuyên sâu. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp hay cho bạn:

Cach-chua-sau-rang-tan-goc-tai-nha-hieu-qua
Cách chữa sâu răng tận gốc tại nhà hiệu quả

1. Muối

Từ lâu, muối trắng đã được xem là nguyên liệu giúp vệ sinh răng miệng an toàn, sạch sẽ. Và trong trường hợp răng bị sâu thì muối trắng sẽ giúp sát khuẩn, kháng viêm, tăng cường khả năng lành thương nhanh chóng.

Việc súc miệng bằng nước muối giúp phòng ngừa, giảm nhẹ cơn đau răng do quá trình sâu gây ra. Đồng thời giúp ngăn chặn sâu trở nên tồi tệ hơn.

Cách thực hiện: Rót nước ấm vào cốc đã để sẵn muối, khuấy đều cho tan các hạt muối. Sau đó súc miệng đều đặn ngày 5 – 6 lần.
2. Rượu
Rượu là một sản phẩm có nồng độ cồn cao nên tính sát khuẩn mạnh. Chính vì thế, đây được xem như một loại nước súc miệng “cứu cánh” cho những ai đang bị sâu răng hoặc đang sưng viêm, đau nhức.

Không những vậy, khi răng gặp vấn đề bất thường như: Viêm, sâu,… sẽ có hiện tượng hơi thở có mùi. Ngậm rượu súc miệng cũng giúp bạn khử đi mùi hôi đó ngay tức thì.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng rượu súc miệng nhiều lần trong ngày. Tốt nhất bạn nên áp dụng chúng từ 1 – 3 lần/ngày để cải thiện.
3. Lá trầu không
Lá trầu không từ lâu đã được xem như một thảo mộc quý, được bào chế trong các sản phẩm nước súc miệng và nhiều sản phẩm chữa bệnh khác.

Lá trầu không trị sâu răng được nhiều người áp dụng
Lá trầu không trị sâu răng được nhiều người áp dụng

Theo nghiên cứu khoa học, trong lá trầu không có chứa các hợp chất tốt cho răng như: Cineol, chavicol, eugenol,… được chứng minh có tác dụng diệt virus, vi khuẩn và chống viêm tốt. Đồng thời còn các chất như: I-ốt, phốt pho, sắt, canxi,… giúp tái khoáng, hỗ trợ lấp đầy lỗ sâu trong răng hiệu quả. Vì vậy, lá trầu không vừa giúp giảm nhanh đau nhức, ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng.

Cách thực hiện: Rửa sạch 3 lá trầu không, sau đó cho vào cối giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó, sử dụng súc miệng đều đặn ngày 3 – 5 lần.

Bên cạnh đó, bạn có thể trộn nước trầu không ấy với rượu (tỷ lệ 1:1) hoặc cho vài hạt muối trắng để gia tăng hiệu quả trị sâu răng tốt nhất.
4. Lá ổi
Búp lá ổi có thể giúp điều trị sâu răng tận gốc hiệu quả. Đây là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm búp ổi non, sau đó rửa sạch và giãn nhuyễn. Tiếp đó, bạn hãy đắp chúng lên vị trí răng sâu và ngậm trong khoảng 3 phút, sau đó bỏ bã ổi đi và súc lại với nước sạch.

Bạn hãy thực hiện cách này liên tục cho đến khi răng sâu hết khó chịu.
5. Lá bàng
Theo nghiên cứu khoa học, trong lá bàng có nhiều hoạt chất quý như: Flavonoid, tannin, saponin, phytosterol,… giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Khi kết hợp với enzyme có trong nước bọt chúng sẽ hình thành lớp màng bảo vệ răng hiệu quả, ngăn chặn sự tiến triển của vi khuẩn sâu răng.

Nhiều người bị sâu răng sử dụng lá bàng để điều trị
Nhiều người bị sâu răng sử dụng lá bàng để điều trị

Ngoài ra, trong lá bàng còn có nhiều thành phần khác giúp răng nướu chắc khỏe, men răng sáng hơn và loại bỏ được mùi hôi từ trong miệng.

Cách thực hiện: Buổi sáng khi ngủ dậy, bạn hái 3 – 5 lá bàng tươi, rửa sạch và nhai trực tiếp trong miệng. Thực hiện liên tục ngày 2 lần để có kết quả điều trị sâu răng tốt nhất bạn nhé!
6. Tỏi
Tỏi là 1 gia vị không thể thiếu trong tủ bếp, trong tỏi có chứa hoạt chất allicin – Một kháng sinh tự nhiên, có tính kháng viêm, sát trùng cao. Từ đó giúp chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.

Cách thực hiện: Bóc khoảng 3 – 5 nhánh tỏi, sau đó giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vùng răng bị sâu.

Hoặc bạn có thể trộn thêm chút muối trắng vào với tỏi đã giã nát. Sau đó đắp hỗn hợp lên phần răng sâu.

Thực hiện liên tục phương pháp này 2 – 3 lần/ngày cho tới khi răng hết hiện tượng khó chịu.
7. Dầu oliu và đinh hương
Đặc tính của dầu oliu vốn có khả năng giảm viêm mạnh. Đinh hương có tác dụng giảm đau, gây tê và sát khuẩn cao. Chính vì vậy, khi kết hợp sử dụng 2 loại này với nhau sẽ cho ra một cách trị sâu răng tận gốc đem lại hiệu quả tốt.

Cách thực hiện: Trộn dầu oliu với dầu đinh hương với tỷ lệ 1:2, sau đó dùng tăm bông chấm hỗn hợp và bôi vào vị trí răng sâu hoặc răng viêm đau.

Thực hiện liên tục 4 – 5 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất bạn nhé!

8. Trà xanh

Trà xanh từ lâu đã được mọi người biết đến với rất nhiều công dụng như: phòng chống ung thư, là nguyên liệu trong các sản phẩm nước súc miệng, kem đánh răng,…

Lá trà xanh chữa sâu răng tốt, bạn có thể áp dụng tại nhà
Lá trà xanh chữa sâu răng tốt, bạn có thể áp dụng tại nhà

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong lá trà xanh có tới 30% Polyphenol trong đó lượng lớn Catechin còn gọi là EGCG. Catechin là chất chống oxy hóa hoàn toàn tự nhiên, giúp cơ thể ngăn ngừa tổn thương các tế bào, chống viêm, sát khuẩn tốt. Nhờ đặc tính này, mà trà xanh trở thành một vị thuốc quý giúp kiểm soát tình trạng viêm nướu, nhiệt miệng, sâu răng,… hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm hiện tượng sâu răng tăng nặng.

Cách thực hiện: Chọn 3 – 5 lá trà xanh tươi, rửa sạch, đun sôi với khoảng 500ml nước. Sau đó để nguội và súc miệng hàng ngày. Bạn có thể đun nước với một lượng lá nhiều hơn để uống mỗi ngày, giúp giải nhiệt cơ thể, làm sạch miệng và bạn sẽ có một hơi thở thơm tho.
9. Chanh
Chữa sâu răng bằng chanh hiện đang là một trong những cách ngăn chặn sâu răng an toàn hiệu quả. Tuy không chữa khỏi được sâu răng, nhưng chanh có thể giúp sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng lan mạnh.

Cách thực hiện: Bạn vắt nước cốt chanh, sau đó thoa trực tiếp lên vị trí răng bị sâu. Axit tự nhiên có trong nước cốt chanh, sẽ giúp làm dịu cơn đau và ngăn chặn sự lây lan rộng hơn của vi khuẩn. Đồng thời, giúp giảm cơn đau nhức tức thì.

Vì chanh có tính axit mạnh, nên bạn chỉ cần thực hiện ngày 2 lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Trên đây là 9 cách chữa sâu răng tận gốc tại nhà, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời. Do đó, bạn vẫn nên sắp xếp thời gian qua nha khoa để được bác sĩ thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị tốt nhất cho chiếc răng sâu của bạn.

Xem thêm: Răng sâu tự lành được không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Cách điều trị sâu răng chuyên sâu (tại nha khoa)
Bên cạnh một số cách chữa sâu răng tại nhà, thì việc tìm một giải pháp điều trị chuyên sâu sẽ vô cùng cấp thiết. Dưới đây là một số phương pháp được bác sĩ nha khoa áp dụng trong trường hợp sâu răng, bạn có thể tham khảo:
1. Thuốc giảm đau
Khi sâu răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, vì vậy giải pháp được bác sĩ đưa ra khi thăm khám răng không thể thiếu đó chính là thuốc giảm đau.

Thuoc-giam-dau-duoc-lua-chon-khi-rang-bi-sau-gay-dau-nhuc
Thuốc giảm đau được lựa chọn khi răng bị sâu gây đau nhức

Tuy nhiên, thuốc giảm đau trên thị trường có nhiều loại, bạn không nên tự ý tùy tiện sử dụng, có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nha khoa và uống một số loại thuốc giảm đau không kê đơn tạm thời.
2. Sử dụng oxy già
Oxy già hay dung dịch hydro peroxide là một loại nước súc miệng giúp kháng khuẩn hiệu quả. Các bác sĩ nha khoa khuyên bệnh nhân sâu răng nên súc miệng bằng oxy già sẽ mang lại hiệu quả giảm đau, diệt khuẩn và ngăn chặn hiện tượng sâu răng tốt nhất.

Cách áp dụng: Để súc miệng bằng oxy già, bạn cần pha với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, súc miệng trong 30 giây rồi hãy nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch bình thường.

Lưu ý: Không được nuốt oxy già, bạn hãy cẩn thận và không nên áp dụng với trẻ nhỏ.
3. Điều trị với fluor
Nếu bạn hoặc người thân, đang có nguy cơ sâu răng thì điều trị bằng flour chuyên sâu rất cần thiết. Fluor dùng ở phòng nha có nồng độ cao hơn trong kem đánh răng, nước súc miệng.

Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ bôi trực tiếp Fluor vào vị trí răng sâu hoặc sử dụng như nước súc miệng, hay có thể áp khay chứa Fluor vào nhiều vị trí răng sâu cùng lúc. Giữ lại khoảng 3 phút, sau đó bác sĩ sẽ tiếp tục vệ sinh miệng. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dặn bạn không được súc miệng hay ăn uống trong khoảng 30 – 60 phút, để không cho thức ăn hấp thu vào flour, khiến răng sâu có thể tái lại.

4. Trám răng

Chua-sau-rang-tan-goc-bang-phuong-phap-tram
Chữa sâu răng tận gốc bằng phương pháp trám

Trám răng sâu là một phương pháp rất quen thuộc và phổ biến khi bạn tới nha khoa trong tình trạng sâu răng. Trám răng thường được chỉ định ở mức độ sâu răng nhẹ với mục đích là bịt kín lỗ sâu, không cho vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập, tiếp tục gây hủy hoại tủy răng.

Cách thực hiện: Đầu tiên bác sĩ sẽ vệ sinh và làm sạch vùng răng sâu. Tiếp theo, sử dụng dung dịch axit loãng để làm nhám bề mặt răng sâu cần trám và thổi khô.

Khi bề mặt đã khô, bác sĩ sẽ bơm keo và chất liệu trám như: Composite, amalgam,… (tùy lựa chọn của khách hàng) lấp đầy vị trí sâu. Cuối cùng bác sĩ sử dụng đèn laser để chiếu cho khô.
5. Điều trị tủy
Trường hợp nặng hơn, răng sâu vào tủy sẽ gây đau nhức, buốt cho người bệnh. Lúc này tủy đã bị viêm, lỗ sâu to hơn và thức ăn có thể bị nhồi nhét liên tục vào vị trí sâu gây áp xe,mưng mủ, viêm nướu lợi,… 

Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị tủy răng sâu nếu phù hợp.

Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, làm sạch khoang miệng và vị trí răng cần điều trị. Sau đó sẽ tiến hành tiêm tê, mở tủy. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ làm sạch và tạo dạng ống tủy với những dụng cụ, tram xoay,… để trám bít ống tủy lại bằng vật liệu composite. 
6. Bọc răng sứ
Bên cạnh phương pháp trám răng sâu, thì bọc sứ cũng được xem là cách trị sâu răng tận gốc hiệu quả. Bọc chụp sứ sẽ giúp cho vi khuẩn không xâm nhập trở lại và duy trì độ bền, khả năng ăn nhai như bình thường của chiếc răng đó.

Boc-chup-rang-su-khi-dieu-tri-rang-sau-la-chi-dinh-tu-bac-si
Bọc chụp răng sứ khi điều trị răng sâu là chỉ định từ bác sĩ

Cách thực hiện: Để bọc chụp sứ, đầu tiên bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu, loại bỏ các mô răng bị tổn thương bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, sẽ mài cùi và lấy dấu răng.

Tiếp theo mẫu dấu hàm sẽ được gửi sang phòng labo để thiết kế và chế tạo răng sứ phù hợp. Sau khoảng 2 – 3 ngày tùy cơ sở nha khoa, bác sĩ sẽ hẹn khách tới để thử răng. Nếu răng sứ đó đã chuẩn, khớp cắn ổn thì bác sĩ sẽ cố định chiếc răng đó ở vị trí răng sâu và kết thúc quy trình.
7. Nhổ răng sâu
Chỉ định nhổ răng sâu là phương án cuối cùng trong trường hợp răng không thể bảo tồn. Khi sâu răng dẫn tới viêm tủy răng, viêm chân răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Cách thực hiện: Sau khi sát khuẩn làm sạch khoang miệng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí răng sâu cần nhổ, để giảm bớt cảm giác đau đớn khi nhổ răng. Sau đó, bằng dụng cụ và máy nhổ răng sẽ giúp bác sĩ loại bỏ chiếc răng sâu ra khỏi cung hàm an toàn. Lấy đi toàn bộ chân răng sâu.

Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt huyết tương cầm máu và cho bệnh nhân cắn gạc.

Nho-rang-sau-la-cach-cuoi-cung-duoc-chi-dinh-khi-rang-khong-the-bao-ton
Nhổ răng sâu là cách cuối cùng được chỉ định khi răng không thể bảo tồn

Tuy nhiên, với cách điều trị sâu răng này, sau khi nhổ răng rồi bác sĩ sẽ đưa ra phương án nên làm răng thay thế bằng các phương pháp như: Cầu răng, trồng Implant, răng giả tháo lắp,… để không gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và sức khỏe răng lợi.

Hiện tại, trồng răng Implant là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, giúp khôi phục răng mất và chức năng ăn nhai như răng thật, được nhiều người lựa chọn. Đây là phương pháp có độ bền cao, thậm chí nếu chăm sóc răng miệng tốt có thể giúp kéo dài tuổi thọ răng này lên tới trọn đời.

Trên đây là tổng hợp cách phương pháp chữa sâu răng tận gốc, bạn có thể tham khảo và lựa chọn áp dụng. Khi bị sâu răng, cách tốt nhất bạn nên qua nha khoa thăm khám để có những chỉ định an toàn, phù hợp, tiết kiệm chi phí nhất cho bạn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bạn hãy tìm một nha khoa có uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất hiện đại nhé.

Tham khảo: Sâu răng có lây không? Cách ngăn chặn sâu răng lây lan

Đánh giá

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị trong Bệnh lý nha khoaViêm nha chu

Trồng răng implant tức thì

Kiến thức nha khoa

miễn phí tư vấn cùng chuyên gia

    ĐĂNG KÝ MESSENGER
    Địa chỉ
    0989377255

    Gọi điện

    Chat Zalo

    Chat Zalo